Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

(3.57) - 63 đánh giá

Khi trẻ bị viêm tai giữa, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc vệ sinh tai mũi họng đúng cách cho trẻ cũng góp phần giúp bệnh nhanh khỏi.

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa (phía sau màng nhĩ). Đây là một tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ khó chịu, đau nhức ở tai, sốt và nghe không rõ. Vậy biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không và làm cách nào để chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé.

Biểu hiện trẻ bị viêm tai giữa cấp?

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tai giữa nhất vì hệ miễn dịch và ống Ot-tát trong tai vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có một số triệu chứng viêm tai giữa như:

  • Sốt (có thể nhẹ hoặc cao)
  • Đau tai hoặc ù tai giảm thính lực, kèm theo chảy dịch, sổ mũi, hắt hơi, ho
  • Lười ăn, bỏ bú, nôn, rối loạn tiêu hóa
  • Thường quấy khóc và khó ngủ

Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm tai giữa có mủ, trẻ sẽ không có các triệu chứng được kể trên.

Biến chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Nếu không sớm điều trị viêm tai giữa, trẻ có thể mắc phải các biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Thủng màng nhĩ, xơ nhĩ
  • Viêm tai xương chũm, viêm tai giữa có cholesteatoma
  • Liệt mặt
  • Khả năng nghe và tiếp nhận thông tin kém
  • Các biến chứng nội sọ: viêm màng não, áp xe não…

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Vệ sinh

Viêm tai giữa có thể khiến bé khó chịu trong tai. Do đó, bố mẹ thường xuyên vệ sinh tai của trẻ để con bớt khó chịu. Tuy nhiên, một số người có thể vệ sinh tai không đúng cách như:

  • Dụng cụ ráy tai cho trẻ không hợp vệ sinh
  • Cố gắng ráy sâu vào tai. Điều này có thể gây thủng màng nhĩ, tổn thương màng nhĩ hoặc đẩy các tác nhân gây bệnh vào sâu trong tai hơn.

Sau đây, Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh đúng cách cho trẻ bị viêm tai giữa.

Vệ sinh viêm tai giữa

Cách vệ sinh tai đúng cách cho trẻ là dùng khăn mềm lau xung quanh vành tai. Sai đó, bạn xoắn nhẹ góc khăn và lau phần ống tai ngoài, không nên cố lau sâu vào trong tai.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai cho trẻ. Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ và cho con nằm nghiêng về bên tai nhỏ thuốc để dịch chảy ra ngoài. Bạn có thể dùng tăm bông thể thấm hút dịch chảy ra ở tai ngoài.

Vệ sinh tai mũi họng

Tai, mũi và họng có ống thông với nhau nên vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan tới tai và gây viêm tai giữa. Do đó, không chỉ vệ sinh vùng tai mà bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ mũi và họng của trẻ để bệnh nhanh khỏi.

Cách tốt nhất để vệ sinh mũi họng sạch sẽ là cho trẻ súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể rơ lưỡi trẻ bằng nước muối sinh lý.

Khi cho trẻ dùng dụng cụ hút mũi, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Sau khi dùng xong, bạn nên rửa dụng cụ hút mũi và tay sạch sẽ.

Bạn cũng lưu ý không bịt cả hai mũi của trẻ để xì mũi vì như vậy sẽ đẩy dịch và các tác nhân gây bệnh vào tai, gây viêm. Cách chính xác là bạn bịt một bên lỗ mũi và xì nhẹ bên còn lại. Bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch trong mũi, giúp trẻ xì mũi dễ hơn.

Không bịt cả hai mũi của trẻ để xì mũi vì như vậy sẽ đẩy dịch và các tác nhân gây bệnh vào tai, gây viêm

Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em. Khi bị viêm tai giữa, trẻ thường quấy khóc, chán ăn và mệt mỏi. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu.

Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn theo nhu cầu và uống các loại nước ép hoa quả. Đối với trẻ còn đang bú sữa mẹ (dưới 6 tháng), bạn có thể tăng số lần bú của trẻ.

Thuốc

Đối với trẻ em, bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ, dù đó là thuốc không kê đơn. Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định của họ.

Trong trường hợp trẻ sốt, bạn có thể:

  • Chườm ấm
  • Mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi
  • Phòng ở thoáng mát, không đóng kín cửa

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu tình trạng nặng

Nếu trong quá trình điều trị tại nhà, bệnh của trẻ không thuyên giảm hoặc nặng hơn, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Các triệu chứng viêm tai giữa cảnh báo bệnh nặng hơn như:

  • Trẻ đau tai với mức độ và tần suất tăng lên
  • Trẻ liên tục sốt cao, dù có dùng thuốc hạ sốt
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú trong thời gian dài
  • Trẻ nôn hoặc bị tiêu chảy

Việc chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa cũng đóng vai trò quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ các cách vệ sinh đúng, tránh khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về bệnh viêm não Nhật Bản?

(94)
Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh lây nhiễm qua đường muỗi chích do virus. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm não virus ở châu Á. Con người nhiễm ... [xem thêm]

Làm sao để tăng khả năng có con cho cả hai vợ chồng?

(50)
Khi muốn tăng khả năng có con theo kế hoạch, cả hai vợ chồng bạn đều cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thụ ... [xem thêm]

Các vấn đề về tóc thường gặp và cách chữa trị

(16)
Đến một giai đoạn nào đó, sức khỏe mái tóc của bạn dần đi xuống và bạn thường trở nên lo ngại vì không sao tìm ra giải pháp hợp lý? Bài viết sẽ cung ... [xem thêm]

Các nguy cơ mắc bệnh của từng loại đái tháo đường

(19)
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp ... [xem thêm]

Hiểu rõ về đồ chơi tình dục từ A-Z

(59)
Với những cặp yêu nhau hay kết hôn một thời gian dài mà muốn đổi gió “chuyện ấy” thì đồ chơi tình dục (sex toys) quả là lựa chọn phù hợp với bạn. ... [xem thêm]

Nội soi đại tràng, đừng quên những điều cơ bản sau

(51)
Nội soi nhằm kiểm tra ung thư đại trực tràng là điều rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Bạn cần nắm rõ từng bước trong quá ... [xem thêm]

[Bí quyết tập gym] Pre workout là gì?

(68)
Khi đến các phòng tập gym, bạn có thể sẽ nghe những người xung quanh bảo nhau dùng pre workout sẽ tập sung hơn, khỏe hơn. Vậy pre workout là gì?Nhiều người ... [xem thêm]

Rau bí và 10 lợi ích sức khỏe không ngờ đến

(97)
Cây bí đỏ có tên khoa học là Cucurbita moschata Duchesne, thường được biết đến với những cái tên quen thuộc như bí ngô, bí rợ, bí sáp… Đây là một loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN