Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng

(3.78) - 99 đánh giá

Triệt sản là gì?

Triệt sản là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Đây là dạng tránh thai phổ biến nhất trên thế giới.

Thủ thuật triệt sản dành cho nữ giới là gì?

Thắt ống dẫn trứng là phương pháp triệt sản dành cho nữ giới. Ở ống dẫn trứng triệt sản, ống dẫn trứng sẽ được cắt và thắt lại bằng những sợi dây đặc biệt. Miệng cắt sẽ được đóng kín bằng chỉ phẫu thuật, hoặc bằng kẹp, hoặc bằng cách đốt điện trên miệng cắt ống dẫn trứng, hoặc gây tắt ống dẫn trứng bằng cách đưa vào lòng ống dẫn trứng một dụng cụ cấy ghép mô nhỏ (implants) làm hình thành mô sẹo ở trong lòng ống dẫn trứng. Việc thắt ống dẫn trứng nhằm mục đích là để ngăn trứng gặp tinh trùng.

Triệt sản bằng thắt ống dẫn trứng được thực hiện như thế nào?

Triệt sản bằng thắt ống dẫn trứng có thể thực hiện theo một trong ba cách sau: (1) phẫu thuật qua ổ bụng ít xâm lấn (minilaparotomy), (2) phẫu thuật nội soi ổ bụng (laparoscopy), hoặc (3) phẫu thuật nội soi buồng tử cung (hysteroscopy).

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng có hiệu quả trong việc phòng tránh thai như thế nào?

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng có hiệu quả rất cao trong phòng tránh thai. Tùy theo cách thức thắt ống dẫn trứng, mà tỉ lệ mang thai trong vòng 10 năm sau khi thực hiện phẫu thuật này dao động từ 18/1000 đến 37/1000.

Xem thêm bài triệt sản cho nữ giới và nam giới

Triệt sản bằng thắt ống dẫn trứng có giúp phòng tránh những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không?

Triệt sản bằng thắt ống dẫn trứng không giúp phòng tránh những bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, kể cả HIV (xem chương “ Phòng ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục”). Do đó, phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm những bệnh này khi quan hệ tình dục thì nên sử dụng bao cao su dành cho nam hoặc bao cao su dành cho nữ để bảo vệ khỏi sự lây nhiễm bệnh này.

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng được thực hiện như thế nào?

Trong phẫu thuật nội soi, một dụng cụ được gọi là ống nội soi sẽ được đưa vào bụng qua lỗ nhỏ được mở trên bụng, ngay rốn hoặc gần rốn.. Một lỗ nhỏ khác cũng sẽ được mở gần đó để đưa dụng cụ thắt ống dẫn trứng vào. Ống dẫn trứng sẽ được cắt và thắt lại bằng chỉ phẫu thuật hoặc bằng kẹp. Miệng cắt sẽ được đóng kín bằng chỉ phẫu thuật đặc biệt, hoặc bằng cách đốt điện. Sau khi thực hiện xong, các dụng cụ này được rút ra. Các lỗ nhỏ sẽ được đóng lại bằng cách khâu lại hoặc sử dụng băng dính đặc biệt.

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng có những nguy cơ nào?

Triệt sản qua nội soi ổ bụng có nguy cơ xảy ra biến chứng thấp. Biến chứng hay gặp nhất liên quan đến việc gây mê toàn thân. Bên cạnh đó, có thể gặp tổn thương ruột, bàng quang, mạch máu lớn xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Nếu đốt điện được dùng để đóng kín miệng cắt ống dẫn trứng thì sẽ có nguy cơ gây bỏng da hoặc ruột. Những nguy cơ khác bao gồm chảy máu ở vùng rạch da trên bụng, và nhiễm trùng.

Mang thai sau phẫu thuật triệt sản rất hiếm gặp. Nếu mang thai xảy ra, thì nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn so với những phụ nữ mang thai khác mà không phẫu thuật triệt sản.

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng có những lợi ích nào?

Triệt sản bằng phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật qua ổ bụng ít xâm lấn. Thời gian hồi phục nhanh hơn, và ít xảy ra biến chứng hơn.Thường được thực hiện như là một thủ thuật ngoại trú, nghĩa là bạn có thể xuất viện về nhà trong cùng một ngày. Phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật nội soi tử cung. Không như triệt sản qua nội soi buồng tử cung, triệt sản qua nội soi ổ bụng có hiệu quả ngay tức thì sau phẫu thuật.

Tôi cần biết những gì sau phẫu thuật triệt sản qua nội soi ổ bụng?

Sau phẫu thuật, bạn sẽ được theo dõi trong một thời gian ngắn để bảo đảm không có gì bất thường xảy ra. Hầu hết phụ nữ có thể về nhà sau phẫu thuật 2 đến 4 tiếng. Bạn cần có người nhà đi cùng. Trong vài ngày đầu, bạn có thể có cảm giác không dễ chịu, hoặc có những triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đau vai
  • Cảm giác co thắt hoặc đau tức vùng vụng
  • Cảm giác nặng bụng, đầy hơi
  • Đau họng (do đặt ống thở khi gây mê toàn thân)

Hầu hết phụ nữ có thể trở lại sinh hoạt bình thường trong vòng 1 tuần sau phẫu thuật.

Tôi nên cân nhắc điều gì khi lựa chọn phương pháp triệt sản?

Khi lựa chọn một phương pháp triệt sản, thì nên cân nhắc xem xét các yếu tố sau:

  • Sự lựa chọn cá nhân
  • Yếu tố thể chất, ví dụ như cân nặng
  • Tiền sử bệnh lý

Đôi khi tiền sử phẫu thuật trước đó, tình trạng béo phì, hoặc những bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến loại phương pháp triệt sản được sử dụng.

Xem thêm bài Triệt sản qua soi tử cung

Khi nào thì nên tránh triệt sản?

Bạn nên tránh đưa ra sự lựa chọn phương pháp triệt sản khi bạn đang trong giai đoạn stress (như ly hôn, hoặc vừa mới sẩy thai trước đó). Bạn cũng không nên lựa chọn phương pháp triệt sản do áp lực từ phía bạn tình, chồng, hay người khác. Nghiên cứu cho thấy số phụ nữ dưới 30 tuổi hối hận sau khi đã triệt sản cao hơn so với số phụ nữ trên 30 tuổi.

Sẽ như thế nào nếu tôi muốn mang thai sau khi đã triệt sản bằng phẫu thuật nội soi qua ổ bụng?

Phẫu thuật triệt sản thắt ống dẫn trứng là một phương pháp tránh thai vĩnh viễn. Vì vậy, sau khi phẫu thuật triệt sản bằng nội soi qua ổ bụng, nếu bạn muốn mang thai trở lại, thì những nỗ lực để phục hồi lại nó thường không mang lại kết quả. Nhiều phụ nữ không thể mang thai trở lại. Nếu có thai, thì những nguy cơ thai kỳ, ví dụ như thai ngoài tử cung, sẽ tăng cao.

Giải thích thuật ngữ

Thai ngoài tử cung: là tình trạng trứng được thụ tinh làm tổ và phát triển ở vị trí không phải là bên trong tử cung, thường gặp là ở ống dẫn trứng.

Ống dẫn trứng: là ống mà trứng đi từ buồng trứng đến tử cung.

Gây mê toàn thân: là sử dụng thuốc gây mê khiến cơ thể chìm vào trạng thái giống như ngủ, không có cảm giác đau trong suốt quá trình phẫu thuật.

Virus suy giảm miễn dịch người (human immunodeficiency virus: HIV): là virus tấn công một số tế bào nhất định của hệ thống miễn dịch cơ thể, gây nên hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS).

Triệt sản qua nội soi buồng tử cung: là loại phẫu thuật trong đó vị trí miệng ống dẫn trứng mở vào tử cung sẽ được bít lại bằng cách cấy một dụng cụ nhỏ và dụng cụ này gây mô tạo sẹo tại chỗ, đồng thời sẽ gây bít ống dẫn trứng, từ đó, ngăn không cho tinh trùng đi qua để đến thụ tinh với trứng.

Nội soi buồng tử cung: là phẫu thuật trong đó một dụng cụ được gọi là ống nội soi buồng tử cung được đưa vào qua đường âm đạo, cổ tử cung để đến buồng tử cung, mục đích là để quan sát bên trong lòng tử cung, hoặc để thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật nội soi qua ổ bụng: là loại phẫu thuật trong đó một dụng cụ mảnh, phát ánh sáng, được gọi là ống nội soi ổ bụng được đưa vào vùng chậu qua đường rạch nhỏ ở trên bụng. Ống nội soi ổ bụng dùng để quan sát các cơ quan trong vùng chậu. Những dụng cụ khác được sử dụng để thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật qua ổ bụng ít xâm lấn: một đường rạch da nhỏ trên vùng bụng được thực hiện để tiến hành phẫu thuật triệt sản đóng ống dẫn trứng.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs: sexually transmitted diseases) là những bệnh lây lan qua tiếp xúc tình dục, bao gồm: bệnh nhiễm chlamydia, lậu, mụn cóc sinh dục, giang mai, herpes, nhiễm HIV.

Triệt sản ở ống dẫn trứng: là phương pháp triệt sản dành nữ giới bằng cách cột, thắt, kẹp, đốt điện hoặc gây tắt ống dẫn trứng bằng mô sẹo sau khi đặt dụng cụ cấy ghép nhỏ vào ống dẫn trứng.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/Patients/FAQs/Sterilization-by-Laparoscopy

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Thanh Nhã Uyên - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lạc nội mạc tử cung

(99)
Lạc nội mạc tử cung là gì? Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý trong đó nội mạc tử cung (là lớp màng lót bên trong tử cung) lạc chỗ đến một vị trí khác ... [xem thêm]

Liên cầu khuẩn nhóm B và mang thai

(66)
Liên cầu khuẩn nhóm B là gì? Liên cầu khuẩn nhóm B là một trong nhiều loại vi khuẩn sinh sống trong cơ thể và thường không gây bệnh nghiêm trọng. Vi khuẩn ... [xem thêm]

Xét nghiệm thường quy trong thai kì

(18)
Tại sao cần phải làm xét nghiệm khi đang mang thai? Những xét nghiệm được làm cho tất cả phụ nữ mang thai như là một phần của kế hoạch chăm sóc trước ... [xem thêm]

Thống kinh (đau bụng kinh)

(89)
Thế nào là thống kinh? Thống kinh (còn gọi là đau bụng kinh) là khi cơn đau xuất hiện cùng với chu kỳ kinh nguyệt. Thống kinh có phổ biến không? Thống kinh ... [xem thêm]

Bài 12 – Khi bạn quyết định có thai

(36)
Chào mừng bạn đến với phần mở đầu của một hành trình làm cuộc đời bạn thay đổi hoàn toàn – đó là lúc bạn quyết định sẽ có con. Mang thai – sinh ... [xem thêm]

Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ?

(83)
Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, bạn sẽ bị chảy máu và xuất tiết âm đạo. Điều này được gọi là chảy máu từ tử cung sau sinh. Đó là cách mà cơ thể ... [xem thêm]

Điều trị ngoại khoa tiểu không kiểm soát khi gắng sức

(27)
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì? Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (Stress urinary incontinence (SUI)) là một tình trạng tiểu không kiểm soát. Khi bị SUI, ... [xem thêm]

Kì kinh nguyệt và những điều nên biết

(62)
Dậy thì là gì? Dậy thì là thời điểm cơ thể bạn bắt đầu có sự thay đổi để trở thành cơ thể của người trưởng thành. Sự bắt đầu của chu kỳ kinh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN