Nhũ hoa sậm màu: Nguyên nhân và cách điều trị

(3.86) - 35 đánh giá

Nhũ hoa sậm màu là một dấu hiệu thường gặp của không ít chị em, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Liệu đây có phải là hiện tượng cơ thể bình thường?

Không phải phụ nữ nào cũng lo lắng liệu nhũ hoa sậm màu có phải là một vấn đề về sức khỏe hay không, nhưng ít nhất họ sẽ cảm thấy thất vọng khi nhìn thấy chúng. Vậy vì sao nhũ hoa sậm màu và có cách nào để giúp làm hồng bộ phận nhạy cảm ấy? Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Tại sao có tình trạng nhũ hoa sậm màu?

1. Do sắc tố da

Màu sắc của nhũ hoa thường phụ thuộc vào màu da bạn. Nếu bạn có một làn da trắng sáng, nhũ hoa thường có màu hồng. Ngược lại, nếu bạn có làn da sậm màu, nhũ hoa thường có màu thâm đen hoặc nâu.

2. Lông sậm màu vùng ngực

Hầu hết phụ nữ thường không có lông quanh nhũ hoa. Tuy nhiên, một vài phụ nữ có thể có một ít lông ở vùng nhạy cảm này. Nếu lông xung quanh có màu đen hay nâu, nhũ hoa của bạn có khả năng cũng sậm màu theo.

3. Thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, cơ thể bạn thường có một số thay đổi. Trong đó, làn da trở nên sậm màu là một triệu chứng phổ biến. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy vùng da mặt và vùng da quanh mắt trở nên sậm màu. Sau một vài tháng đầu tiên, vòng tròn ở quanh nhũ hoa sẽ trở nên sậm màu hơn.

Bên cạnh đó, nhũ hoa thường sẽ trở nên lớn hơn trong thai kỳ. Hiện tượng này còn tiếp diễn cho đến khi bạn sinh em bé, và điều này hoàn toàn bình thường.

4. Cho con bú

Sau khi bạn sinh con, nhũ hoa vẫn có thể còn sậm màu. Hiện tượng này sẽ biến mất khi bé thôi bú sữa mẹ.

5. Tuổi dậy thì

Ngực phụ nữ có xu hướng bắt đầu phát triển ở khoảng 11 tuổi, khi bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Trong giai đoạn này, nhũ hoa có thể trở nên sậm màu hơn. Hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi bé gái kết thúc giai đoạn dậy thì.

6. Chu kỳ kinh nguyệt

Một số phụ nữ nói rằng nhũ hoa của họ trở nên sậm màu hơn trong thời kỳ kinh nguyệt. Ngực cũng trở nên sưng và đau. Bầu vú có thể trở lại tình trạng bình thường sau khi giai đoạn kinh nguyệt kết thúc.

7. Thuốc hoặc bệnh tật

Một số loại thuốc hoặc các bệnh khác có thể làm cho nhũ hoa trở nên sậm màu hơn. Bộ phận nhạy cảm này cũng có thể trở nên tối màu hơn khi bạn già đi.

Cách để làm hồng nhũ hoa

Nếu nhũ hoa trở nên sậm màu trong suốt một vài giai đoạn đặc biệt, bạn không nên quá lo lắng. Nhũ hoa sẽ hồng trở lại sau khi cơ thể bạn trở lại giai đoạn bình thường.

Nếu bạn không muốn nhũ hoa bị sẫm màu, bạn có thể thử một số phương pháp dân gian như sử dụng vitamin C để thoa lên vùng nhũ hoa bị sậm màu hay sử dụng quả cam, dưa leo. Tuy nhiên, bạn không lạm dụng phương pháp này bởi có thể gây rát da. Nếu trên da bạn xuất hiện các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, hoặc các triệu chứng dị thường khác, hãy ngưng sử dụng phương pháp này ngay lập tức.

Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ giúp đỡ. Bác sĩ sẽ có một số phương pháp chuyên môn để giúp bạn làm hồng nhũ hoa. Tham khảo bài viết Những điều thú vị ít ai biết về nhũ hoa để có đầy đủ kiến thức chăm sóc vùng nhạy cảm này.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn thành công trong việc làm hồng nhũ hoa nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 thay đổi của âm đạo sau khi bạn sinh nở

(41)
Bạn có bao giờ nghĩ về sự thay đổi của âm đạo sau sinh nở nếu bạn sinh thường? Bạn có bao giờ thắc mắc về những triệu chứng cho thấy sự thay đổi ... [xem thêm]

[Infographic] Bạch tạng: Căn bệnh hiếm gặp

(31)
Tìm hiểu chungBệnh bạch tạng là gì?Bạch tạng được xác định là một dạng rối loạn di truyền đặc trưng bởi tình trạng thiếu hụt melanin, sắc tố quyết ... [xem thêm]

Con nấc cụt nhiều có phải là điều bạn cần lo lắng?

(28)
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng việc chứng kiến con gặp phải tình trạng này ... [xem thêm]

Thời điểm nào con yêu có thể ăn thịt?

(44)
Thịt là nguồn chất đạm rất quan trọng không chỉ cho người lớn mà còn cho trẻ nhỏ. Vậy khi nào bạn nên cho con ăn thịt?Những nghiên cứu khoa học về ... [xem thêm]

Cách phòng ngừa và xử lý khi bị mẻ răng

(14)
Bị té xe hay chấn thương khi chơi thể thao có thể gây ảnh hưởng tới men răng, làm răng bị mẻ. Mẻ răng tuy không nghiêm trọng nhưng có thể gây kích ứng cho ... [xem thêm]

Rễ cam thảo: Hãy cẩn thận khi sử dụng!

(68)
Rễ cam thảo thường được dùng để chống nhiễm trùng da, chữa sâu răng, ngừa viêm họng… Mặc dù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, song loại thảo dược ... [xem thêm]

Bạn có biết những lợi ích, rủi ro từ việc cho trẻ ăn sữa chua?

(83)
Nhiều gia đình ở Việt Nam có thói quen cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày. Hiện nay, sữa chua được bán ở khắp mọi nơi với những mùi vị khác nhau. Việc ăn sữa ... [xem thêm]

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN