Nguyên nhân sẩy thai

(3.61) - 90 đánh giá

Có nhiều nguyên nhân gây sẩy thai, tuy nhiên các nguyên nhân thường không xác định được. Khoảng ¾ trường hợp sẩy thai xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nguyên nhân thường do thai có vấn đề. Nếu sẩy thai trong 3 tháng giữa của thai kỳ (tuần 14 đến tuần 26) có thể do tình trạng sức khoẻ của sản phụ. Sẩy thai muộn có thể do nhiễm khuẩn xung quanh bào thai dẫn đến ối vỡ sớm trước khi đau bụng hay ra máu âm đạo. Trong một số ít trường hợp, sẩy thai do cổ tử cung mở quá sớm.

Sẩy thai 3 tháng đầu

Đa số sẩy thai 3 tháng đầu là do bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.

Vấn đề nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể là những khối ADN, chứa thông tin di truyền quy định hầu hết các vấn đề của cơ thể, từ sự phát triển các tế bào trong cơ thể cho đến màu mắt của trẻ sau này là gì.

Đôi khi, có một số sai lệch ở thời điểm thụ tinh dẫn đến thai nhi nhận thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Thường sẽ không có nguyên rõ ràng, nhưng gần như thai nhi sẽ phát triển không bình thường, có thể dẫn đến sẩy thai.

Ước tính có đến 2/3 trường hợp sẩy thai sớm liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Thông thường sẽ không liên quan đến những lần mang thai sau và cũng không đồng nghĩa là nhiễm sắc thể của bố hoặc mẹ có bất thường.

Vấn đề nhau thai

Nhau thai là cơ quan kết nối cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết từ máu mẹ sang thai nhi. Nếu có bất thường nhau thai, có thể dẫn đến sẩy thai.

Những điều làm tăng nguy cơ sẩy thai

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai mặc dù sẩy thai sớm xảy ra tự nhiên

  • Tuổi mẹ:
    • Dưới 30 tuổi, tỷ lệ sẩy thai là 1/10 sản phụ
    • 35-39 tuổi, tỷ lệ sẩy thai là 2/10 sản phụ
    • Trên 45 tuổi, tỷ lệ sẩy thai là hơn ½ trường hợp
  • Các yếu tố nguy cơ khác như:

+ Béo phì

+ Hút thuốc lá trong quá trình mang thai

+ Lạm dụng thuốc trong quá trình mang thai

+ Uống cafein hơn 200mg/ngày. Một cốc trà chứa khoảng 75mg cafein và một cốc cafe chứa khoảng 100mg cafein; cafein còn có trong đồ uống có ga, đồ uống giàu năng lượng và thỏi socola

+ Uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn mỗi tuần – một đơn vị là nữa Panh (đơn vị đo lường ở Anh bằng 0, 58 lít; ở Mỹ bằng 0, 473 lít) rượu đắng hay bia lager hoặc một ly rượu mạnh 25ml và một ly rượu nhỏ 125ml là 1,5 đơn vị

Sẩy thai 3 tháng giữa

Các bệnh lý mạn tính

Các bệnh lý mạn tính làm tăng nguy cơ sẩy thai trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Gồm có:

  • Đái tháo đường
  • Tăng huyết áp nặng
  • Lupus
  • Bệnh thận
  • Cường giáp
  • Suy giáp

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn sau đây làm tăng nguy cơ sẩy thai:

  • Rubella
  • Cytomegalovirus ( CMV)
  • Viêm âm đạo
  • HIV
  • Chlamydia
  • Lậu cầu
  • Giang mai
  • Sốt rét

Nhiễm độc thức ăn

Nhiễm độc thức ăn do ăn thức ăn bẩn làm tăng nguy cơ sẩy thai gồm:

  • Listeriosis – chủ yếu trong sản phẩm bơ sữa sản xuất chưa được diệt khuẩn như phomat xanh
  • Toxoplasmosis – từ thức ăn sống hay thịt nhiễm khuẩn chưa nấu chín
  • Salmonella- chủ yếu do thức ăn sống hay trứng nấu chưa chín

Thuốc

Thuốc là tăng nguy cơ sẩy thai gồm:

  • Misoprostol – sử dụng trong viêm khớp dạng thấp
  • Retinoids – sử dụng trong chàm bội nhiễm và mụn trứng cá
  • Methotrexate- sử dụng trong viêm khớp dạng thấp
  • Kháng viêm non steroid (NSAID) như ibuprofen; sử dụng khi đau và nhiễm trùng

Những loại thuốc an toàn trong khi mang thai luôn luôn phải hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Cấu trúc tử cung

Các vấn đề và các bất thường tử cung có thể dẫn đến sẩy thai 3 tháng giữa gồm:

  • U xơ tử cung: khối u cơ phát triển lành tính trong tử cung.
  • Bất thường hình dạng tử cung

Suy cổ tử cung

Trong một số trường hợp, cơ cổ tử cung yếu hơn bình thường gọi là suy cổ tử cung hay hở eo cổ tử cung.

Suy cổ tử cung có thể do tổn thương trước đó, thường sau cuộc phẫu thuật vùng cổ tử cung. Cơ tử cung yếu làm cổ tử cung mở quá sớm trong thai kỳ dẫn đến sẩy thai.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là tình trạng buồng trứng lớn hơn bình thường, làm thay đổi hormon buồng trứng. PCOS dẫn đến vô sinh do giảm sản sinh trứng, cũng có một số bằng chứng cho rằng PCOS còn làm tăng nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế vai trò PCOS trong sẩy thai không rõ ràng. Không có điều trị nào được chứng minh là tạo ra sự khác biệt và đa số sản phụ PCOS mang thai thành công mà không tăng nguy cơ sẩy thai.

Hiểu sai về sẩy thai

Tăng nguy cơ sẩy thai không liên quan đến:

  • Trạng thái cảm xúc của sản phụ trong quá trình mang thai, như stress hay phiền muộn
  • Shock hoặc hoảng sợ
  • Tập thể dục – phải hỏi bác sĩ về loại bài tập và thời gian tập thích hợp trong quá trình mang thai
  • Căng thẳng trong quá trình mang thai
  • Công việc ngồi hoặc đứng lâu trong quá trình mang thai
  • Quan hệ tình dục trong quá trình mang thai
  • Đi máy bay
  • Ăn thức ăn có gia vị

Sẩy thai liên tiếp

Nhiều phụ nữ đã từng sẩy thai lo lắng về lần mang thai tiếp theo. Nhưng đa số sẩy thai thường xảy ra 1 lần. Khoảng 1% phụ nữ sẩy thai liên tiếp (trên 3 lần) và hơn 60% phụ nữ này tiếp tục có thai thành công.

Xem thêm bài viết " Sẩy thai liên tiếp" của y học cộng đồng

Tài liệu tham khảo

http://www.nhs.uk/Conditions/Miscarriage/Pages/Causes.aspx

Biên dịch - Hiệu đính

Võ Thị Lệ - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 29 – Ông bố tương lai cần làm gì

(63)
Mai là ngày Valentine, mình viết bài này dành cho các anh chồng, đặc biệt là những anh đang mong con. Mà thật ra, đã từ lâu, mình thấy hình như các anh bị “bỏ ... [xem thêm]

Rối loạn co giật trong quá trình mang thai

(69)
Cơn co giật là gì? Cơn co giật xảy ra khi hoạt động của các tế bào thần kinh trong não trở nên bất thường. Cơn co giật có thể gây ra sự thay đổi tâm ... [xem thêm]

Bài 1 – Cho trẻ khởi đầu tốt đẹp

(15)
Mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ mang thai là làm sao để con chào đời khoẻ mạnh. Lúc không có thai, có thể chuyện ăn uống với bạn được xếp thứ ... [xem thêm]

Bài 37 – Nhân xơ tử cung ảnh hưởng gì đến hiếm muộn

(38)
Nhân xơ tử cung là gì? Nếu bạn có nhân xơ tử cung nhưng đã đủ con, kinh nguyệt bình thường, không đau đớn hay khó chịu gì, thì chỉ theo dõi bằng cách ... [xem thêm]

Các dấu hiệu của chuyển dạ

(52)
Các dấu hiệu của chuyển dạ Cơn co tử cung đều đặn trong 2 giờ qua luôn luôn là dấu hiệu chuyển dạ có tiến triển. Có thể vỡ ối cả trước khi có cơn ... [xem thêm]

Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

(30)
Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh. Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử ... [xem thêm]

Bài 27 – Làm gì khi phát hiện nhiễm HIV khi có thai?

(31)
“Con trẻ là cái neo giữ lấy cuộc đời người mẹ…” (Sophocles – Pheadra). Đặc biệt là khi người mẹ có vấn đề về sức khỏe, liên quan đến sinh mệnh ... [xem thêm]

Những vấn đề sau sẩy thai

(60)
Điều gì xảy ra sau sẩy thai? Sẩy thai có thể gây ra những tác động tâm lý sâu sắc không chỉ đối với sản phụ mà còn đối với gia đình và người thân. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN