Các nguyên nhân thai lưu

(3.94) - 50 đánh giá

Một tỷ lệ lớn thai lưu xảy ra ở những thai nhi khỏe mạnh và nguyên nhân thường không giải thích được.

Các nguyên nhân thai lưu

Chức năng nhau thai kém

Một số trường hợp thai lưu có liên quan đến biến chứng của nhau thai, vì một số lý do mà nhau thai (cơ quan cung cấp máu và nuôi dưỡng thai nhi) không thực hiện đúng chức năng.

Chức năng nhau thai kém có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây thai lưu, làm thai ngừng phát triển và thai chết lưu thường có với hình thái đầy đủ nhưng khá nhỏ..

Nguyên nhân khác

Nguyên nhân khác gây thai lưu hoặc có liên quan đến thai lưu bao gồm:

  • Chảy máu (xuất huyết) trước hoặc khi chuyển dạ.
  • Rau bong non – bánh nhau bong ra khỏi tử cung trước khi trẻ sinh ra (với triệu chứng chảy máu và đau bụng).
  • Tiền sản giật – nguyên nhân tăng huyết áp ở sản phụ.
  • Vấn đề về dây rốn – có thể bị sa vào âm đạo trước khi trẻ sinh ra (sa dây rốn), hoặc có thể quấn lại quanh thai nhi và gây thắt nút.
  • Bệnh ứ mật trong gan khi mang thai (ICP) hay chứng Cholestasis gây ngứa nhiều – đặc trưng của rối loạn chức năng gan trong thai kì.
  • Khiếm khuyết vật chất di truyền ở trẻ.
  • Đái tháo đường có sẵn từ trước.
  • Nhiễm trùng ở sản phụ có thể ảnh hưởng lên thai nhi.

Nhiễm trùng

Khoảng 1/10 trường hợp nhiễm trùng gây thai lưu. Thể nhiễm trùng phổ biến nhất là nhiễm khuẩn đường âm đạo. Những loại vi khuẩn như streptococcus nhóm B, escherichia coli (E.coli), klebsiella, enterococcus, haemophilus influenza, chlamydia và mycoplasma hay ureaplasma.

Một số nhiễm khuẩn như chlamydia và mycoplasma hay ureaplasma, lây qua đường tình dục, có thể dự phòng bằng cách sử dụng phương pháp bảo vệ, như bao cao su.

Nhiễm trùng khác gây thai lưu bao gồm:

  • Rubella – thường được biết đến như sởi Đức.
  • Cúm – khuyến cáo nên chủng ngừa cúm theo mùa cho tất cả sản phụ trong bất kì giai đoạn nào của thai kì.
  • Parvovirus B19 – nguyên nhân gây hội chứng “má đỏ” (slapped cheek), nhiễm trùng phổ biến ở trẻ nhỏ, gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
  • Coxsackie virus – nguyên nhân gây bệnh tay – chân – miệng ở người.
  • Cytomegalovirus– loại vi rút thường gây lây lan qua dịch cơ thể, như nước bọt hay nước tiểu, thường gây ra một vài triệu chứng ở sản phụ.
  • Herpes simplex– vi rút gây bệnh lở miệng.
  • Listeriosis – nhiễm trùng thường phát triển sau khi ăn thức ăn bị nhiễm Listeria monocytogenes (Listeria).
  • Leptospirosis – nhiễm khuẩn lây qua động vật như loài chuột.
  • Lyme disease – nhiễm trùng do vết cắn của ve.
  • Sốt Q – nhiễm trùng do vi khuẩn từ động vật như cừu, dê, bò cái.
  • Toxoplasmosis – nhiễm trùng do kí sinh trùng tìm thấy ở trong đất hay phân mèo.
  • Bệnh sốt rét – bệnh nhiệt đới nguy hiểm do muỗi đốt.

Các yếu tố nguy cơ

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ thai lưu, bao gồm:

  • Song thai hay đa thai.
  • Thai nhi không đạt được sự tăng trưởng cần thiết trong tử cung.
  • Lớn hơn 35 tuổi.
  • Hút thuốc, uống rượu bia hay ma túy khi mang thai.
  • Béo phì (có BMI trên 30).
  • Có bệnh lý nền trước đó, như động kinh.

Theo dõi sự phát triển của thai nhi

Nữ hộ sinh sẽ kiểm tra sự phát triển và sức khỏe của thai nhi mỗi lần khám tiền sản và vẽ biểu đồ cho sự phát triển của thai nhi để chắc chắn rằng đứa trẻ đang phát triển.

Mỗi thai nhi đều khác nhau và phát triển theo kích thước bình thường của chúng (một số thai nhi nhỏ tự nhiên). Tuy nhiên, tất cả thai nhi vẫn tiếp tục phát triển đều đặn trong suốt thai kì.

Nếu thai nhỏ hơn dự kiến, hoặc biểu đồ phát triển giảm dần theo tuổi thai, có thể do bánh nhau không thực hiện đúng chức năng, làm tăng nguy cơ thai lưu.

Nên theo dõi sự phát triển của thai nhi suốt quá trình khám thai trước sinh. Tuy nhiên, việc sản phụ để ý đến thai máy là rất quan trọng để phát hiện sớm những bất thường.

Tài liệu tham khảo

https://www.nhs.uk/conditions/stillbirth/causes/

Biên dịch - Hiệu đính

Phan Thị Ngọc Hà - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kì kinh nguyệt và những điều nên biết

(62)
Dậy thì là gì? Dậy thì là thời điểm cơ thể bạn bắt đầu có sự thay đổi để trở thành cơ thể của người trưởng thành. Sự bắt đầu của chu kỳ kinh ... [xem thêm]

Sa niệu dục – điều trị sa niệu dục

(67)
Sa niệu dục xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ-dây chằng nâng đỡ các cơ quan trong khung xương chậu (vùng chậu) của người phụ nữ. Kết quả là ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ở phụ nữ và những lưu ý trước khi mang thai

(64)
Bệnh tiểu đường là gì? Tiểu đường là bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng được insulin – một chất máu gọi là hormone giúp ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh

(93)
Thế nào là dị tật bẩm sinh? Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể có từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại ... [xem thêm]

Tiêm ngừa và thai kỳ

(18)
Tiêm phòng là việc cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Cá nhân mình cảm thấy việc phát minh ra vắc – xin (vaccine) là một ... [xem thêm]

Bài 36 – Bác sĩ ơi, tại sao, thế nào, khi nào?…

(53)
Các dấu hiệu của mới có thai là gì? Hay gặp nhất là trễ kinh. Ngoài ra còn có thể gặp các dấu hiệu như: mệt mỏi, căng ngực, mắc tiểu liên tục, ... [xem thêm]

Kết quả thử thai dương tính nhưng không xuất hiện các dấu hiệu mang thai: tại sao lại có hiện tượng này?

(62)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Hòa Hiệu đính: Ths. BS. Nguyễn Khánh Linh Trong một số trường hợp, thử thai cho kết quả dương tính, nhưng lại không xuất hiện bất kì ... [xem thêm]

Tiểu đường thai kỳ

(45)
Tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ là bệnh đái tháo đường được phát hiện lần đầu tiên ở những phụ nữ đang mang thai. Một số phụ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN