Dầu mè trị rụng tóc và giúp tóc đen bóng, không bị bạc!

(3.69) - 24 đánh giá

Dầu mè vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm có nhiều tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe như giúp giảm huyết áp và điều hòa lượng đường trong máu. Đặc biệt, dầu mè còn được nhiều phụ nữ tin dùng trong việc chăm sóc tóc và da đầu.

Dầu mè là loại dầu được chiết xuất từ hạt mè. Ngoài dùng để gia tăng hương vị cho thức ăn, loại dầu này còn được dùng trong việc chăm sóc tóc và da đầu, vì chúng có chứa các loại axit béo như omega-3, omega-6, omega-9…, kích thích sự tăng trưởng của tóc và giúp da đầu luôn khỏe mạnh.

Công dụng của dầu mè đối với tóc

Điều trị tình trạng tóc bạc sớm

Bạn có thể xoa bóp tóc và da đầu bằng dầu mè để ngăn ngừa hiện tượng tóc bạc sớm, giữ màu tóc tự nhiên lâu hơn. Trên thực tế, dầu mè có đặc tính làm đen tóc. Vì vậy, bạn nên sử dụng thường xuyên loại dầu này để giúp cho tóc đen và khỏe mạnh hơn.

Giúp tóc dài nhanh

Dầu mè giúp cải thiện tuần hoàn máu dưới lớp da đầu, do đó giúp tóc mọc nhanh hơn. Ngoài ra, loại dầu này cũng có tính thẩm thấu cao, giúp làm lành những tổn thương do hóa chất và cung cấp dưỡng chất cho tóc cũng như các nang tóc.

Bảo vệ tóc tránh khỏi tia UV

Dầu mè còn là một chất chống nắng tự nhiên cho tóc. Bôi dầu mè lên da đầu sẽ giúp tóc của bạn tránh được những tổn hại có thể xảy ra trong thời gian dài tiếp xúc với ánh nắng. Dầu mè sẽ tạo thành một lớp bảo vệ xung quanh sợi tóc, giữ cho tóc an toàn trước những tia cực tím gây hại cũng như các tác động xấu của ô nhiễm môi trường.

Điều trị chấy tóc

Một lợi ích khác nữa của dầu mè là sử dụng kết hợp với các loại tinh dầu khác để điều trị chấy tóc. Thường xuyên ủ tóc bằng dầu mè trước khi gội đầu cũng có tác dụng tương tự. Dầu mè có tính kháng khuẩn, do đó nó cũng có thể giúp da đầu kiểm soát được nấm và tình trạng nhiễm khuẩn.

Làm dịu mát

Dầu mè còn có đặc tính làm dịu. Nhiệt độ nóng có thể làm hỏng các nang tóc. Dầu mè hoạt động như một chất làm mát, tác động từ bên trong và nuôi dưỡng da đầu cả trong lẫn ngoài, ngăn ngừa các tổn thương cho da đầu và các nang tóc.

Trị gàu

Bạn nên massage da đầu bằng dầu mè mỗi tối, trước khi đi ngủ, giúp điều trị gàu cũng như ngăn ngừa tình trạng gàu.

Giảm tình trạng khô da đầu

Dầu mè có tác dụng giảm tình trạng khô da đầu hiệu quả khi kết hợp với một số chất khác.

Để giảm tình trạng da đầu bị khô, bạn có thể trộn nước ép từ các loại củ, dầu mè và nước cốt chanh với tỷ lệ bằng nhau. Hỗn hợp này sẽ là một loại thuốc vừa an toàn và hiệu quả để giải quyết tình trạng khô da đầu. Bạn có thể dùng tay bôi hỗn hợp vào da đầu, xoa bóp theo vòng tròn, sau đó ủ qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau.

Để có kết quả tốt hơn, bạn nên ngâm một chiếc khăn trong nước nóng, vắt khô và quấn quanh đầu sau khi bôi hỗn hợp này, giữ trong 30 phút rồi gội lại bằng dầu gội đầu. Nhiệt sẽ giúp cho hỗn hợp dầu thâm nhập và điều trị da đầu của bạn sâu hơn.

Bạn nên lưu ý, tình trạng khô da thường do sự thiếu hụt các loại thực phẩm cấp nước cho da và các chất lỏng trong chế độ ăn uống của bạn. Mặc dù dầu mè nuôi dưỡng da đầu và kiểm soát tình trạng khô da, bạn cần phải sử dụng thêm các biện pháp chống khô da đầu và gàu khác. Vì vậy, bạn cần uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều loại trái cây tươi và rau.

Bạn cũng nên đảm bảo ăn nhiều quả hạch và các loại hạt giúp cung cấp các axit béo thiết yếu cho da. Ngoài ra, bạn không nên gội đầu bằng nước nóng, vì nước nóng sẽ lấy hết những chất dầu tự nhiên trong tóc, gây khô và rụng tóc.

Giúp tóc bóng mượt

Để tóc bóng mượt hơn, bạn cần cọ xát 2−3 giọt dầu mè vào lòng bàn tay, sau đó xoa vào tóc. Phương pháp này không chỉ giúp tăng thêm độ bóng cho tóc mà còn có tác dụng như dầu xả khô.

Cân bằng sâu

Bạn cần làm nóng dầu và kết hợp với các loại dầu xả có tác dụng nuôi dưỡng sâu. Sau đó, dùng hỗn hợp thoa lên tóc và ủ trong ít nhất một giờ. Để có kết quả tối đa, bạn nên ủ tóc qua đêm.

Phục hồi tóc hư tổn

Dầu mè có tính thẩm thấu cao và có tác dụng tuyệt vời trong việc phục hồi tóc bị hư tổn bởi quá trình nuôi dưỡng tóc và da đầu từ sâu bên trong.

Điều trị rụng tóc do căng thẳng

Căng thẳng là một trong những thủ phạm đằng sau chứng rụng tóc. Do tính chất làm mát tuyệt vời nên dầu mè có thể giúp giảm bớt tình trạng rụng tóc do căng thẳng.

Dầu mè là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tóc. Vậy còn chần chừ gì mà bạn không bổ sung dầu mè vào bữa ăn hằng ngày của mình nhỉ?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 bí quyết ăn uống lành mạnh khi dự tiệc

(48)
Tham gia một bữa tiệc với vô số món ăn hấp dẫn nhưng không phải món nào cũng tốt cho sức khỏe, do đó, bạn cần vạch sẵn kế hoạch ăn uống lành mạnh khi ... [xem thêm]

Ăn gì giúp học tốt, thi đậu?

(24)
Vào mùa thi hoặc mùa hạch toán sổ sách, bạn cần có nhiều năng lượng hơn để tập trung học tập, làm việc và ghi nhớ lượng kiến thức đồ sộ. Vì thế, ... [xem thêm]

Uống vaccine phòng bệnh dịch tả để kiểm soát bệnh

(37)
Bệnh dịch tả (hay còn gọi là bệnh tả) là bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do vi khuẩn vibrio cholera gây ra. Triệu chứng ban đầu thường khiến chúng ta ... [xem thêm]

Testosterone thấp và tất tần tật những thứ liên quan

(85)
Một loạt các triệu chứng có thể xuất hiện nếu như sự sản sinh testosterone giảm mạnh xuống mức dưới bình thường. Các dấu hiệu của tình trạng này ... [xem thêm]

3 dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý sau khi phá thai

(83)
Những biến chứng sau khi phá thai là rất hiếm xảy ra nếu bạn thực hiện phẫu thuật ở các cơ sở uy tín. Tuy nhiên, nếu phát hiện những dấu hiệu sau, bạn ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết trước khi dùng thuốc ngủ

(26)
Thuốc ngủ có thể giúp bạn ngủ dễ dàng khi bị căng thẳng hoặc do những tình trạng khác làm bạn tỉnh táo. Tất cả thuốc ngủ thường được bác sĩ kê toa ... [xem thêm]

Dịch âm đạo khi mang thai thế nào là bình thường?

(95)
Dịch âm đạo ở mẹ bầu qua từng giai đoạn sẽ đại diện cho các tình trạng khác nhau, từ hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể cho đến nguy ... [xem thêm]

Mẹo để có chuyến đi dã ngoại không lo dị ứng

(53)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN