Ung thư âm đạo

(3.72) - 14 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ung thư âm đạo là gì?

Âm đạo là một ống cơ nối liền giữa tử cung và âm hộ. Ung thư âm đạo là tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong âm đạo. Ung thư này đa số xảy ra tại các tế bào biểu mô bề mặt âm đạo.

Một số loại ung thư có thể lan tràn đến âm đạo từ những bộ phận khác trong cơ thể, trong khi đó ung thư nguyên phát ở âm đạo (ung thư âm hộ chính) là rất hiếm.

Việc chẩn đoán giai đoạn sớm của ung thư âm đạo sẽ có cơ hội chữa bệnh tốt nhất. Khi ung thư lan ra ngoài âm đạo thì sẽ khó điều trị hơn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư âm đạo là gì?

Trong giai đoạn sớm, bệnh có thể không gây ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường, ví dụ như sau khi giao hợp hoặc sau khi mãn kinh
  • Một khối u trong âm đạo
  • Đi tiểu đau
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Táo bón
  • Đau vùng chậu.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn bệnh diễn tiến nặng hơn. Vì vậy, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi có các triệu chứng sớm.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ung thư âm đạo là gì?

Không rõ nguyên nhân gây ung thư âm đạo là gì. Nói chung, ung thư bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh có các đột biến làm cho các tế bào bình thường thay đổi trở nên bất thường.

Tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên với một tỷ lệ nhất định, cuối cùng chết đi sau một khoảng thời gian nhất định. Tế bào ung thư phát triển và nhân lên một cách không kiểm soát và chúng không chết đi. Theo thời gian, các tế bào bất thường tích tụ tạo thành khối u.

Các tế bào ung thư xâm nhập các mô lân cận và có thể rời bỏ khối u ban đầu để lan truyền ra nơi khác trong cơ thể (di căn).

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh ung thư âm đạo?

Nguy cơ mắc bệnh có thể tăng lên theo độ tuổi. Hầu hết những người được chẩn đoán bị ung thư vùng này đều trên 60 tuổi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Nguy cơ ung thư âm đạo tỷ lệ thuận với độ tuổi của bạn. Hầu hết những người được chẩn đoán bị ung thư âm đạo đều trên 60 tuổi.
  • Tân sinh không điển hình tế bào biểu mô âm âm đạo. Tân sinh biểu mô âm đạo (VAIN) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. VAIN thường do virus HPV gây ra do lây truyền qua đường tình dục, là loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung và ung thư âm hộ.
  • Nếu mẹ của bạn có sử dụng thuốc DES (diethylstilbestrol) khi mang thai bạn, thuốc này phổ biến vào thập niên 1950, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc một loại ung thư gọi là ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng.
  • Nhiều bạn tình.
  • Tuổi còn trẻ khi quan hệ tình dục lần đầu.
  • Hút thuốc.
  • Nhiễm HIV.
  • Có tiền sử ung thư cổ tử cung trước đó.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ung thư âm đạo?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám sức khỏe để xác định tình trạng này.

Bác sĩ có thể tiến hành khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap để kiểm tra những bất thường có thể phát hiện ung thư âm đạo. Dựa trên những phát hiện này, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật khác để xác định xem bạn có bị ung thư hay không, chẳng hạn như:

  • Kiểm tra âm đạo với dụng cụ soi. Biện pháp soi âm đạo cho phép bác sĩ phóng đại bề mặt âm đạo của bạn để xem bất kỳ khu vực bất thường nào của tế bào.
  • Sinh thiết một mẫu mô của khối u âm đạo để xét nghiệm. Sinh thiết là một thủ thuật thực hiện bằng kềm bấm hoặc dao mổ để lấy một mẫu mô nghi ngờ ác tính nhằm kiểm tra tìm tế bào ung thư.
  • Chẩn đoán xác định ung thư nguyên phát âm đạo là khi đã phát hiện có khối u ác tính tại âm đạo mà không tìm ra nguồn gốc ung thư từ các cơ quan khác lân cận như cổ tử cung, âm hộ, tử cung.

Giai đoạn của bệnh ung thư sẽ giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn. Để xác định được giai đoạn ung thư, bác sĩ có thể sử dụng:

  • Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể yêu cầu các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để xác định xem ung thư có lan tràn hay không. Các chẩn đoán hình ảnh có thể bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp PET scan.

Đối với một số ung thư giai đoạn trễ, bác sĩ sẽ sử dụng thêm những phương tiện khác để xác định bệnh đã lan tràn sang cơ quan lân cận như soi bàng quang, soi trực tràng…

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư âm đạo?

Những phương pháp điều trị ung thư âm đạo gồm:

Phẫu thuật

Các loại phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị ung thư âm đạo bao gồm:

  • Cắt bỏ tổn thương nhỏ. Ung thư giới hạn ở bề mặt âm đạo của bạn có thể được cắt đi cùng với một phần mô bình thường xung quanh để đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư đã được loại bỏ.
  • Cắt bỏ âm đạo. Cắt bỏ một phần âm đạo (phẫu thuật cắt bỏ một phần âm đạo) hoặc toàn bộ âm đạo (phẫu thuật cắt bỏ âm đạo hoàn toàn) theo mức độ lan rộng của bệnh. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể cắt bỏ những cơ quan khác ngay trong cuộc mổ cùng với cắt bỏ âm đạo như: cắt bỏ tử cung toàn bộ, cắt buồng trứng vòi trứng, nạo hạch chậu 2 bên.
  • Phẫu thuật đoạn chậu. Phẫu thuật mở rộng này có thể là một lựa chọn nếu ung thư lan rộng khắp vùng chậu hoặc nếu tình trạng ung thư của bạn đã tái phát lại. Phẫu thuật này khá tàn phá với việc cắt bỏ đi nhiều cơ quan quan trọng của vùng chậu như bọng đái, buồng trứng, tử cung, âm đạo, trực tràng và phần thấp của đại tràng, đôi khi cần phải mở thông đường niệu và đường tiêu hóa ra da.

Nếu âm đạo của bạn đã được cắt bỏ hoàn toàn, bạn có thể cần phải phẫu thuật tái tạo âm đạo sau đó. Các bác sĩ phẫu thuật sử dụng da, cơ từ các nơi khác của cơ thể hoặc đường tiêu hóa để tạo thành phần âm đạo mới.

Liệu pháp xạ trị

Xạ trị liệu sử dụng các chùm năng lượng cao, như tia X, để diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được dùng theo hai cách:

  • Xạ trị bên ngoài
  • Xạ trị bên trong

Liệu pháp xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư tăng trưởng nhanh, nhưng nó cũng có thể gây tổn hại cho các tế bào khỏe mạnh lân cận, gây ra các tác dụng. Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc vào cường độ bức xạ và trường chiếu xạ.

Xạ trị là phương pháp điều trị cơ bản tình trạng ung thư này. Xạ trị có thể sử dụng đơn thuần hoặc hỗ trợ sau phẫu thuật.

Một số ung thư âm đạo giai đoạn rất sớm và không mổ được do vị trí u, có thể chỉ cần xạ trị trong đơn thuần. Một số cần phối hợp cả xạ trị ngoài phối hợp với xạ trị trong.

Hóa trị

Hóa trị liệu sử dụng hóa chất để diệt tế bào ung thư. Không rõ liệu hóa trị liệu có hữu ích trong điều trị ung thư âm đạo hay không. Vì lý do này, hóa trị liệu nói chung không được sử dụng riêng để điều trị ung thư khu vực này. Hóa trị có thể được sử dụng trong quá trình xạ trị để nâng cao hiệu quả của bức xạ.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Đi khám sức khỏe định kỳ và tiến hành kiểm tra Pap. Bạn có thể phát hiện ra ung thư âm đạo sớm bằng cách khám định kỳ và xét nghiệm Pap. Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, bệnh có nhiều khả năng được chữa khỏi. Thảo luận với bác sĩ về lợi ích và lịch khám, xét nghiệm tầm soát, xét nghiệm.
  • Hỏi bác sĩ về vắc-xin HPV. Tiêm phòng ngừa HPV có thể làm giảm nguy cơ ung thư âm đạo và các loại ung thư khác liên quan đến HPV. Hỏi bác sĩ xem bạn có phù hợp để tiêm ngừa HPV hay không.
  • Không hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Nếu bạn không hút thuốc, đừng bắt đầu hút. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư âm đạo.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xuất huyết dưới kết mạc

(21)
Tìm hiểu chungXuất huyết dưới kết mạc là bệnh gì?Xuất huyết dưới kết mạc là một bệnh xuất huyết khá phổ biến, người bệnh sẽ có dấu hiệu đỏ ... [xem thêm]

Bệnh phổi kẽ

(19)
Tìm hiểu chungBệnh phổi kẽ là gì?Bệnh phổi kẽ chỉ một nhóm lớn các rối loạn đặc trưng bởi sẹo tiến triển của các mô phổi nằm giữa cũng như hỗ ... [xem thêm]

Chăm sóc da thẩm mỹ

(81)
Tìm hiểu chungChăm sóc da thẩm mỹ là gì?Chăm sóc da thẩm mỹ tập trung vào việc cải thiện và làm tăng vẻ đẹp cho làn da của bạn. Có rất nhiều bệnh hay ... [xem thêm]

Bạch cầu ở trẻ em

(92)
Tìm hiểu chungBệnh bạch cầu ở trẻ em là gì?Thuật ngữ bệnh bạch cầu đề cập đến các bệnh ung thư của các tế bào máu trắng (còn gọi là bạch cầu). ... [xem thêm]

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

(43)
Định nghĩaXuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là bệnh gì?Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) hay còn gọi là xuất ... [xem thêm]

Lao kê

(27)
Tìm hiểu chungLao kê là bệnh gì?Hình ảnh lao kêBệnh lao kê là một dạng bệnh lao đặc trưng bởi các tổn thương nhỏ với kích thước 1–5mm lan khắp cơ thể. ... [xem thêm]

Nhiễm trùng thận

(90)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng thận là bệnh gì?Nhiễm trùng thận (viêm đài bể thận) là tình trạng E. coli hoặc klebsiella. Chúng có nhiều trong phân, trong khi vi khuẩn ... [xem thêm]

Hội chứng Down

(86)
Tìm hiểu chungBệnh Down là gì?Bệnh Down là một tình trạng tâm thần di truyền gây ra khiếm khuyết trong học tập và một số đặc tính cơ thể nhất định.Tình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN