Gợi ý cho mẹ bầu cách lựa chọn nơi sinh an toàn

(3.88) - 18 đánh giá

Lựa chọn nơi sinh an toàn nên là vấn đề được quan tâm ngay từ lúc mang thai vì sẽ đóng vai trò giúp mẹ bầu vượt cạn một cách thành công, tốt đẹp.

Mang thai và sinh con là một phần tự nhiên của cuộc sống. Chị em thường mong muốn mình sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và sau đó vượt cạn an toàn. Thế nhưng, điều đó không phải lúc nào cũng thành hiện thực bởi có rất nhiều biến chứng luôn rình rập, đe dọa sức khỏe của bạn và trẻ. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu những nơi sinh an toàn để giúp bạn chọn được nơi sinh an toàn phù hợp với mình.

Quyết định nơi sinh

Sự lựa chọn về nơi sinh phụ thuộc vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe và nơi bạn sinh sống. Dù lựa chọn nơi nào, đó phải là nơi bạn thấy phù hợp nhất.

Nếu bạn có thể trạng ổn định và được đánh giá là ít gặp rắc rối về sức khỏe khi sinh thì bạn có thể nghĩ đến phương án sinh ở nhà hộ sinh, bệnh viện đa khoa tỉnh gần nhà. Tuy nhiên, nếu lựa chọn hình thức này, bạn cần phải cân nhắc đến việc nếu gặp biến chứng khi sinh, bạn sẽ phải chuyển đến bệnh viện chuyên khoa sản như thế nào và mất bao lâu.

Mẹ bầu nên sinh con ở bệnh viện chuyên khoa sản như Từ Dũ, Hùng Vương, Bệnh viện Phụ sản Trung ương… nếu mắc phải một số bệnh nhất định. Ở bệnh viện, các bác sĩ sẽ có mặt kịp thời để giúp đỡ nếu bạn gặp phải bất cứ biến chứng gì trong quá trình sinh.

Thai phụ và người thân cũng nên tìm hiểu tất cả các thông tin cần thiết để lựa chọn nơi sinh. Dù đã lựa chọn, bạn vẫn có thể thay đổi ý kiến. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, một số nơi sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn như:

  • Trung tâm sinh sản
  • Bác sĩ sản khoa
  • Khoa sản ở bệnh viện

Đừng ngần ngại đặt các câu hỏi nếu bạn thắc mắc về điều gì. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến người thân và bạn bè.

Sinh tại nhà

Nếu cả bạn và bé đều khỏe mạnh, bạn có thể chọn sinh ở nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu có nguy cơ cao về biến chứng trong thời gian mang thai thì đây chưa hẳn là lựa chọn an toàn, đúng đắn.

Khi vượt cạn tại nhà, bạn cần nhờ một bác sĩ sản khoa đến hỗ trợ và cần phải sắp xếp để được chuyển đến bệnh viện ngay lập tức trong trường hợp chẳng may gặp biến chứng. Một số bất lợi khi sinh ở nhà:

  • Luôn phải chuẩn bị trước tinh thần cần được đưa bệnh viện ngay nếu tình trạng không kiểm soát được.
  • Không thể gây tê ngoài màng cứng.

Nếu sinh đôi hoặc sinh mổ trước đó thì sinh con ở bệnh viện vẫn là sự lựa chọn an toàn hơn cả.

Nhà hộ sinh hoặc trung tâm sinh sản

Dù nhà hộ sinh không phải là một sự lựa chọn phổ biến hiện nay, tuy nhiên, với tình trạng các bệnh viện luôn đông đúc và quá tải, nhà hộ sinh lại trở thành phương án nên được cân nhắc. Lợi ích của việc sinh ở nhà hộ sinh:

  • Môi trường thoải mái và thư giãn hơn ở bệnh viện.
  • Bạn và con yêu có thể được chăm sóc chuyên nghiệp và kỹ lưỡng hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc những điều sau:

  • Nếu gặp biến chứng, bạn vẫn sẽ phải tốn thời gian để chuyển đến bệnh viện.
  • Mẹ bầu sẽ không được hỗ trợ một số phương pháp giảm đau như gây tê ngoài màng cứng.

Nhà hộ sinh và trung tâm sinh sản địa phương là lựa chọn dành cho những phụ nữ mang thai bình thường. Nếu bạn mắc phải các bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao… thì lựa chọn này không phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu vẫn kiên quyết sinh tại đây, hãy tính đến việc chuyển đến bệnh viện lớn hơn khi gặp phải biến chứng. Một số câu hỏi mà bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn sẽ vượt cạn ở đây:

  • Nếu phải chuyển đến bệnh viện thì phải tốn bao lâu?
  • Nếu phải chuyển viện thì bạn sẽ được chuyển đến bệnh viện nào?

Sinh ở bệnh viện

Sinh ở bệnh viện luôn là lựa chọn phổ biến của đa số phụ nữ. Khi vượt cạn tại đây, bạn sẽ được hỗ trợ bởi các bác sĩ và thiết bị y tế tiên tiến. Mẹ bầu cũng được cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn về thủ thuật y khoa khi sinh. Lợi ích của việc sinh con ở bệnh viện:

  • Được tiếp cận trực tiếp với bác sĩ sản khoa, bác sĩ gây mê và bác sĩ nhi khoa.
  • Bạn có thể đề nghị các dịch vụ hỗ trợ
  • Bạn có thể được mổ lấy thai ngay nếu cần
  • Có đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh.

Có một số điều bạn nên suy nghĩ khi sinh con ở bệnh viện:

  • Sau khi sinh xong, bạn ở lại bệnh viện bao lâu?
  • Bạn sẽ được bác sĩ nào hỗ trợ trong quá trình sinh?

Nếu ở nơi bạn sống có nhiều bệnh viện để lựa chọn, hãy tìm hiểu thông tin của từng chỗ để quyết định xem nơi nào tốt nhất. Dưới đây là một số câu hỏi mà mẹ bầu có thể hỏi bác sĩ:

  • Các thủ tục sinh nở ở bệnh viện như thế nào?
  • Các phương pháp giảm đau mà bạn có thể lựa chọn?
  • Có thiết bị hỗ trợ sinh sản mà bệnh viện có?
  • Sau khi sinh tôi phải ở bệnh viện bao lâu?

Khi đã quyết định, bạn vẫn có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Hãy hỏi bác sĩ về những điều mà bạn còn đang thắc mắc.

Câu hỏi mà bạn muốn biết khi lựa chọn nơi sinh

Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể thắc mắc khi quyết định nơi sinh:

  • Cha mẹ, người thân hoặc bạn bè có được ở trong phòng sinh hay không?
  • Bạn có thể di chuyển khi chuyển dạ và tìm một tư thế phù hợp để sinh không?
  • Những điều cần lưu ý khi dùng phương pháp giục sinh, phương pháp giảm đau?
  • Ở chỗ bạn chọn có gây tê ngoài màng cứng không?
  • Sau khi sinh mất bao lâu thì mới được về nhà?
  • Nếu bé sinh ra bị ốm thì ở bệnh viện có các dịch vụ y tế nào?
  • Có ai hỗ trợ bạn cho bé bú mẹ không?
  • Có ai hỗ trợ bạn cho bé bú bình không?
  • Sau khi chào đời, bé sẽ ở với mẹ hay ở phòng chăm sóc đặc biệt nào đó?
  • Việc thăm nuôi có quy tắc nào không?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra?

(75)
Nếu bạn bị dị ứng và bệnh suyễn, có những phương pháp điều trị có thể để giải quyết cả hai. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về kết nối giữa dị ... [xem thêm]

Hiểu về nguyên nhân bị hắc lào và cách phòng bệnh hiệu quả

(44)
Có nhiều nguyên nhân bị hắc lào mà bạn dễ dàng mắc phải trong sinh hoạt thường ngày. Việc tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn biết cách phòng ... [xem thêm]

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

(19)
Thời điểm tháng 3 – 4 là lúc mà bệnh thủy đậu bùng phát ở trẻ cũng như người lớn. Nhiều bậc cha mẹ vì chưa kịp trang bị những kiến thức cần thiết ... [xem thêm]

9 cách dạy con tự lập, trẻ 3 tuổi có thể làm được

(90)
Dạy con tự lập ngay từ khi trẻ còn nhỏ là điều rất cần thiết. Trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không ỷ lại, dựa ... [xem thêm]

Tìm hiểu mức độ an toàn của việc đặt vòng tránh thai sau sinh

(87)
Các mẹ vừa sinh luôn bận rộn chăm sóc cho thành viên mới trong gia đình mình và muốn dành mọi quan tâm cho bé trong những năm đầu đời. Trong giai đoạn này, ... [xem thêm]

Vì sao vợ bạn không hứng thú chuyện chăn gối?

(94)
Khi phụ nữ không hứng thú chuyện chăn gối, không phải lúc nào cũng là do cô ấy đang giận dỗi mà cũng có thể là vì bạn chưa biết cách hấp dẫn vợ ... [xem thêm]

Phương pháp trị sẹo rỗ đáy vuông: Nỗi ám ảnh sau mụn

(55)
Sẹo rỗ đáy vuông là một biến thể nặng của sẹo rỗ, thường hình thành sau mụn. Điều trị sẹo rỗ đáy vuông tại nhà thường không đạt hiệu quả cao và ... [xem thêm]

Dầu khuynh diệp có thật sự an toàn cho trẻ nhỏ?

(68)
Dầu khuynh diệp là sản phẩm được ưa chuộng từ nhiều năm nay vì đem lại nhiều tác dụng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chưa hẳn có thể sử dụng được loại dầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN