Gelatin

(4.02) - 75 đánh giá

Gelatin là gì?

Tác dụng của gelatin

Gelatin là một loại bột được dùng để giảm cân và điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và xương giòn (loãng xương). Một số người còn dùng bột gelatin này để làm khỏe xương, khớp, và móng tay. Gelatin còn được dùng để cải thiện tình trạng sức khỏe ở tóc và để rút ngắn phục các chấn thương liên quan đến thể dục, thể thao.

Bạn nên dùng gelatin như thế nào?

Để điều trị bệnh, bạn nên dùng gelatin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bạn.

Không được tự ý ngừng, thay đổi liều lượng gelatin mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Báo với bác sĩ nếu tình trạng của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn nên bảo quản bột gelatin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng Gelatin

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ hoc dược sĩ trước khi quyết đnh dùng thuc.

Liều dùng gelatin cho người lớn là gì?

Đường tĩnh mạch

Liều dùng thông thường cho người lớn dùng như thuc làm tăng th tích huyết tương trong tình trạng sc giảm thể tích

Dạng gelatin succinylated nồng độ 4% trong nước dùng để tiêm:

  • Liều lượng và tốc độ truyền phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Có thể truyền nhanh (500 ml trong 5 – 10 phút) ở bệnh nhân mất máu cấp tính cho đến khi dấu hiệu giảm thể tích máu được khỏ

Ngoài da

Liều dùng thông thường cho người lớn như thuc cm máu

Miếng gạc nén vô trùng:

  • Cắt miếng gạc theo ý muốn và đè trực tiếp lên vùng chảy máu, dù khô hoặc đã bão hòa bằng dung dịch NaCl vô trùng.
  • Miếng gạc có thể để lâu trên vùng chảy máu, nếu cần thiế Có thể được dùng kèm thrombin hoặc không, để tăng cường sự cầm máu.

Liều dùng gelatin cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Gelatin có những hàm lượng nào?

Bên cạnh dạng bột dùng trong chế biến thực phẩm, gelatin còn có những dạng và hàm lượng sau:

  • Gelafundin: 500 ml.
  • Gelfoam® Plus được cung cấp như một bộ kit y tế để tiện dùng, có chứa miếng gạc vô trùng Gelfoam®, bột khô Thrombin (Human), dung dịch Saline (0.9% Tiêm Sodium Chloride USP) và ống tiêm 10 ml vô trùng kèm kim tiêm.
  • Tấm phim vô trùng Gelfilm và phim dùng cho mắt vô trùng Gelfilm là các tấm phim gelatin có thể được hấp thụ vào niêm mạc với bề dày hấp thu khoảng 0.075 mm, được thiết kế để dùng như một mô cấy gelatin có thể hấp thụ được khi thực hiện phẫu thuật thần kinh và ngực và phẫu thuật mắt.

Tác dụng phụ Gelatin

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ nào từ gelatin?

Bột gelatin trong thực phẩm là an toàn đối với hầu hết người và có thể an toàn ở lượng lớn hơn khi dùng trong thuốc. Có một số bằng chứng cho thấy gelatin ở liều lên đến 10 gram mỗi ngày có thể được sử dụng một cách an toàn lên đến 6 tháng.

Gelatin có thể gây ra mùi vị khó chịu, cảm giác nặng nề trong dạ dày, đầy hơi, ợ nóng và ợ hơi. Gelatin có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người.

Có một số mối lo ngại về độ an toàn của bột gelatin do nó bắt nguồn từ động vật. Một số người lo lằng rằng quy trình sản xuất không an toàn có thể dẫn đến làm ô nhiễm sản phẩm gelatin với các mô của động vật mang bệnh bao gồm cả các mô có thể truyền bệnh bò điên (bovine spongiform encephalopathy – BSE). Mặc dù nguy cơ này có thể thấp, nhiều chuyên gia vẫn khuyên không nên dùng các thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ động vật như gelatin.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng Gelatin

Trước khi dùng gelatin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng gelatin, báo cho bác sĩ biết nếu bạn có:

  • Suy gan;
  • Suy tim nặng;
  • Rối loạn chảy máu hoặc suy thận;
  • Báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng;
  • Dị ứng với gelatin.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Gelatin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ..

  • Gelatin có thể gây tụt huyết áp cấp tính khi dùng với các chất ức chế men chuyển angiotensin ACE.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới gelatin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến gelatin?

Một số tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến công dụng của thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Suy thận;
  • Xuất huyết;
  • Bệnh gan mãn tính.

Khẩn cấp/Quá liều khi dùng Gelatin

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ sẽ tiêm gelatin cho bạn nên trường hợp quên liều hiếm khi xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có tác dụng gì?

(22)
Tác dụngTác dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm KhangTPBVSK Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ... [xem thêm]

Dt Vax®

(24)
Tên gốc: vắc xin Diphtheria/tetanusPhân nhóm: vaccin, kháng huyết thanh & thuốc miễn dịchTên biệt dược: Dt Vax®Tác dụngTác dụng của thuốc DT Vax® là gì?DT Vax® ... [xem thêm]

Metrogyl® Denta

(57)
Thành phần: metronidazole benzoate BP (tương đương với metronidazole), dung dịch chlorhexidin gluconateTên biệt dược: Metrogyl® DentaPhân nhóm: thuốc dùng trong viêm & loét ... [xem thêm]

Dormicum®

(43)
Tên gốc: midazolamTên biệt dược: Dormicum®Phân nhóm: thuốc giải lo âuTác dụngTác dụng của thuốc Dormicum® là gì?Dormicum® được sử dụng ở trẻ em trước khi ... [xem thêm]

Thuốc sevoflurane

(77)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc sevoflurane là gì?Thuốc sevoflurane được dùng để gây mê toàn thân (mất ý thức) trước và trong quá trình phẫu ... [xem thêm]

Magnesium lactate

(97)
Tên gốc: magnesium lactateTên biệt dược: Mag-Lactate® SRPhân nhóm: chất điện giảiTác dụngTác dụng của thuốc magnesium lactate là gì?Thuốc magnesium lactate được ... [xem thêm]

Pirfenidone

(95)
Tên gốc: pirfenidoneTên biệt dược: Esbriet®Phân nhóm: thuốc ức chế miễn dịchTác dụngTác dụng của thuốc pirfenidone là gì?Thuốc pirfenidone được sử dụng ... [xem thêm]

Sinecod®

(57)
Tên gốc: butamirateTên biệt dược: Sinecod®Phân nhóm: thuốc trị ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Sinecod® là gì?Sinecod® là thuốc thường được dùng điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN