Nhiễm COVID-19 và thai kỳ

(4.25) - 21 đánh giá

Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh

  • Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai
  • Hiện chưa có bằng chứng để nói rằng coronavirus gây ảnh hưởng bất lợi lên thai
  • Rửa tay đúng cách vẫn là cách phòng ngừa lây nhiễm tốt nhất
  • Bạn vẫn có thể làm “da kề da” với bé và cho bé bú sau sanh

Ảnh hưởng của COVID-19 lên thai kỳ

Thai phụ không dễ bị các biến chứng do COVID-19 hơn người bình thường. Triệu chứng trầm trọng như viêm phổi thường xuất hiện ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính hay hệ miễn dịch không còn khỏe. Cho tới nay, chưa có báo cáo nào về tử vong ở thai phụ do coronavirus. Bạn đang có thai, bạn dễ bị nhiễm hơn những phụ nữ không mang thai. Nếu bạn có bệnh lý nền như tim mạch, bệnh lý phổi như suyễn, bạn có thể dễ bị biến chứng khi nhiễm coronavirus

Nếu bạn bị nhiễm, coronavirus có ảnh hưởng lên em bé không?

Đây là loại virus rất mới và cả thế giới đều đang nghiên cứu về nó. Không có bằng chứng để nói rằng nhiễm coronavirus làm tăng sẩy thai. Không có bằng chứng cho việc virus có thể truyền qua thai nhi trong bụng mẹ. Do vậy, có thể virus không gây bất thường cho thai
Một vài trường hợp sinh non ở thai phụ có bị nhiễm coronavirus được ghi nhận ở Trung Quốc nhưng nguyên nhân gì thì chưa rõ

Tôi phải làm thế nào để giảm khả năng tiếp xúc Coronavirus?

  • Điều quan trọng nhất là RỬA TAY thường xuyên và đúng cách ngay khi bạn từ nơi công cộng về nhà hay nơi làm việc.
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc tay áo (không phải bàn tay) khi ho hoặc hắt hơi. Bỏ khăn giấy và rửa tay ngay sau đó
  • Tránh tiếp xúc với những người không khỏe
  • KHÔNG chạm lên mắt, mũi, miệng nếu tay bạn không sạch

Bạn đang trong diện cách ly, bạn phải theo dõi thai kì như thế nào? Nếu như có chuyển dạ bạn phải làm sao?

Bạn cứ liên lạc với trung tâm quản lý cách ly của bạn, họ sẽ có đủ phương tiện và nhân sự theo dõi thai kỳ và theo dõi chuyển dạ sanh cho bạn ở bệnh viện được chỉ định

Nếu bạn đã nhiễm hay nghi ngờ nhiễm Coronavirus, bạn có được gần con hay “Da kế da” sau sinh không?

Bạn có thể ở gần con hay làm “da kề da” sau sanh, đó là quyết định của bạn, nếu như bé sanh ra không cần phải chăm sóc tích cực.

Việc tách rời mẹ-con sau sanh có những bất lợi trong việc cho bú và tình cảm mẹ con

Bạn cần thảo luận với gia đình và BS sơ sinh về việc này

Các hướng dẫn sẽ thay đổi khi có nhiều bằng chứng hơn

Tôi có thể cho con bú được không?

Được, hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy virus có trong sữa mẹ. Lợi ích của việc bú mẹ là rất lớn. Nhưng, nguy cơ khi cho trẻ bú mẹ là do tiếp xúc gần với mẹ và có thể trẻ bị nhiễm do những giọt bắn từ mẹ vào trong không khí
Bạn cần thảo luận với gia đình và BS về việc này
Các hướng dẫn sẽ thay đổi khi có nhiều bằng chứng hơn

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/BSPhamThanhHoang/posts/2759079730805770

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi mang thai ( đặc biệt dành cho thanh thiếu niên)

(18)
Chăm sóc tiền sản là gì? Chăm sóc tiền sản là chăm sóc sức khỏe trong khi bạn đang mang thai. Điều này bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục và tư vấn. Bạn càng ... [xem thêm]

Bài 32 – Em bé nhỏ và em bé to

(69)
Một em bé chào đời đủ ngày đủ tháng, cân nặng đạt chuẩn có lẽ là mong ước hàng đầu của mọi bà mẹ. Và…cuộc sống chưa bao giờ suôn sẻ cho tất ... [xem thêm]

Bài 20 – Câu chuyện của cái sẹo mổ lấy thai

(48)
Một ngày, tôi chỉ cho con cái sẹo trên bụng, cái sẹo mổ cách đây mấy năm. Và câu chuyện bắt đầu… Ngày không xưa lắm, con nằm trong bụng mẹ. Một hôm, ... [xem thêm]

Có phải tất cả phụ nữ mang thai đều cần bổ sung sắt?

(29)
Bổ sung sắt đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Ở những phụ nữ có mức hồng cầu bình thường, bổ sung sắt là một biện pháp ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ và những lưu ý trước khi mang thai

(64)
Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin – một chất máu gọi là hormone giúp ... [xem thêm]

Bài 50 – Các xét nghiệm cần thực hiện trong thai kỳ

(93)
Xét nghiệm là một phần quan trọng của việc theo dõi thai kỳ. Mình ngại nhất là gặp các bà mẹ ở hai thái cực trái ngược: Một là, “xét nghiệm hết cho ... [xem thêm]

Gây tê tủy sống

(42)
Gây tê tủy sống là gì? Gây tê tủy sống còn được gọi là gây tê dưới nhện là một hình thức gây tê tại chỗ hay tê vùng , bằng việc tiêm thuốc gây tê ... [xem thêm]

Bài 39 – Những điều cần biết về sốt xuất huyết khi có thai

(62)
Năm nào cũng thấy báo động dịch sốt xuất huyết, và với nhân viên y tế đó thật sự là nỗi ám ảnh. Bởi vì trước một bệnh nhân sốt xuất huyết, không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN