Đau vùng chậu ở phụ nữ là biểu hiện của bệnh gì?

(4.16) - 69 đánh giá

Đau vùng chậu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể là do bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là viêm ruột thừa hay u nang buồng trứng. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Đau vùng chậu là bệnh gì?

Đau vùng chậu là đau ở phần bụng dưới, vùng từ rốn đến xương chậu. Bệnh gồm đau cấp tính và mạn tính. Đây là tình trạng rất phổ biến.

Những chấn thương vùng chậu đe dọa tính mạng ở vị thành niên cũng như người trưởng thành thường do tai nạn gây ra, chẳng hạn té ngã từ trên cao hay gặp tai nạn xe cộ.

Đau vùng chậu ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ độ tuổi nào từ trẻ em trước dậy thì đến vị thành niên và người cao tuổi.

Cơn đau này có thể là triệu chứng gặp phải trong một số bệnh lý hay vấn đề sức khỏe khác như:

  • Đau bụng kinh: là nguyên nhân phụ khoa phổ biến nhất gây đau vùng chậu trong thời thiếu niên
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Bệnh viêm vùng chậu (PID) và hội chứng Mittelschmerz (chảy máu giữa kì kinh)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Sỏi thận
  • Các bệnh tiêu hóa (ví dụ như táo bón, nhiễm trùng đường tiêu hóa, đau bụng)
  • U nang buồng trứng, u xơ tử cung
  • Sa khung xương chậu, sung huyết vùng xương chậu

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau vùng chậu?

Cơn đau có biểu hiện rất khác nhau thay đổi theo từng người. Các cơn đau có thể âm ỉ hay rõ ràng, liên tục hoặc không liên tục; khác nhau về cường độ từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Cơn đau nặng thường kèm chảy máu (vài giọt, gây ướt đồ lót/ quần áo, chảy xuống chân/ rò bàng quang). Vì vậy, bạn cần phải sử dụng các đồ bảo vệ (đồ lót, tấm lót, tã).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Đau quá nhiều ảnh hưởng đến công việc/thói quen hàng ngày
  • Ảnh hưởng hoạt động tình dục, giảm khả năng âm vật và/ hoặc âm đạo đạt cực khoái: đau khi giao hợp qua đường âm đạo hay khi dương vật cương cứng/xuất tinh, khó tiểu tiện, táo bón, tiểu không tự chủ mạn tính
  • Trong trường hợp như mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai, cần phẫu thuật hay can thiệp ngay lập tức để tránh các biến chứng nghiêm trọng

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây đau vùng chậu?

Các nguyên nhân gây ra cơn đau này có thể là:

Đau vùng chậu cấp tính

Có nhiều nguyên nhân gây ra hoặc góp phần làm đau vùng chậu ở nữ vị thành niên. Khi một bé gái bước vào tuổi dậy thì và bắt đầu có kinh nguyệt, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Cơn đau ở cả nam và nữ đều có khả năng liên quan đến bàng quang, ruột hoặc chức năng tình dục bao gồm các nguyên nhân tiêu hóa và tiết niệu. Cả hai nguyên nhân đều có thể đe dọa tính mạng nếu bệnh dẫn đến viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết và viêm ruột thừa. Các bệnh khác (ví dụ như áp-xe PID, tắc ruột) cũng có thể là nguyên nhân.

Đau vùng chậu mạn tính

Tình trạng này thường liên quan đến các cơ quan sinh dục (ví dụ như phụ nữ thường bị đau vùng chậu lâu hơn sau khi bị nhiễm trùng cấp tính khiến họ gặp vấn đề khi mang thai). Đôi khi, cơn đau gắn liền với vấn đề về ruột hoặc bàng quang kéo dài trong ít nhất 6 tháng. Bệnh có thể liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra bệnh cũng do nhiều nguyên nhân khác, nhưng đôi khi đau mạn tính do hệ thống thần kinh hoạt động bất thường (đau thần kinh) gây ra.

Một số nguyên nhân thường thấy là:

  • Từng phẫu thuật tái thiết vùng chậu (bàng quang, dây chằng, lưới), cắt tử cung, sinh mổ, phẫu thuật tuyến tiền liệt, nhiều ca phẫu thuật ổ bụng (bất kỳ rối loạn về hệ tiêu hóa nào cần phẫu thuật)
  • Mắc rối loạn sức khỏe/ biến chứng thai kỳ (rách, rặn quá mức hay kéo dài quá lâu) thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai, viêm bàng quang kẽ, viêm màng dạ con, hội chứng ruột kích thích (IBS), sa cơ quan chậu, tách cơ thẳng ở bụng, v.v.
  • Từng mắc ung thư phải xạ trị, hóa trị

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh đau vùng chậu?

Đau vùng chậu có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và nữ giới thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau vùng chậu?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung
  • Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ lây lan các bệnh qua đường tình dục
  • Rối loạn chức năng sàn chậu
  • Táo bón kéo dài

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh đau vùng chậu?

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán bằng các bằng các phương pháp sau đây:

Nếu đúng là bị đau vùng chậu, bạn sẽ cần các xét nghiệm chẩn đoán sâu hơn để xác định nguyên nhân cụ thể dẫn đến cơn đau, bao gồm:

Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và khám thực thể phụ trợ, bao gồm:

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đau vùng chậu?

Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Một số phụ nữ cần phải điều trị ở các cơ sở chuyên môn, nơi cung cấp phương pháp điều trị đặc biệt để giảm đau, chẳng hạn như:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đau vùng chậu?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Thai nhi 18 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(94)
Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổiThai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?Thai nhi khi được 18 tuần tuổi có kích thước bằng một trái ớt chuông, ... [xem thêm]

Dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp

(14)
Bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, ớn lạnh, đổ mồ hôi, lo lắng hoặc rụng tóc? Đó là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đã có vấn đề. Tuyến ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì để ngừa ngất xỉu đột ngột?

(96)
Tình trạng ngất xỉu đột ngột không những khiến bạn dễ gặp nguy hiểm mà có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu nước, thiếu máu hay bị dị ... [xem thêm]

Ăn uống và cân nặng sau phẫu thuật ghép tạng

(24)
Chế độ ăn uống và duy trì cân nặng khỏe mạnh là hai trong số nhiều vấn đề được quan tâm hàng đầu sau phẫu thuật ghép tạng.Sau khi phẫu thuật ghép ... [xem thêm]

Bé tập ăn dặm bằng bột chế biến sẵn hay mẹ tự nấu?

(69)
Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại ... [xem thêm]

7 cách làm người ta thích mình mà không thay đổi bản thân

(21)
Bạn đang thấy trái tim loạn nhịp bởi một ai đó mới quen nhưng chẳng biết làm thế nào để thu hút sự chú ý? Khi tìm cách làm người ta thích mình, bạn cần ... [xem thêm]

12 trò chơi kích thích trí não giúp con bạn thông minh hơn

(46)
Làm sao để con bạn không dán mắt vào màn hình smartphone, ipad hay tivi khiến trẻ ngày càng trở nên kém năng động và nghèo trí tưởng tượng? Bạn có thể thử ... [xem thêm]

Gợi ý cho mẹ bầu cách lựa chọn nơi sinh an toàn

(18)
Lựa chọn nơi sinh an toàn nên là vấn đề được quan tâm ngay từ lúc mang thai vì sẽ đóng vai trò giúp mẹ bầu vượt cạn một cách thành công, tốt đẹp.Mang ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN