Đo đậm độ xương (DEXA Scan)

(3.64) - 46 đánh giá

Chú ý: Đo đậm độ xương còn được gọi là đo mật độ xương, đo loãng xương, đo độ loãng xương. Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực hiện có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Luôn phải làm theo các hướng dẫn của các bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương của bạn.

DEXA scan là gì và kỹ thuật này đo cái gì?

DEXA nghĩa là đo độ hấp thu tia X hai nguồn năng lượng (dual energy X-ray absorptiometry). Kỹ thuật này dùng để đo đậm độ xương. Đậm độ hay độ đậm đặc (density) có nghĩa là số vật chất có trong một khoảng không gian nhất định. Mô nào có đậm độ càng cao thì tia X đi xuyên qua mô nó càng thấp. Nước và không khí có đậm độ thấp hơn các vật rắn như xương bởi vì các phân tử nước và khí không được giữ chặt vào nhau. Nhìn chung, đậm độ xương càng cao, xương càng chắc khỏe và khó gãy.

Có hai kiểu máy đo đậm độ xương:

  • Máy DEXA trung tâm (Central DEXA devices) là những thiết bị lớn có thể đo đậm độ xương trục như cột sống và xương chậu.

Hình: Máy DEXA trung tâm (Central DEXA devices)

  • Máy DEXA ngoại biên (Peripheral DEXA devices) là những thiết bị nhỏ hơn, có thể di chuyển được, dùng để đo đậm độ xương ngoại vi như cổ tay, gót chân hoặc ngón tay.

Hình: Máy DEXA ngoại biên (Peripheral DEXA devices)

DEXA scan hoạt động như thế nào?

DEXA scan dùng tia X năng lượng thấp (low-energy X-rays). Một thiết bị chiếu tia X từ hai nguồn khác nhau đi qua vùng xương cần đo đậm độ. Xương sẽ không cho một lượng xác định tia X đi qua. Đậm độ xương càng cao, tia X đi xuyên qua nó càng ít. Bằng cách dùng hai nguồn phát tia X thay vì một sẽ cải thiện đáng kể độ chính xác trong đo đậm độ xương.

Lượng tia X phát ra từ hai nguồn khác nhau đi xuyên qua xương được đo bằng một đầu dò. Những tín hiệu này được truyền đến máy tính có thể tính được điểm trung bình của đậm độ xương (score of the average density of the bone). Điểm thấp nghĩa là đậm độ xương thấp hơn bình thường, một lượng chất khoáng của xương đã bị mất, vì vậy xương sẽ dễ gãy hơn.

Thực hiện DEXA scan như thế nào?

Bạn nằm ngửa trên bàn và được yêu cầu nằm yên trong khi đầu dò tia X (X-ray detector) đến trên vùng cần đo đậm độ xương. Máy X quang sẽ chiếu tia X hướng về phía đầu dò. Các xương được đo thông thường là cột sống, xương vùng chậu và xương cổ tay. Đây là những vùng xương dễ gãy nhất do loãng xương. Kỹ thuật này thường kéo dài từ 10 đến 20 phút, phụ thuộc vào phần xương nào được đo, và thiết bị sử dụng là thiết bị trung tâm hay ngoại biên. Thiết bị ngoại biên có thể tìm thấy ở các phòng khám tổng quát và có thể được dùng để kiểm tra đậm độ xương gót chân, cổ tay hoặc ngón tay. Bạn không cần bất kỳ chuẩn bị đặc biệt nào trước khi làm DEXA scan.

Ai là người cần làm DEXA scan?

Bạn cần được làm DEXA scan nếu bạn có nguy cơ loãng xương cao. Giai đoạn đầu loãng xương thường không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu bị loãng xương, bạn sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương (Xem bài Loãng xương). Nếu DEXA scan cho thấy bạn bị loãng xương, bạn sẽ được hướng dẫn và điều trị làm xương chắc khỏe hơn. Vì vậy, cần làm DEXA scan nếu bạn:

  • Bị gãy xương sau khi té hoặc chấn thương nhẹ.
  • Giảm chiều cao do gãy đốt sống.
  • Sử dụng steroid từ 3 tháng trở lên.
  • Mãn kinh sớm (nhỏ hơn 45 tuổi).
  • Có những đợt mất kinh kéo dài hơn một năm trước khi mãn kinh.
  • Có những bệnh lý liên quan đến loãng xương như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lý đại tràng.
  • Tiền sử gia đình họ ngoại bị gãy xương vùng chậu.
  • Chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) nhỏ hơn 19 (nếu bạn rất nhẹ cân).

Tài liệu tham khảo

www.patient.co.uk/health/dexa-scan

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Nguyễn Đức Lộc - BS. Lâm Xuân Nhã
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Peptit natri lợi niệu não

(53)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm peptide natri lợi niệu (Peptide natri lợi niệu tâm nhĩ [ANP], peptide natri lợi niệu não [BNP], peptide natri lợi niệu nhóm C [CNP])Bộ ... [xem thêm]

Nhũ ảnh

(86)
Nhũ ảnh là gì? Hình bên trái minh hoạ kỹ thuật chụp nhũ ảnh và bên phải là hình nhũ ảnh có tổn thương ung thư vú được tìm thấy (trong vòng tròn đỏ). ... [xem thêm]

Xét nghiệm chức năng gan

(86)
Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu do gan sản xuất ra. Một kết quả bất thường cho thấy gan có vấn đề, và có thể ... [xem thêm]

Xét nghiệm CRP

(52)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CRP (protein phản ứng C/Protein phản ứng C có độ nhạy cao [hs-CRP])Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chung về xét nghiệm ... [xem thêm]

Xạ hình tưới máu cho tim

(33)
Tên kỹ thuật y tế: Xạ hình tưới máu cơ timBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXạ hình tưới máu cơ tim là gì?Xạ hình tưới máu cơ tim được dùng ... [xem thêm]

Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus

(21)
Tên kĩ thuật y tế: Huyết thanh học chẩn đoán Streptococcus (xét nghiệm Antristreptolysin O [ASO], định lượng antideoxyribonuclease-B, [Anti-Dnase-B, ADNase-B, ADB] xét ... [xem thêm]

Xét nghiệm di truyền: Những điều cần biết

(64)
Gene là gì và chúng liên quan thế nào tới bệnh tật? Gene là những đoạn DNA có vị trí nhất định trên nhiễm sắc thể, mang thông tin di truyền quy định việc ... [xem thêm]

Xạ hình gallium (Gallium Scan)

(45)
Hình: Xạ hình gallium (Gallium Scan) Lưu ý: Những thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc sắp xếp và cách thực hiện có thể thay đổi khác nhau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN