Bé tập ăn dặm bằng bột chế biến sẵn hay mẹ tự nấu?

(4.32) - 69 đánh giá

Khi bé bắt đầu tập ăn dặm cũng là lúc bạn cần phải suy nghĩ xem nên lựa chọn những thực phẩm nào để tốt cho con em mình. Hiện nay, có rất nhiều loại bột, bánh ăn dặm được chế biến sẵn trên thị trường, bao gồm cả thực phẩm hữu cơ dành cho bé. Thế nhưng, nhiều mẹ bỉm sữa vẫn cố gắng tự tay nấu thức ăn cho con để đảm bảo mình biết rõ các chất dinh dưỡng được cung cấp cho bé.

Bắt đầu từ 4–6 tháng tuổi, hầu hết các bé đã sẵn sàng ăn dặm bổ sung bên cạnh việc bú sữa. Trẻ sẽ ngưng dùng lưỡi đẩy thức ăn ra khỏi miệng mà thay vào đó là bắt đầu phối hợp cử động ở miệng để di chuyển thức ăn vào trong họng và nuốt. Tuy nhiên, dạ dày và đường tiêu hóa nói chung của trẻ còn rất non yếu nên bố mẹ cần thận trọng trong khâu lựa chọn thức ăn cho bé.

Ở thời điểm bé tập ăn dặm, lượng thức ăn mà chúng ăn mỗi bữa thường rất ít, có khi chỉ ăn được mỗi một thìa bột. Do đó, nhiều mẹ thường sử dụng bột ăn dặm chế biến sẵn khi không có nhiều thời gian chế biến thức ăn.

Sử dụng bột chế biến sẵn cho bé tập ăn dặm

Trong giai đoạn đầu khi trẻ có thể bắt đầu ăn được thức ăn mềm, hơi đặc bên cạnh việc bú sữa, nhiều bà mẹ đã lựa chọn sử dụng bột ăn dặm chế biến sẵn cho bé. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột ăn liền với công thức đã được nghiên cứu là phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Các loại bột này cũng rất đa dạng về thành phần để cho mẹ lựa chọn và thay đổi cho trẻ.

Quá trình pha bột cho trẻ ăn cũng đơn giản nên các mẹ sẽ tiết kiệm thêm được ít thời gian để giải quyết công việc khác. Dù vậy, việc tự chuẩn bị và nấu thức ăn dặm cho trẻ từ những thực phẩm tươi ngon vẫn giúp trẻ có nhiều hứng thú hơn trong việc ăn uống. Đa dạng hóa thức ăn vừa giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa để trẻ tìm hiểu nhiều món ăn hơn.

Lợi ích khi tự chuẩn bị thức ăn cho bé tập ăn dặm

Thời gian đầu, bạn nên bột ăn dặm cho bé với một nguyên liệu đơn lẻ trước khi bắt đầu phối hợp nhiều thành phần khác nhau. Điều này giúp bạn dễ phát hiện món ăn có thể gây ra dị ứng ở trẻ. Bạn có thể bắt đầu với những nguyên liệu như rau củ, trái cây xay nhuyễn, các loại đậu, sữa chua.

Những lợi ích thiết thực mà bạn có thể nhận được khi tự tay lựa chọn thức ăn và nấu cho trẻ nhà mình là:

  • Biết chính xác loại thực phẩm mà trẻ ăn
  • Có thể tiết kiệm hơn so với mua các sản phẩm bột ăn liền hay cháo dinh dưỡng ngoài tiệm
  • Tự tay chọn lựa các loại trái cây, rau quả hay những thực phẩm tươi ngon cho bé thay vì chỉ ăn một số rau quả nhất định trong loại bột, cháo ăn liền
  • Tập cho bé thói quen ăn các loại thức ăn giống với bữa ăn của gia đình

Quá trình ăn dặm cùng con chắc chắn không hề dễ dàng, đặc biệt khi bạn muốn tự tay mang đến cho bé những gì tốt nhất. Nhiều mẹ đã từ bỏ việc tự nấu bột, cháo ăn dặm cho con hoặc sử dụng xen kẽ với bột ăn liền vì không có nhiều thời gian hay gặp khó khăn trong bảo quản nguyên liệu. Dù là phương thức nào, bạn cũng cần cân đối đủ các chất dinh dưỡng bổ sung cho trẻ trong giai đoạn này.

Lựa chọn thực phẩm cho bé tập ăn dặm

Ở giai đoạn mới tập ăn dặm, bạn cần cung cấp các thực phẩm giàu sắt, kẽm cho bé. Thực tế, từ 6 tháng tuổi trở đi, nguồn dự trữ sắt trong cơ thể bé giảm dần và lượng sắt trong sữa mẹ thì rất thấp. Theo nghiên cứu của tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ vào năm 2007, từ 9–10 tháng tuổi, 90% lượng sắt và kẽm bé hấp thụ được đến từ những bữa ăn dặm.

Các thực phẩm bạn có thể chế biến thành bột cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn đầu gồm:

  • Các loại rau củ không quá ngọt, như bông cải xanh, bông cải trắng, cải bó xôi, cải xoăn, cà rốt, bí ngòi…
  • Một số loại trái cây quen thuộc như chuối, dâu, thơm (dứa), táo, cam, xoài, đào…
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột gồm khoai tây, cơm, cháo, ngũ cốc…
  • Thực phẩm cung cấp protein và các chất dinh dưỡng cần thiết (như sắt, kẽm) gồm thịt gà, thịt bò, thịt heo, cá, các loại đậu…

Khi chế biến, bạn cần rửa sạch nguyên liệu, nấu chín và xay nhuyễn chúng thành dạng bột hơi sệt. Hãy nhớ, trẻ nhỏ không cần ăn thêm muối và đường nên bạn không cần nêm thêm gia vị khi cho trẻ ăn dặm. Thức ăn quá mặn sẽ không tốt cho thận và đường thì có khả năng gây ra sâu răng.

Một số lưu ý khi bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm

Ngoài ra, có một số thực phẩm dễ gây dị ứng thường thấy là:

  • Sữa bò
  • Trứng
  • Động vật có vỏ
  • Đậu nành
  • Thực phẩm có gluten như lúa mì, lúa mạch…
  • Đậu phộng

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm với một loại thực phẩm mới nào, các mẹ cần chú ý quan sát, theo dõi các biểu hiện dị ứng có xuất hiện hay không để can thiệp kịp thời.

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo rằng mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé được ít nhất là 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy có thể cho bé ăn dặm sớm hơn nhưng theo khuyến cáo, bạn không nên cho bé dưới 3 tháng tuổi ăn dặm các loại rau củ chứa nhiều nitrate như cà rốt, các loại đậu có màu xanh hay rau chân vịt,…

Mách mẹ một số mẹo nhỏ nấu bột, cháo ăn dặm cho con

Tự nấu ăn cho con mang nhiều lợi ích thiết thực nhưng cũng có một số bất lợi đối với mẹ, vì thế một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian cũng như chuẩn bị cho con bữa ăn đơn giản nhưng đầy đủ dưỡng chất:

  • Món ăn không nên có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể.
  • Bạn cần cẩn trọng khi sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn. Thức ăn có thể không được hâm nóng đều trong lò vi sóng, khiến cho một số chỗ có nhiệt độ cao hơn chỗ khác. Do đó, bé có thể bị bỏng nếu ăn phải chỗ thức ăn nóng hơn. Để tránh khỏi trường hợp trên, bạn hãy trộn đều thức ăn sau khi hâm nóng bằng lò vi sóng và chờ vài phút trước khi cho bé ăn.
  • Chỉ lấy vừa đủ lượng thức ăn mà bé cần và bỏ đi những thức ăn thừa của bé. Nước bọt lẫn trong thức ăn cũ tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dễ dẫn đến ôi thiu.
  • Đừng cho bé ăn thức ăn có nhiều đường, đặc biệt là mật ong. Những thực phẩm này có thể khiến con có nguy cơ mắc phải ngộ độc độc tố và dễ dẫn đến tử vong.

Tự chuẩn bị thức ăn cho trẻ là một điều không quá khó khăn nhưng cũng chẳng phải dễ dàng, nhất là đối với các bà mẹ bận rộn. Tuy nhiên, nếu biết cách quản lý, sắp xếp thời gian và kiên trì trong việc lên thực đơn ăn dặm, bạn sẽ đảm bảo được chất lượng các bữa ăn, giúp bé phát triển khỏe mạnh, vui vẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Con bạn có đang trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt?

(34)
Trong năm đầu đời của bé, sẽ có những giai đoạn mà bạn cảm thấy con đột ngột tăng cân, dài hơn rất nhiều và chu vi vòng đầu lớn thêm một cách thật ... [xem thêm]

Nhiễm toan xeton do bệnh tiểu đường

(19)
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một trong các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh cùng tên này, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời xử ... [xem thêm]

Rụng tóc ở nam giới và những thông tin cần biết

(21)
Rụng tóc ở nam giới đang là vấn đề khá khó chịu với nhiều quý ông do nhiều nguyên nhân, như chế độ ăn uống kém, thiếu khoáng chất, do thuốc men, căng ... [xem thêm]

Nguyên nhân ung thư vòm họng bắt nguồn từ đâu?

(74)
Một số nguyên nhân ung thư vòm họng thường thấy gồm nhiễm virus papilloma (đặc biệt là HPV 16 và HPV 18), nghiện rượu và thường xuyên hút thuốc lá.Các chuyên ... [xem thêm]

8 dấu hiệu giúp bạn biết được trứng bám vào tử cung

(35)
Trứng bám vào tử cung thành công là một bước quan trọng quyết định bạn có mang thai hay không. Quá trình này cũng có thể biểu hiện bằng một số dấu hiệu ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về súc miệng

(90)
Trong suốt 8 tiếng đồng hồ ban đêm rất nhiều vấn đề có thể xảy ra với răng miệng, đặc biệt khi bạn ngủ vì lúc này là thời điểm vi khuẩn tích tụ ... [xem thêm]

Hãy cẩn trọng khi bạn chữa bệnh “dĩ độc trị độc”!

(92)
Phương pháp chữa bệnh dĩ độc trị độc được đồn thổi với khả năng thần kỳ, giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Liệu cách điều trị dùng các nguyên ... [xem thêm]

Dị ứng nguyên tiềm ẩn trong thức ăn mà bạn không ngờ đến

(12)
Phản ứng dị ứng với thức ăn là rất phổ biến và cũng thường rất nguy hiểm. Những phản ứng dị ứng khác có thể được khởi phát bởi các phần tử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN