Polyp tử cung

(3.71) - 41 đánh giá

Tìm hiểu chung

Polyp tử cung là bệnh gì?

Polyp tử cung hoặc polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của tế bào lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là nội mạc tử cung). Các polyp có hình tròn hoặc bầu dục và có kích thước từ vài milimet (kích thước một hạt mè) đến một vài centimet (kích thước một quả bóng gôn) hoặc lớn hơn.

Bạn có thể có một hoặc nhiều polyp. Đa số các polyp nằm gọn trong tử cung, tuy nhiên một số trường hợp polyp thò ra ngoài âm đạo xuyên qua lỗ mở cổ tử cung.

Mặc dù một số polyp là ung thư hoặc sẽ chuyển thành ung thư (polyp tiền ung thư), nhưng hầu hết polyp là lành tính. Đây là loại tăng sinh tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh sản của phụ nữ và kinh nguyệt của họ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh polyp tử cung là gì?

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Rối lọan kinh nguyệt. Ví dụ, thời kỳ kinh nguyệt của bạn có thể kéo dài, xuất hiện thường xuyên hơn hoặc không theo chu kỳ kinh;
  • Chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt;
  • Cường kinh;
  • Xuất huyết âm đạo sau khi mãn kinh;
  • Vô sinh

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến bác sĩ để khám nếu có các dấu hiệu sau:

  • Ra máu âm đạo sau khi mãn kinh;
  • Ra máu âm đạo giữa chu kỳ;
  • Máu kinh nguyệt bất thường

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh polyp tử cung?

Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, việc tăng lượng các yếu tố nội tiết tố chẳng hạn như estrogen có thể có vai trò gây ra bệnh. Polyp tử cung nhạy cảm với estrogen nên sẽ phát triển để đáp ứng lượng hormone tăng trên.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh polyp tử cung?

Polyp tử cung có ở phụ nữ với mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn trong độ tuổi 40 và hiếm gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Đây là loại polyp thường phát triển trong giai đoạn tiền mãn kinh hay hậu mãn kinh. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh polyp tử cung?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tiền mãn kinh hoặc hậu mãn kinh;
  • Huyết áp cao;
  • Béo phì;
  • Điều trị ung thư vú bằng tamoxifen.

Biến chứng do bệnh polyp

Polyp tử cung có thể dẫn đến vô sinh hoặc sẩy thai. Một số trường hợp vô sinh do bệnh đã có thể có thai lại sau khi cắt bỏ polyp. Tuy nhiên chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của cắt polyp trong điều trị vô sinh ở tất cả mọi người bệnh.

Một số hiếm gặp polyp có thể diễn tiến thành ung thư, khả năng này cao hơn khi bạn ở tuổi mãn kinh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh polyp tử cung?

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về bệnh sử kinh nguyệt để biết chiều dài kỳ kinh và tính chu kỳ đều đặn của nó. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc có dịch tiết âm đạo bất thường, hãy cho bác sĩ biết.

Nếu nghi ngờ bạn bị polyp tử cung, bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật sau:

  • Siêu âm qua âm đạo: thiết bị này phát ra sóng siêu âm, cho thấy hình ảnh bên trong tử cung; bác sĩ có thể quan sát thấy rõ polyp hoặc nghi ngờ có polyp thông qua hình ảnh dầy lên của nội mạc tử cung.
  • Siêu âm bơm nước buồng tử cung: trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ bơm nước muối vô trùng vào tử cung thông qua ống thông để làm tử cung sẽ mở rộng và cung cấp hình ảnh rõ ràng hơn về bất kỳ khối u nào trong khoang tử cung qua siêu âm;
  • Nội soi buồng tử cung: để chẩn đoán hoặc điều trị polyp tử cung. Trong thủ thuật này, bác sĩ đưa một camera tay cầm dài, mảnh và có đầu đèn đi vào âm đạo và cổ tử cung để kiểm tra bên trong tử cung. Bác sĩ đôi khi cũng kết hợp nội soi buồng tử cung với phẫu thuật để cắt bỏ các polyp;
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: bác sĩ sẽ sử dụng ống hút để thu thập các mẫu từ thành tử cung và gửi đến phòng thí nghiệm để xem có bất thường hay không; tuy nhiên một số polyp vẫn có thể bị bỏ sót không được sinh thiết.
  • Nạo: bác sĩ chỉ thực hiện thủ thuật này trong phòng mổ, kết hợp cả chẩn đoán và điều trị polyp. Bác sĩ sẽ sử dụng 1 muỗng nạo chuyên biệt để lấy mô từ thành tử cung và kiểm tra dưới kính hiển vi.

Hầu hết các polyp là lành tính, không phải ung thư. Tuy nhiên một vài tổn thương tiền ung thư tử cung như tăng sản nội mạc tử cung, hoặc tổn tương ung thư tử cung có hình dáng giống như một polyp. Khi có polyp nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ khuyên bạn cắt bỏ và gửi mẫu mô đến phòng xét nghiệm để chắc chắn loại trừ một tổn thương ác tính.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh polyp tử cung?

Nếu các polyp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì không cần điều trị polyp tử cung. Những polyp nhỏ khi không có triệu chứng và không nghi ngờ ung thư thì chỉ cần theo dõi.

Mặt khác, nếu polyp gây chảy máu nặng trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc nghi ngờ có khả năng gây ung thư, bác sĩ sẽ loại bỏ nó. Đối với polyp tử cung, bác sĩ có thể khuyên bạn nên:

  • Dùng thuốc: bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc nội tiết tố trong đó có progestin hoặc thuốc đồng vận hormone gonadotropin để điều trị tạm thời. Những loại thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của polyp; và các triệu chứng sẽ tái phát khi bạn ngưng thuốc.
  • Phẫu thuật cắt bỏ bao gồm cả nội soi buồng tử cung và nạo: trong nội soi buồng tử cung, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật qua âm đạo vào buồng tử cung để cắt bỏ bất kỳ polyp nào được tìm thấy. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ áp dụng kỹ thuật nạo để loại bỏ các polyp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Peyronie (dương vật cong)

(11)
Tìm hiểu về bệnh PeyronieBệnh Peyronie (dương vật cong) là gì?Bệnh Peyronie, hay bệnh cong dương vật, là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật và tinh hoàn. Mô ... [xem thêm]

Viêm bao hoạt dịch khớp háng

(48)
Tìm hiểu chungViêm bao hoạt dịch khớp háng là bệnh gì?Viêm bao hoạt dịch là loại viêm các túi nhỏ (bursa) có chứa chất dịch đệm và bôi trơn các vùng giữa ... [xem thêm]

Hội chứng tương tự nhiễm trùng trong tử cung bẩm sinh

(88)
Tìm hiểu chungHội chứng tương tự nhiễm trùng trong tử cung bẩm sinh là gì?Hội chứng tương tự nhiễm trùng trong tử cung bẩm sinh được đặc trưng bởi sự ... [xem thêm]

Gãy xương mác

(26)
Xương mác và xương chày là hai xương cấu tạo nên cẳng chân. Nếu xương chày to hơn và chịu phần lớn trọng lực cơ thể thì xương mác là xương nhỏ hơn và ... [xem thêm]

Sưng hạch bạch huyết

(70)
Sưng hạch bạch huyết thường cảnh báo về vấn đề nhiễm trùng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nguyên nhân dẫn đến vấn đề này không chỉ có vậy. Mời bạn ... [xem thêm]

Viêm đa dây thần kinh

(80)
Bệnh viêm đa dây thần kinh thường gây tê và ngứa, đặc biệt ở tay và chân, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh này có ... [xem thêm]

Ung thư buồng trứng

(68)
Tìm hiểu chungUng thư buồng trứng là gì?Ung thư buồng trứng (Ovarian Cancer) là tình trạng khối u ác tính xuất hiện ở buồng trứng. Đây là nơi sản sinh ra tế ... [xem thêm]

Ung thư lưỡi

(35)
Tìm hiểu chungUng thư lưỡi là bệnh gì?Ung thư lưỡi là loại ung thư miệng-hầu. Bệnh có thể phát triển ở lưỡi miệng (hai phần ba lưỡi phía trước) hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN