Chụp X-quang

(4.1) - 14 đánh giá

Tìm hiểu chung về chụp X-quang

Chụp X-quang là gì?

Chụp X-quang là một xét nghiệm hình ảnh nhanh chóng, không gây cảm giác đau, giúp nhìn thấy hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể bạn, đặc biệt là khung xương.

Khi chùm tia X đi qua cơ thể, chúng được hấp thụ với số lượng khác nhau tùy thuộc vào mật độ của cấu trúc, cơ quan mà tia X đi qua. Những bộ phận có mật độ dày, đặc như xương, kim loại sẽ hiện lên màu trắng trên tấm phim X-quang. Không khí bên trong phổi, không cản trở tia X, sẽ có màu đen khi nhìn trên phim chụp. Bên cạnh đó, cơ bắp và chất béo xuất hiện trên kết quả chụp có màu xám.

Đối với một số loại xét nghiệm tia X, bạn có thể được bác sĩ yêu cầu uống chất cản quang, như iod hay bari, để hình ảnh thu được chi tiết và chính xác hơn.

Chụp X-quang để làm gì?

Bác sĩ có thể chỉ định bạn đi chụp X-quang để kiểm tra nhiều bộ phận của cơ thể để giúp chẩn đoán hay xác nhận tình trạng sức khỏe.

Xương và răng

  • Gãy xương và nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp, gãy xương và tình trạng nhiễm trùng ở răng thể hiện khá rõ ràng khi chụp X-quang.
  • Viêm khớp. Chụp X-quang các khớp có thể tiết lộ nhiều dấu hiệu của viêm khớp. Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu bạn chụp X-quang nhiều năm để theo dõi tình hình viêm khớp có trở nên tồi tệ hơn hay không.
  • Sâu răng. Nha sĩ dùng tia X để chụp ảnh vùng xương hàm và răng để kiểm tra tình trạng sâu răng.
  • Loãng xương. Có loại xét nghiệm hình ảnh X-quang đặc biệt có thể xác định mật độ xương, giúp đánh giá tình trạng loãng xương.
  • Ung thư xương. Chụp X-quang có thể phát hiện các khối u ở xương.

Ngực

  • Nhiễm trùng phổi. Các dấu hiệu về bệnh viêm phổi, lao hay ung thư phổi đều thể hiện trên phim chụp X-quang ngực.
  • Ung thư vú. Chụp nhũ ảnh là một hình thức chụp X-quang đặc biệt dùng để kiểm tra các mô vú.
  • Tim phì đại. Dấu hiệu suy tim này sẽ xuất hiện rõ ràng khi chụp X-quang.
  • Tắc mạch máu. Những thay đổi trong lưu lượng máu đến phổi và tim có thể được nhìn thấy trên X-quang ngực.

Ổ bụng

  • Vấn đề về đường tiêu hóa. Barium, một chất cản quang được trộn chung vào thức uống hoặc thuốc xổ, sẽ giúp kết quả chụp X-quang hệ tiêu hóa rõ ràng hơn.
  • Soi dị vật lỡ nuốt phải. Nếu bạn hoặc người thân lỡ nuốt phải thứ gì đó như chìa khóa, đồng xu… thì chụp X-quang có thể giúp xác định vị trí của dị vật đó.

Rủi ro khi chụp X-quang

Bạn có thể gặp những rủi ro nào khi chụp X-quang?

Tiếp xúc với bức xạ

Một số người lo lắng rằng tia X không an toàn vì có thể gây phơi nhiễm phóng xạ, đột biến tế bào và có thể dẫn đến ung thư. Lượng bức xạ bạn tiếp xúc trong khi chụp X-quang phụ thuộc vào mô hoặc cơ quan được kiểm tra. Độ nhạy cảm với bức xạ còn phụ thuộc vào độ tuổi, chẳng hạn như trẻ em thường nhạy cảm hơn người lớn.

Tuy nhiên, phơi nhiễm phóng xạ từ tia X là khá thấp và lợi ích từ các xét nghiệm này vượt xa rủi ro nên bạn không cần quá lo lắng khi được yêu cầu chụp X-quang.

Lưu ý, nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thể mang thai, hãy nói với bác sĩ trước khi chụp X-quang. Mặc dù nguy cơ của hầu hết các tia X chẩn đoán đối với thai nhi là không đáng kể, bác sĩ vẫn sẽ xem xét một xét nghiệm hình ảnh thay thế khác, chẳng hạn như siêu âm.

Chất cản quang

Ở một số người, việc tiêm chất cản quang có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Cảm giác nóng hoặc đỏ bừng
  • Cảm thấy vị kim loại trong miệng
  • Mê sảng
  • Buồn nôn
  • Ngứa
  • Mề đay

Các phản ứng phụ nghiêm trọng do chất cản quang hiếm khi xảy ra, bao gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Sốc phản vệ
  • Ngừng tim

Quy trình chụp X-quang

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành chụp X-quang?

Tùy thuộc vào loại X-quang mà bạn sẽ thực hiện sẽ có những lưu ý trong quá trình chuẩn bị khác nhau. Bạn hãy hỏi chi tiết bác sĩ hoặc y tá để được hướng dẫn cụ thể.

Trang phục khi chụp X-quang

Bạn cần phải cởi bỏ quần áo ở bộ phận cơ thể cần chụp X-quang để kiểm tra. Một số bệnh viện sẽ cung cấp áo choàng cho bạn. Bạn cũng có thể được yêu cầu tháo đồ trang sức, kính mắt và bất kỳ vật kim loại nào vì chúng có thể hiển thị trên phim chụp X-quang.

Thuốc cản quang

Một số loại chụp X-quang, bác sĩ sẽ đưa cho bạn thuốc cản quang dạng lỏng giúp làm nổi bật một bộ phận cụ thể của cơ thể bạn trên kết quả chụp. Bạn có thể uống thuốc cản quang đường uống hoặc dùng dưới dạng thuốc tiêm hoặc thuốc xổ.

Quá trình chụp X-quang

Quá trình chụp X-quang được thực hiện tại các cơ sở y tế, nơi có thiết bị y tế chuyên dụng để tiến hành. Máy sẽ tạo ra mức phóng xạ an toàn đi qua cơ thể bạn và ghi lại hình ảnh trên một tấm phim chuyên dụng. Bạn không thể cảm nhận được tia X đi qua cơ thể.

Một kỹ thuật viên sẽ hỗ trợ định vị cơ thể bạn để chụp được các vị trí theo yêu cầu của bác sĩ, họ có thể sử dụng gối hoặc bao cát để bạn giữ nguyên tư thế. Trong quá trình chụp X-quang, bạn phải giữ yên (đôi khi cần nín thở để tránh những chuyển động) tránh làm hình ảnh bị mờ.

Một lần chụp X-quang có thể mất vài phút, thậm chí là vài giờ khi chụp X-quang xương với nhiều các thủ tục liên quan, chẳng hạn như những phương pháp sử dụng chất cản quang.

Khi chụp X-quang cho con nhỏ, bạn nên tìm cách khiến trẻ giữ nguyên tư thế để tránh việc phải chụp lại nếu chúng di chuyển liên tục. Bạn có thể được phép ở chung với bé trong quá trình kiểm tra. Khi đó, bạn có thể sẽ được yêu cầu đeo tạp dề chì để bảo vệ khỏi việc tiếp xúc không cần thiết với tia X.

Bạn cần làm gì sau khi chụp X-quang?

Sau khi chụp X-quang, bạn có thể tiếp tục các hoạt động như bình thường. Các xét nghiệm chụp X-quang thường quy thường không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn cần dùng chất cản quang trước khi xét nghiệm, hãy uống nhiều nước để giúp loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy đau, sưng hoặc đỏ tại chỗ tiêm chất cản quang, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Đồng thời, bạn nên hỏi bác sĩ về các dấu hiệu và triệu chứng khác để tự theo dõi sau khi chụp X-quang.

Kết quả chụp X-quang

Kết quả chụp X-quang của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả chụp X-quang thường có sau 10–15 phút. Hình ảnh chụp X-quang được đưa lại cho bác sĩ để phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận rồi giải thích lại cho bạn. Trường hợp khẩn cấp, kết quả X-quang có thể có sau vài phút.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Màu sắc nước tiểu bất thường

(17)
Tìm hiểu chungMàu sắc nước tiểu bất thường là gì?Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm nhờ loại sắc tố gọi là urochrome và ... [xem thêm]

Đau mắt đỏ

(62)
Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Trong số đó, bệnh đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nhưng nếu không điều ... [xem thêm]

Van tim

(62)
Tìm hiểu chungBệnh van tim là gì?Bệnh van tim là một tình trạng mà van tim của bạn không hoạt động bình thường. Tim của bạn có bốn van. Chúng có trách nhiệm ... [xem thêm]

Nhiễm trùng máu (Nhiễm khuẩn huyết)

(58)
Nhiễm trùng máu là một tình trạng sức khỏe nguy hiểm và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Vậy bệnh nhiễm trùng ... [xem thêm]

Nhiễm siêu vi trùng West Nile

(33)
Định nghĩaBệnh siêu vi trùng West Nile là gì?Siêu vi trùng West Nile là một bệnh lây nhiễm do muỗi mang bệnh gây ra. Virus thuộc họ flavivirus, được tìm thấy ở ... [xem thêm]

Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1

(50)
Tìm hiểu chungXét nghiệm kháng thể anti-Jo-1 là gì?Xét nghiệm kháng thể anti-Jo-1 là xét nghiệm để đo kháng thể anti-Jo-1 trong máu. Jo-1 (histidyl tRNA synthetase) là ... [xem thêm]

Đau họng mạn tính

(99)
Tìm hiểu chungĐau họng mạn tính là bệnh gì?Đau họng là tình trạng đau, trầy xước hoặc kích ứng họng, thường nặng hơn khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến ... [xem thêm]

Viêm phổi không điển hình

(36)
Tìm hiểu chungViêm phổi không điển hình là bệnh gì?Viêm phổi không điển hình là một tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi nhóm vi khuẩn gồm legionella ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN