Điện di Hemoglobin

(4.17) - 49 đánh giá

Tên kỹ thuật y tế: Điện di Hemoglobin (điện di huyết sắc tố)

Bộ phận cơ thể/mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm điện di huyết sắc tố là gì?

Huyết sắc tố, còn gọi là Hemoglobin là một chất nằm trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến khắp cơ thể. Xét nghiệm điện di hemoglobin là một xét nghiệm máu, được thực hiện để tìm xem trong máu có sự hiện diện của những loại hemoglobin bất thường hay không và nồng độ của chúng là bao nhiêu.

Những loại hemoglobin bình thường phổ biến là:

Hemoglobin A. Đây là loại hemoglobin thường gặp nhất tìm thấy ở người trưởng thành. Một vài loại bệnh, như hội chứng thalassemia, làm nồng độ hemoglobin A giảm và hemoglobin F tăng.

Hemoglobin F (Fetalhemoglobin hemoglobin thai nhi). Loại này được tìm thấy trong thai nhi và trẻ sơ sinh. Hemoglobin F được thay thế bởi hemoglobin A trong thời gian ngắn sau khi sinh; một lượng nhỏ hemoglobin F được tạo ra sau khi sinh. Một vài loại bệnh, như trong trường hợp bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu máu bất sản, bệnh bạch cầu (leukimia), bệnh nhân có nhiều loại hemoglobin bất thường và lượng hemoglobin F cao.

Hemoglobin A2. Đây là loại hemoglobin bình thường tìm thấy một lượng nhỏ ở người trưởng thành.

Có hơn 350 loại hemoglobin bất thường. Sau đây là những loại thường gặp:

  • Hemoglobin S. Loại hemoglobin này xuất hiện khi mắc bệnh hồng cầu hình liềm;
  • Hemoglobin C. Loại hemoglobin này không có khả năng vận chuyển oxy tốt, thường là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu tán huyết, bệnh này nhẹ hơn bệnh hồng cầu hình liềm;
  • Hemoglobin E. Loại hemoglobin này tìm thấy ở những người gốc Đông Nam Á;
  • Hemoglobin D. Loại hemoglobin này xuất hiện khi mắc rối loạn hồng cầu hình liềm;
  • Hemoglobin S và hemoglobin C là những loại hemoglobin bất thường thường được tìm thấy trong xét nghiệm điện di.

Những hemoglobin bình thường và bất thường có cấu trúc phân tử khác nhau nên chúng có điện tích khác nhau và di chuyển ở tốc độ khác nhau dưới tác dụng của dòng điện. Vì vậy hemoglobin bất thường và bình thường sẽ được tách ra riêng khi ta đặt dòng điện vào, nhờ đó mà bác sĩ có thể xem xét được có sự hiện diện của hemoglobin bất thường hay không và đo được nồng độ của chúng.

Nồng độ của các loại hemoglobin bình thường quá thấp hoặc quá cao hay có sự xuất hiện của những hemoglobin bất thường trong máu thì điều đó có nghĩa là bạn đang mắc bệnh. Thông thường những loại hemoglobin bất thường xuất hiện nhưng lại không gây ra nhiều triệu chứng, hoặc có thể gây ra bệnh nhẹ, đôi khi có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ, khi trong máu xuất hiện hemoglobin S có nghĩa là bạn đã mắc bệnh hồng cầu hình liềm, đây là một sự bất thường nghiêm trọng của máu và có thể gây ra bệnh nặng.

Khi nào bạn nên xét nghiệm điện di huyết sắc tố?

Bạn nên thực hiện điện di hemoglobin trong những trường hợp sau:

Bạn bị thiếu máu và bác sĩ đang nghi ngờ nguyên nhân có thể là do hemoglobin của bạn bất thường. Bạn cần làm xét nghiệm này để tìm ra mình đang mắc bệnh hemoglobin nào (ví dụ như thalassemia).

Trong trường hợp bạn đã mắc bệnh rồi, đây là xét nghiệm giúp bạn theo dõi việc điều trị có hiệu quả hay không.

Đối với những người đang dự định kết hôn với nhau và có mắc một số bệnh về hemoglobin, xét nghiệm này giúp họ xác định khả năng họ di truyền lại căn bệnh này cho con mình là bao nhiêu phần trăm.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm điện di huyết sắc tố?

Nếu bạn có kế hoạch sinh con và tìm thấy những loại hemoglobin bất thường trong máu, bạn nên đến các trung tâm tư vấn về di truyền, vì bệnh của bạn có thể di truyền lại cho con bạn. Điều này sẽ giúp vợ chồng bạn xem khả năng con bạn có thể mắc những dạng bệnh hemoglobin di truyền này bao nhiêu phần trăm.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm điện di huyết sắc tố?

Xét nghiệm này không cần bạn phải chuẩn bị gì đặc biệt. Nhưng trước khi làm hãy báo cho bác sĩ biết bạn có đang bị thiếu máu thiếu sắt và đang trong quá trình điều trị bệnh này hay không. Vì thiếu máu thiếu sắt có thể làm cho trị số hemoglobin A2 đo được không chính xác. Ngoài ra bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết mình có truyền máu trong vòng 3 tháng vừa qua không, vì nó cũng có thể làm sai kết quả xét nghiệm

Ngày đi lấy máu xét nghiệm, bạn nên mặc áo thun với tay ngắn để điều dưỡng có thể dễ dàng lấy máu.

Quy trình xét nghiệm điện di huyết sắc tố như thế nào?

Bác sĩ sẽ sát trùng vùng ở cánh tay hay cùi chỏ bằng miếng bông có tẩm thuốc sát trùng hay miếng gạc tẩm cồn. Sau đó bác sĩ sẽ quấn một dải băng đàn hồi quanh đầu cánh tay để ngăn không cho dòng máu lưu thông, làm máu ứ lại phía dưới và các tĩnh mạch sẽ phồng lên. Điều này sẽ giúp việc lấy máu từ tĩnh mạch dễ dàng hơn.

Bác sĩ chích kim tiêm lấy máu vào tĩnh mạch đã phồng lên. Một ống lấy máu sẽ được gắn vào đầu còn lại của kim tiêm.

Khi máu đã được lấy đủ, bác sĩ sẽ lấy kim ra. Sau đó sẽ đè miếng băng bông và băng cá nhân lên chỗ vừa chích để cầm máu.

Bạn nên làm gì sau khi xét nghiệm điện di huyết sắc tố?

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ cho bạn biết thời gian lấy kết quả cũng như hẹn tư vấn chẩn đoán nếu cần thiết.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết qu bình thường

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nồng độ hemoglobin bình thường là:

  • Hb F (trẻ mới sinh): 50% – 80%
  • Hb F (6 tháng tuổi): 8%
  • Hb F (hơn 6 tháng tuổi): 1% – 2%
  • Ở người trưởng thành, mức độ bình thường là:
  • Hb A: 95% – 98%
  • Hb A2: 2% – 3%
  • Hb F: 0.8% – 2%
  • Hb S: 0%
  • Hb C: 0%

Phạm vi giá trị bình thường sẽ khác nhau ở các phòng xét nghiệm khác nhau. Một vài phòng xét nghiệm sẽ dùng phương pháp đo lường khác nhau hay mẫu thử khác nhau. Nói chuyện với bác sĩ về kết quả xét nghiệm có ý nghĩa cụ thể gì.

Kết qu bt thường

Nếu kết quả cho thấy nồng độ hemoglobin bất thường, điều đó có thể gây ra do:

Hội chứng hemoglobin C (rối loạn di truyền dẫn tới thiếu máu trầm trọng).

Bệnh hemoglobin dạng hiếm (một nhóm rối loạn di truyền gây ra hiện tượng sản sinh hay cấu trúc tế bào hồng cầu bất thường).

Hội chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Hội chứng Thalassemia.

Nếu nồng độ hemoglobin của bạn bất thường, phương pháp điều sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Hội chứng hemoglobin C được điều trị với bằng cách bổ sung axit folic để giúp cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu bình thường. Hội chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể điều trị với phương pháp cấy ghép tuỷ xương. Trong trường hợp không thể ghép tủy, bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị để làm giảm bớt triệu chứng. Nếu bạn mắc hội chứng Thalassemia, phương pháp đề xuất của bác sĩ phụ thuộc vào bản chất và độ nghiêm trọng của sự rối loạn.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Kháng thể kháng ty thể

(69)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm kháng thể kháng ti thể (AMA).Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu.Tìm hiểu chungXét nghiệm kháng thể kháng ty thể là gì ?Xét nghiệm ... [xem thêm]

CT cột sống cổ

(93)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp cắt lớp điện toán (CT) cột sống cổBộ phận cơ thể/mẫu thử: cột sốngTìm hiểu chungChụp CT cột sống cổ là gì?Chụp CT cột ... [xem thêm]

Siêu âm tim

(31)
Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim. Lưu ý: Những thông tin dưới ... [xem thêm]

Xét nghiệm viêm gan B

(32)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm viêm gan BBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm viêm gan B là gì?Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là xét nghiệm đo ... [xem thêm]

Điện ký rung giật nhãn cầu

(87)
Tên kĩ thuật y tế: Điện kí rung giật nhãn cầuBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Chuyển động của mắtTìm hiểu chungXét nghiệm điện ký rung giật nhãn cầu là ... [xem thêm]

Cholesterol và triglycerid

(93)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm cholesterol và tryglyceridBộ phận cơ thể/mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm cholesterol và triglycerid là gì?Xét nghiệm cholesterol ... [xem thêm]

Tiêm dưới da xác định bệnh lao

(67)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh laoBộ phận cơ thể/Mẫu thử: DaTìm hiểu chungXét nghiệm tiêm dưới da xác định bệnh lao là ... [xem thêm]

Chụp mạch máu não bằng CT hoặc MRI

(10)
Chụp mạch máu não (Cerebral Angiography) là gì? Túi phình động mạch não giữa bên trái (mũi tên đỏ) trên hình chụp CT mạch máu não và hình chụp mạch máu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN