Canxi không chỉ là thành phần tạo xương mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cho mô cơ khỏe mạnh và đảm bảo chức năng của hệ thần kinh. Bổ sung đủ canxi trong thai kì là việc làm cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Theo một cách nào đó thì mang thai cũng như nướng bánh. Cái bánh này cần 9 tháng để nướng chín, khiến bạn khó tiêu, chướng hơi và quá trình ra khỏi “lò” còn gây đau đớn hơn nhiều so với việc chỉ cần đeo đôi găng tay vào rồi mở cửa lò lấy bánh ra.
Quá trình phát triển của một thai nhi không giống nướng một cái bánh, ngoại trừ việc nó cũng yêu cầu một sự pha trộn chính xác các thành phần với nhau để cho thai nhi có sự khởi đầu tốt nhất. Những thành phần này, hầu hết là những chất dinh dưỡng khác nhau mà thai nhi sẽ được nhận từ bạn, đó là lý do tại sao việc tiêu thụ đúng các chất dinh dưỡng trong thai kì là vô cùng quan trọng. Một trong những số đó là canxi, nhưng đáng ngại, theo một cuộc điều tra dinh dưỡng quốc gia gần đây nhất, trên 50% phụ nữ không bổ sung đủ canxi trong chế độ ăn.
Vai trò của canxi trong cơ thể bạn
Canxi là một nguyên tố hóa học cần thiết cho tất cả sinh vật sống – đặc biệt là chúng ta! Trước hết, canxi cần cho răng và xương khỏe mạnh, cũng như đóng một vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, mô cơ, đông máu, chức năng tim và hoạt động của enzym. Canxi điều hòa sự co cơ (giống như nhịp tim) và tham gia giải phóng một số hormon và enzym.
Lí do bạn cần có đủ một lượng canxi thích hợp thông qua chế độ ăn rất quan trọng bởi vì khi cơ thể bạn không nhận đủ canxi thông qua việc ăn uống, nó sẽ bắt đầu lấy canxi từ xương. Nếu bạn thiếu canxi trong một thời gian dài, xương của bạn sẽ trở nên giòn và yếu, dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng như loãng xương.
Canxi và thai kỳ
Các nghiên cứu cho thấy 1000 ngày đầu tiên trong cuộc đời của một em bé – tính từ lúc thụ tinh đến hết tuổi thứ 2 – là khoảng thời gian cốt yếu cho sự phát triển của trẻ. Trong thời gian này, em bé đang phát triển những khối cơ bản sẽ hình thành nên sức khỏe trong tương lai. Một vài kết quả quan trọng nghiên cứu từ các thập niên trước được đề nghị để củng cố cho giả thuyết này:
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ (cân nặng trước sinh) trong bụng mẹ và hiệu quả làm việc của bánh nhau.
- Em bé càng nhẹ cân khi sinh càng tăng tỉ lệ mắc bệnh lí tim mạch về sau.
- Mẹ hút thuốc lá, stress, ma túy, rượu có thể cũng lấy đi sức khỏe lâu dài của em bé trong tương lai.
- Bào thai suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến ưu tiên phát triển một số phần cơ thể và sẽ nhường máu từ những phần thấp hơn để phân phối cho não. Quá trình này làm thay đổi sự phát triển của các cơ quan chính trong ổ bụng như gan, thận, tụy, những cơ quan đóng vai trò trong việc duy trì đường máu, huyết áp và cholesterol ở trong mức kiểm soát.
Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển thai nhi. Ngoài vai trò giúp con bạn phát triển, một nghiên cứu từ đại học Bắc Carolina năm 2010 nhận thấy việc bổ sung đủ canxi trong giai đoạn đầu đời có thể giúp chống lại bệnh béo phì sau này.
Khi bạn đang mang thai, nhu cầu canxi của thai nhi sẽ lấy từ chính xương của bạn – canxi sẽ được lấy ra từ xương để hỗ trợ sự phát triển của thai. Nếu bạn đang ở độ tuổi vị thành niên, xương của bạn vẫn đang phát triển, nếu bạn mang thai và cho con bú ở giai đoạn này thì nên bổ sung thêm canxi để hỗ trợ sự phát triển của thai cũng như của chính bạn. Đối với phụ nữ trên 18 tuổi, lượng canxi cần thiết trong quá trình mang thai tương tự hàm lượng cần thiết cho người trưởng thành.
Lượng canxi được khuyến cáo và nguồn cung cấp canxi
Lượng canxi hằng ngay cho phụ nữ có thai ở tuổi vị thành niên là 1300 mg và cho phụ nữ mang thai trên 18 tuổi là 1000 mg.
- Các loại rong biển như tảo bẹ, wakame và hijiki
- Các loại hạt như hạt phỉ, hạt hồ trăn, hạt vừng
- Các loại đậu
- Quả vả
- Bông cải xanh
- Rau bina
- Đậu hũ
- Lá bồ công anh
- Ngũ cốc ăn sáng bổ sung canxi
- Thức uống bổ sung canxi như sữa đậu nành
- Vỏ trứng nghiền (có thể ở dạng bột được thêm vào thức ăn và nước uống)
Xem tiếp: 10 thực đơn giàu canxi cho phụ nữ có thai
Tài liệu tham khảo
http://www.kidspot.com.au/need-know-calcium-pregnancy/