Thuốc fentanyl

(4.46) - 85 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc fentanyl là gì?

Thuốc fentanyl là một trong những thuốc giảm đau có tác dụng gây mê thường được dùng để giảm những cơn đau nghiêm trọng hoặc đau sau phẫu thuật bằng cách tác động lên não hoặc hệ thần kinh trung ương.

Bạn nên sử dụng thuốc fentanyl như thế nào?

Bạn sẽ được bác sĩ hoặc nhân viên tiêm thuốc fentanyl với liều theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn có thể hỏi bác sĩ về bất kì thông tin nào trên nhãn mà bạn không rõ.

Bạn nên bảo quản thuốc fentanyl như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc fentanyl ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc fentanyl cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn để giảm đau trước khi phẫu thuật:

Bạn sẽ được tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm liều 50-100 mcg khoảng 30-60 phút trước khi phẫu thuật.

Liều thông thường cho người lớn để hỗ trợ gây tê cục bộ:

Bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch chậm 25-100 mcg khoảng 1-2 phút.

Liều thông thường cho người lớn để gây tê toàn thân:

Đối với tiểu phẫu, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch liều 0,5 – 2 mcg/kg.

Đối với những phẫu thuật lớn, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch liều khởi đầu 2-20 mcg/kg, sau đó bạn sẽ được truyền liều duy trì 1-2 mcg/kg mỗi giờ, ngưng truyền khoảng 30-60 phút trước khi kết thúc phẫu thuật, giới hạn tổng liều của fentanyl là 10-15 mcg/kg để theo dõi nhanh và rút đầu kim.

Đối với liều hiệu chỉnh (ít khi sử dụng), bạn sẽ đươc tiêm tĩnh mạch liều 20-50 mcg/kg.

Liều thông thường cho người lớn để giảm đau (chỉ định này chưa được thông qua, bạn nên hạn chế áp dụng):

Bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch nhanh 1-2 mcg/kg hoặc liều 25-100 mcg khi cần thiết hoặc truyền tĩnh mạch liên tục 1-2 mcg/kg mỗi giờ hoặc 25-200 mcg mỗi giờ.

Đối với cơn đau nặng, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp liều 50-100 mcg mỗi 1-2 giờ khi cần thiết (những bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid có thể cần liều lớn hơn).

Liều dùng thuốc fentanyl cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh. Thuốc này có thể không an toàn cho trẻ. Bạn cần hiểu rõ về an toàn của thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Thuốc fentanyl có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc fentanyl có dạng thuốc tiêm fentanyl citrate và hàm lượng 50 mcg fentanyl trong 1 ml.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc fentanyl?

Như các loại thuốc khác, thuốc fentanyl có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng phụ này hiếm gặp và không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào sau đây:

  • Đau ngực hoặc khó chịu ở ngực;
  • Khó thở;
  • Thở nhanh hoặc chậm;
  • Cảm giác lâng lâng, chóng mặt, hoặc ngất xỉu;
  • Môi, móng tay hoặc da nhợt nhạt hoặc xanh xao;
  • Tim đập nhanh hoặc chậm hoặc loạn nhịp;
  • Cứng cơ nặng;
  • Mệt mỏi bất thường;
  • Tầm nhìn mờ, thay đổi nhận thức, lẫn lộn;
  • Ho, khó nuốt, cảm lạnh, đau đầu, nổi mẫn;
  • Khó cử động mắt, khó ngồi, mí mắt mấp máy hoặc co thắt thường xuyên;
  • Ngứa, hạ huyết áp, bồn chồn, nghe tiếng đạp thình thịch trong tai;
  • Bọng mắt, sưng mí mắt hoặc xung quanh mắt, mặt, môi hoặc lưỡi;
  • Ảo giác;
  • Phát ban da, thè lưỡi một cách vô thức, ra nhiều mồ hôi, cổ, chân, tay chuyển động không kiểm soát;
  • Thay đổi sắc mặt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc fentanyl bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc fentanyl, bạn nên:

  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc, tá dược của thuốc;
  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc loài động vật nào;
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em và người lớn tuổi;
  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe nào, hoặc bạn đang dùng thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với fentanyl.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc fentanyl có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với fentanyl khi dùng chung:

  • Atazanavir;
  • Boceprevir;
  • Cobicistat;
  • Lopinavir;
  • Mifepristone;
  • Naltrexone;
  • Nelfinavir;
  • Ritonavir;
  • Saquinavir;
  • Telaprevir;
  • Tipranavir;
  • Abiraterone;
  • Acepromazine;
  • Alefacept;
  • Alfentanil;
  • Almotriptan;
  • Alprazolam;
  • Amiodarone;
  • Amisulpride;
  • Amitriptyline;
  • Amlodipine;
  • Amobarbital;
  • Amoxapine;
  • Amprenavir;
  • Anileridine;
  • Aprepitant;
  • Aripiprazole;
  • Asenapine;
  • Atorvastatin;
  • Baclofen;
  • Benperidol;
  • Bicalutamide;
  • Blinatumomab;
  • Bromazepam;
  • Brompheniramine;
  • Buprenorphine;
  • Buspirone;
  • Butabarbital;
  • Butalbital;
  • Butorphanol;
  • Carbamazepine;
  • Carbinoxamine;
  • Carisoprodol;
  • Carphenazine;
  • Ceritinib;
  • Chloral Hydrate;
  • Chlordiazepoxide;
  • Chlorpheniramine;
  • Chlorpromazine;
  • Chlorzoxazone;
  • Cimetidine;
  • Ciprofloxacin;
  • Citalopram;
  • Clarithromycin;
  • Clobazam;
  • Clonazepam;
  • Clorazepate;
  • Clorgyline;
  • Clozapine;
  • Cocaine;
  • Codeine;
  • Conivaptan;
  • Crizotinib;
  • Cyclobenzaprine;
  • Cyclosporine;
  • Dabrafenib;
  • Darunavir;
  • Delavirdine;
  • Desipramine;
  • Desogestrel;
  • Desvenlafaxine;
  • Dexmedetomidine;
  • Dextromethorphan;
  • Diacetylmorphine;
  • Diazepam;
  • Dichloralphenazone;
  • Dienogest;
  • Difenoxin;
  • Dihydrocodeine;
  • Diltiazem;
  • Diphenhydramine;
  • Diphenoxylate;
  • Dolasetron;
  • Donepezil;
  • Doxepin;
  • Doxylamine;
  • Droperidol;
  • Drospirenone;
  • Duloxetine;
  • Eletriptan;
  • Enflurane;
  • Enzalutamide;
  • Erythromycin;
  • Escitalopram;
  • Estazolam;
  • Estradiol;
  • Eszopiclone;
  • Ethchlorvynol;
  • Ethinyl estradiol;
  • Ethopropazine;
  • Ethylmorphine;
  • Ethynodiol;
  • Etonogestrel;
  • Flibanserin;
  • Fluconazole;
  • Flunitrazepam;
  • Fluoxetine;
  • Fluphenazine;
  • Flurazepam;
  • Fluspirilene;
  • Fluvoxamine;
  • Fosamprenavir;
  • Fosaprepitant;
  • Fosphenytoin;
  • Fospropofol;
  • Frovatriptan;
  • Furazolidone;
  • Ginkgo Biloba;
  • Goldenseal;
  • Golimumab;
  • Granisetron;
  • Halazepam;
  • Haloperidol;
  • Halothane;
  • Hexobarbital;
  • Hydrocodone;
  • Hydromorphone;
  • Hydroxytryptophan;
  • Hydroxyzine;
  • Idelalisib;
  • Imatinib;
  • Imipramine;
  • Indinavir;
  • Iproniazid;
  • Isocarboxazid;
  • Isoflurane;
  • Isoniazid;
  • Itraconazole;
  • Ketamine;
  • Ketazolam;
  • Ketobemidone;
  • Ketoconazole;
  • Levomilnacipran;
  • Levonorgestrel;
  • Levorphanol;
  • Linezolid;
  • Lithium;
  • Lomitapide;
  • Lorazepam;
  • Lorcaserin;
  • Lumacaftor;
  • Meclizine;
  • Melperone;
  • Meperidine;
  • Mephobarbital;
  • Meprobamate;
  • Meptazinol;
  • Mesoridazine;
  • Mestranol;
  • Metaxalone;
  • Methadone;
  • Methdilazine;
  • Methocarbamol;
  • Methohexital;
  • Methotrimeprazine;
  • Methylene Blue;
  • Miconazole;
  • Midazolam;
  • Milnacipran;
  • Mirtazapine;
  • Moclobemide;
  • Molindone;
  • Moricizine;
  • Morphine;
  • Morphine Sulfate Liposome;
  • Nalbuphine;
  • Naratriptan;
  • Nefazodone;
  • Nialamide;
  • Nicardipine;
  • Nicomorphine;
  • Nifedipine;
  • Nilotinib;
  • Nitrazepam;
  • Nitrous Oxide;
  • Norelgestromin;
  • Norethindrone;
  • Norgestimate;
  • Norgestrel;
  • Nortriptyline;
  • Olanzapine;
  • Opium;
  • Opium Alkaloids;
  • Orphenadrine;
  • Osimertinib;
  • Ospemifene;
  • Oxazepam;
  • Oxycodone;
  • Oxymorphone;
  • Palonosetron;
  • Papaveretum;
  • Paregoric;
  • Pargyline;
  • Paroxetine;
  • Pazopanib;
  • Pentazocine;
  • Pentobarbital;
  • Perazine;
  • Periciazine;
  • Perphenazine;
  • Phenelzine;
  • Phenobarbital;
  • Phenytoin;
  • Pimozide;
  • Piperacetazine;
  • Piperaquine;
  • Pipotiazine;
  • Piritramide;
  • Posaconazole;
  • Prazepam;
  • Primidone;
  • Procarbazine;
  • Prochlorperazine;
  • Promazine;
  • Promethazine;
  • Propofol;
  • Propoxyphene;
  • Quazepam;
  • Quetiapine;
  • Ramelteon;
  • Ranitidine;
  • Ranolazine;
  • Rasagiline;
  • Regorafenib;
  • Remifentanil;
  • Remoxipride;
  • Rifabutin;
  • Rifampin;
  • Rifapentine;
  • Rizatriptan;
  • Safinamide;
  • Secobarbital;
  • Secukinumab;
  • Selegiline;
  • Sertindole;
  • Sertraline;
  • Sibutramine;
  • Siltuximab;
  • Sodium
  • Oxybate;
  • St John’s Wort;
  • Sufentanil;
  • Sulpiride;
  • Sumatriptan;
  • Suvorexant;
  • Tapentadol;
  • Telithromycin;
  • Temazepam;
  • Thiethylperazine;
  • Thiopental;
  • Thiopropazate;
  • Thioridazine;
  • Ticagrelor;
  • Tilidine;
  • Tizanidine;
  • Tolonium chloride;
  • Toloxatone;
  • Topiramate;
  • Tramadol;
  • Tranylcypromine;
  • Trazodone;
  • Triazolam;
  • Trifluoperazine;
  • Trifluperidol;
  • Triflupromazine;
  • Trimeprazine;
  • Troleandomycin;
  • Tryptophan;
  • Venlafaxine;
  • Verapamil;
  • Vilazodone;
  • Voriconazole;
  • Vortioxetine;
  • Zaleplon;
  • Zileuton;
  • Ziprasidone;
  • Zolmitriptan;
  • Zolpidem;
  • Zopiclone;
  • Zotepine;
  • Azithromycin;
  • Clotrimazole;
  • Dirithromycin;
  • Econazole;
  • Josamycin;
  • Mepartricin;
  • Miokamycin;
  • Nevirapine;
  • Rokitamycin;
  • Roxithromycin;
  • Spiramycin.

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng đến thuốc fentanyl không?

Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc fentanyl?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Chậm nhịp tim;
  • Gặp vấn đề khi thở hoặc thở khó;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD;
  • Vấn đề về nhịp tim như kéo dài khoảng QT;
  • Tăng huyết áp;
  • Tiền sử u não;
  • Tiền sử chấn thương đầu;
  • Bệnh tim;
  • Hạ kali máu;
  • Hạ magie máu;
  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một lieu?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rizatriptan là gì?

(90)
Tác dụngTác dụng của Rizatriptan là gì?Rizatriptan được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu. Nó giúp giảm nhức đầu, đau và các triệu chứng đau ... [xem thêm]

Thuốc acetazolamide

(81)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc acetazolamide là gì?Acetazolamide được sử dụng để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của bệnh say độ cao. Thuốc này ... [xem thêm]

Bidacin®

(69)
Tên gốc: diacerein 50mg, tá dượcPhân nhóm: các thuốc khác tác động lên hệ cơ-xươngTên biệt dược: Bidacin®Tác dụngTác dụng của thuốc Bidacin® là gì?Bidacin® ... [xem thêm]

Rezoclav

(34)
Thành phần: amoxicilin trihydrat 500mg, kali clavulanat 62,5mgPhân nhóm: thuốc kháng sinh – PenicillinTên biệt dược: RezoclavTác dụngTác dụng của thuốc Rezoclav là ... [xem thêm]

Cellcept®

(82)
Tên gốc: mycophenolate mofetilTên biệt dược: Cellcept®Phân nhóm: thuốc ức chế miễn dịchTác dụngTác dụng của thuốc Cellcept® là gì?Thuốc Cellcept® thường ... [xem thêm]

Thuốc Hibitane® 5% Concentrate

(78)
Tên gốc: chlorhexidine gluconateTên biệt dược: Hibitane® 5% ConcentratePhân nhóm: thuốc khử trùng và sát trùng daTác dụngTác dụng của thuốc Hibitane® 5% Concentrate là ... [xem thêm]

Deferoxamine

(100)
Tác dụngTác dụng của deferoxamine là gì?Deferoxamine được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác (như gây nôn bằng siro ipecac, bơm dạ dày) để ... [xem thêm]

Invokana®

(94)
Tên gốc: canagliflozinPhân nhóm: thuốc trị bệnh tiểu đườngTên biệt dược: Invokana®Tác dụngTác dụng của thuốc Invokana® là gì?Invokana® là một loại thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN