Giải thích những kết quả bất thường của xét nghiệm Pap

(4.13) - 98 đánh giá

Xét nghiệm Pap là gì?

Xét nghiệm Pap, còn gọi là sàng lọc tế bào cổ tử cung, là xét nghiệm giúp kiểm tra những thay đổi bất thường trong các tế bào của cổ tử cung nhằm điều trị sớm để tế bào bất thường không trở thành ung thư.

Giải thích những kết quả bất thường của xét nghiệm Pap

Xét nghiệm Pap

Nguyên nhân gây ra kết quả xét nghiệm Pap bất thường?

Nguyên nhân chính của kết quả xét nghiệm Pap bất thường là nhiễm virút u nhú ở người (HPV). Có nhiều loại HPV. Một số loại có liên quan đến ung thư cổ tử cung, âm hộ và âm đạo. Loại khác có liên quan đến mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà.

Sự khác biệt giữa các từ loạn sản, ung thư cổ tử cung trong biểu mô (CIN) và tổn thương trong biểu mô vảy là gì (SIL)?

Tất cả những thuật ngữ này được sử dụng để mô tả những thay đổi tiền ung thư ở cổ tử cung xảy ra do nhiễm HPV, nhưng chúng được sử dụng trong các tình huống khác nhau.

Chứng loạn sản ung thư cổ tử cung trong biểu mô (CIN) mô tả những thay đổi thực tế xảy ra ở cổ tử cung. Loạn sản và ung thư cổ tử cung trong biểu mô (CIN) được phân loại thành loạn sản nhẹ, trung bình hoặc nặng. Loạn sản nhẹ (CIN 1) thường tự hết. Loạn sản nhẹ cấp độ 2 (CIN 2) và loạn sản nặng (CIN 3) có những thay đổi nghiêm trọng hơn.

“Tổn thương biểu mô vảy” là một thuật ngữ được sử dụng trong hệ thống Bethesda cho sự phát triển bất thường của các tế bào trên bề mặt cổ tử cung. “Vảy” đề cập đến các loại tế bào bao bọc cổ tử cung.

Hệ thống Bethesda là gì?

Hệ thống Bethesda là một danh sách các thuật ngữ được sử dụng bởi các phòng thí nghiệm để mô tả kết quả xét nghiệm Pap. Với hệ thống Bethesda, xét nghiệm Pap của bạn có thể xếp vào một trong các nhóm sau:

  • Bình thường (negative)- Không có dấu hiệu của bệnh ung thư hay tiền ung thư.
  • Các tế bào vảy không điển hình có ý nghĩa không xác định (ASC-US)- Bắt đầu có những thay đổi trong các tế bào cổ tử cung. Những thay đổi này gần như luôn là dấu hiệu của nhiễm HPV, nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiền ung thư. ASC-US là dạng phổ biến nhất của kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
  • Tổn thương trong biểu mô vảy (SIL)- Là những thay đổi bất thường trong các tế bào và có thể là một dấu hiệu của tiền ung thư. SIL có thể ở cấp thấp (LSIL) hoặc cấp cao (HSIL).

LSIL là loạn sản nhẹ hoặc trung bình (CIN 1 và CIN 2). Nó hầu như luôn luôn chỉ ra sự hiện diện của HPV nhưng nó cũng có thể chỉ ra những thay đổi tiền ung thư nhẹ. LSIL rất phổ biến và thường tự khỏi mà không cần điều trị.

HSIL là loạn sản nặng hoặc CIN 3 hoặc ung thư biểu mô tại chỗ (CIS). Kết quả này rất có thể tiến triển thành ung thư.

  • Các tế bào vảy không điển hình, không thể loại trừ HSIL (ASC-H)- Trường hợp có những thay đổi trong các tế bào cổ tử cung. Những thay đổi này không rõ ràng là HSIL nhưng cũng có thể là HSIL. Cần phải thực hiện thêm những xét nghiệm khác.
  • Thay đổi các tế bào tuyến không điển hình (AGC)- trường hợp có những thay đổi tế bào có thể liên quan đến tiền ung thư của phần trên của cổ tử cung hay tử cung.
  • Tế bào ung thư- tế bào bất thường có thể lây lan sâu vào cổ tử cung hoặc các mô khác.

Khi nào thì cần thiết kiểm tra chi tiết hơn sau khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường?

Nếu bạn được báo kết quả xét nghiệm Pap bất thường, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm các xét nghiệm khác, tùy thuộc vào tuổi và mức độ loạn sản tế bào cổ tử cung của bạn (xem bảng dưới đây). Đôi khi, có thể phải làm thêm hơn một xét nghiệm. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về mỗi xét nghiệm và cùng bạn quyết định xem cái nào là tốt nhất cho bạn.

Sử dụng bảng này, đầu tiên tìm kết quả của bạn ở cột bên trái của bảng. Sau đó, tìm độ tuổi hoặc tình trạng sinh sản tương ứng của bạn ở dòng đầu bảng.

Bảng theo dõi kiểm tra cho kết quả bất thường của xét nghiệm Pap

Chữ viết tắt: ASC-US: các tế bào vảy không điển hình có ý nghĩa không xác định; LSIL: loạn sản nhẹ hoặc trung bình; HSIL: loạn sản nặng; ASC-H: các tế bào vảy không điển hình, không thể loại trừ HSIL; AGC: các tế bào tuyến không điển hình; HPV: virus gây u nhú ở người; Phương pháp đốt điện cắt bỏ vòng lặp.

Soi cổ tử cung là gì?

Soi cổ tử cung cho phép bác sĩ nhìn vào cổ tử cung một cách chi tiết hơn thông qua một thiết bị phóng đại. Nó có thể phát hiện các vấn đề của cổ tử cung mà không thể nhìn thấy được bằng mắt.

Xem thêm bài viết Soi cổ tử cung của Nguyễn Thị Thanh Phương

Lấy mẫu tuyến cổ tử cung là gì?

Trong thử nghiệm này, một bàn chải nhỏ hoặc các công cụ khác được sử dụng để lấy mẫu mô từ kênh cổ tử cung.

Lấy mẫu nội mạc tử cung là gì?

Trong thử nghiệm này, người ta sẽ lấy một mẫu nội mạc tử cung (lớp lót tử cung) để kiểm tra. Một số phụ nữ có kết quả AGC (tế bào tuyến không điển hình) cần phải tiến hành xét nghiệm này để kiểm tra theo dõi.

Các kỹ thuật nào được sử dụng để điều trị CIN?

Một số kỹ thuật được sử dụng để điều trị CIN. Phương pháp điều trị tùy phụ thuộc vào tuổi của bạn và loại kết quả xét nghiệm Pap:

  • Cắt bỏ bằng vòng đốt điện (LEEP) – Một vòng dây mỏng mang một dòng điện được sử dụng để loại bỏ mô bất thường của cổ tử cung. Phương pháp này thường được thực hiện trong phòng mạch bác sĩ với gây tê tại chỗ. Mô loại bỏ được gửi đến một phòng thí nghiệm để kiểm tra.
  • Sinh thiết nón – Một khối hình nón cổ tử cung được lấy ra để kiểm tra. Bước này có thể được thực hiện trong phòng phẫu thuật với gây mê toàn thân hoặc tại một trung tâm phẫu thuật với các loại gây mê khác. Bạn sẽ có thể về nhà trong ngày.
  • Đóng băng – Cũng được gọi là phương pháp áp lạnh. Kỹ thuật này nhằm đóng băng mô bất thường, khiến sau này mô đó rụng mất đi.
  • Điều trị laser – trong điều trị laser, dùng ánh sáng phá hủy mô bất thường.

Bạn cũng cần phải theo dõi kiểm tra sau điều trị. Trong quá trình theo dõi đó, bác sĩ có thể cho bạn kiểm tra xét nghiệm Pap lặp lại mỗi 6 tháng đến 12 tháng hoặc kiểm tra HPV. Bạn cũng nên xét nghiệm Pap thường xuyên sau đó.

Xem thêm bài viết Ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa của BS. Phạm Thanh Hoàng

Giải thích thuật ngữ

Sinh thiết: Loại bỏ một mẫu mô nhỏ sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm.

Tân sinh biểu mô cổ tử cung (CIN): Một thuật ngữ khác cho chứng loạn sản; đây là tình trạng không phải ung thư mà xảy ra khi các tế bào bình thường trên bề mặt cổ tử cung được thay thế bởi một lớp tế bào bất thường. CIN được xếp loại như loại 1 (loạn sản nhẹ), 2 (loạn sản trung bình) hoặc 3 (loạn sản nặng hoặc ung thư biểu mô tại chỗ).

Cổ tử cung: Phần mở của tử cung ở phía trên của âm đạo.

Soi cổ tử cung: Quan sát cổ tử cung, âm hộ hoặc âm đạo với độ phóng đại bằng cách sử dụng một dụng cụ gọi là soi cổ tử cung.

Loạn sản: Một tình trạng không phải ung thư, xảy ra khi tế bào bình thường được thay thế bằng một lớp tế bào bất thường.

Gây mê toàn thân: Việc sử dụng các loại thuốc để tạo một trạng thái như đang ngủ để ngăn chặn cơn đau trong khi phẫu thuật.

Human Papillomavirus (HPV): Tên cho một nhóm vi rút gây nên những thay đổi cổ tử cung và ung thư cổ tử cung.

Gây mê cục bộ: Việc sử dụng các loại thuốc ngăn chặn cơn đau ở một phần của cơ thể.

Cắt bỏ bằng vòng đốt điện (LEEP): Việc loại bỏ các mô bất thường (cổ tử cung, âm đạo hay âm hộ) sử dụng một vòng dây mỏng và năng lượng điện.

Pap Test: Một xét nghiệm trong đó các tế bào được lấy từ cổ tử cung và âm đạo, sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi.

Tổn thương biểu mô vảy (SIL): Thuật ngữ được sử dụng trong kết quả xét nghiệm Pap trong trường hợp các tế bào trên bề mặt của cổ tử cung phát triển bất thường.

Âm hộ: Khu vực bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ.

Tài liệu tham khảo

http://www.hancockwomenscenter.com/Hancock_Womens_Center/GYN_Care_files/Abnormal%20Pap%20Test%20Results.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Thị Thu Trang - BS. Nguyễn Thị Ngọc Nhân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên nhân sẩy thai

(90)
Có nhiều nguyên nhân gây sẩy thai, tuy nhiên các nguyên nhân thường không xác định được. Khoảng ¾ trường hợp sẩy thai xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, ... [xem thêm]

Các nguyên nhân thai lưu

(50)
Một tỷ lệ lớn thai lưu xảy ra ở những thai nhi khỏe mạnh và nguyên nhân thường không giải thích được. Các nguyên nhân thai lưu Chức năng nhau thai ... [xem thêm]

Các dấu hiệu của chuyển dạ

(52)
Các dấu hiệu của chuyển dạ Cơn co tử cung đều đặn trong 2 giờ qua luôn luôn là dấu hiệu chuyển dạ có tiến triển. Có thể vỡ ối cả trước khi có cơn ... [xem thêm]

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng

(99)
Triệt sản là gì? Triệt sản là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Đây là dạng tránh thai phổ biến nhất trên thế giới. Thủ thuật triệt sản dành cho nữ ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về Canxi trong thai kỳ

(14)
Canxi không chỉ là thành phần tạo xương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cho mô cơ khỏe mạnh và đảm bảo chức năng của hệ thần kinh. Bổ ... [xem thêm]

Điều trị progesterone để ngừa sinh non

(32)
Sinh non là sinh trước tuần 37 của thai kỳ, trẻ sinh non cần nằm viện lâu hơn và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn những trẻ sinh đủ tháng (trẻ được sinh ... [xem thêm]

Nhiễm COVID-19 và thai kỳ

(21)
Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai Hiện chưa có bằng ... [xem thêm]

Các kiến thức cơ bản về Ung thư buồng trứng dành cho cộng đồng

(92)
Ung thư là gì? Các tế bào bình thường trong cơ thể phát triển, phân chia và được thay thế định kỳ. Đôi khi, các tế bào phân chia bất thường và phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN