Đặt buồng tiêm dưới da

(3.99) - 14 đánh giá

Ở những bệnh nhân mà hóa trị là vũ khí điều trị chính, đặc biệt là những phác đồ hóa trị gồm nhiều chu kỳ, nhiều hóa chất khác nhau, thời gian truyền thuốc dài (có thể kéo dài đến 24-72 giờ liên tục), thì việc lấy “ven” để lấy máu xét nghiệm cũng như đặt kim luồn tĩnh mạch để truyền thuốc có khi trở thành “cực hình” cho bệnh nhân và nhân viên y tế.

Buồng tiêm dưới da là gì?

Buồng tiêm dưới da là hệ thống gồm ống thông được đặt trực tiếp vào tĩnh mạch lớn ở ngực và buồng tiêm đặt bên dưới da. Những bệnh nhân được đặt buồng tiêm dưới da sẽ rất dễ dàng, thuận lợi trong việc tiêm truyền lẫn lấy máu xét nghiệm. Vì chỉ cần chọc kim vào ngay buồng tiêm dưới da này là có thể tiêm thuốc hoặc lấy máu dễ dàng.

Buồng tiêm dưới da cũng có thể được sử dụng cho những bệnh nhân hôn mê, đột qụy…cần đường truyền dinh dưỡng lâu dài.

Xem thêm bài: Buồng truyền dịch cấy dưới da

Chức năng của buồng tiêm dưới da

  • Truyền thuốc qua đường tĩnh mạch.
  • Lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm.
  • Truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Buồng tiêm dưới da có thể được sử dụng trong nhiều năm với 3000- 5000 lần truyền, bác sĩ có thể lấy buồng tiêm ra nếu như bệnh nhân đã hoàn tất quá trình điều trị.

Vị trí đặt buồng tiêm dưới da

Buồng tiêm dưới da thường được đặt ở dưới xương đòn bên phải.

Ưu – Nhược điểm

  • Giảm bớt số lần bệnh nhân bị đâm kim vào người do khó khăn trong việc truyền tĩnh mạch ngoại vi.
  • Hệ thống nằm hoàn toàn dưới da, không có ống nằm ngoài cơ thể nên rất thuận tiện, ít nhiễm trùng và thẩm mỹ, bệnh nhân vẫn sinh hoạt, tắm bình thường.
  • Buồng tiêm có thể chịu được số lần đâm kim rất lớn .
  • Tỉ lệ biến chứng rất thấp.

Biến chứng

  • Nhiễm trùng.
  • Thuyên tắc khí.
  • Sai vị trí ống thông.
  • Chảy máu.
  • Loạn nhịp tim.
  • Tràn khí hay máu màng phổi.

Trước khi thực hiện kỹ thuật, người bệnh vẫn ăn uống bình thường. Người bệnh phải được giải thích trước và ký giấy cam đoan đồng ý làm phẫu thuật. Đồng thời, người bệnh được chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng đường uống sau thủ thuật. Thời gian thực hiện thủ thuật ít hơn 1 tiếng đồng hồ.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/groups/1251634561670475/permalink/1473672149466714/

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khả năng sinh sản

(82)
Biên dịch: Nguyễn Thị Đào Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Tổng quan Có rất ... [xem thêm]

Ung thư dạ dày sớm điều trị khỏi nhờ kỹ thuật nội soi

(15)
Giới thiệu Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao, nhưng họ cũng đạt được những thành tựu hàng đầu ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sống sót sau ung thư

(57)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Mặc dù việc hoàn thành điều trị ung thư cho con bạn là điều đáng mừng, nhưng nó cũng có ... [xem thêm]

Ứng phó với những bất ổn về tinh thần khi bị ung thư

(63)
Tổng quan chung Người bệnh ung thư và gia đình rất coi trọng lời khuyên cũng như vai trò chăm sóc của các nhân viên y tế trong quá trình điều trị ung thư, nhưng ... [xem thêm]

Sống chung với ung thư

(57)
Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Ung thư mãn tính là ung thư không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị đòi hỏi phải liên ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Những vấn đề sức khỏe thường gặp

(13)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs. Lê Thỵ Phương Anh, Lê Hà Cảnh Châu Trong quá trình điều trị, nhóm chăm sóc sức khỏe của con bạn sẽ thực ... [xem thêm]

U cơ trơn di truyền và ung thư tế bào thận

(20)
U cơ trơn di truyền và ung thư thận là gì? U cơ trơn di truyền và ung thư tế bào thận (HLRCC) là một bệnh lý di truyền liên quan đến nhiều u cơ trơn, tức là ... [xem thêm]

Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

(56)
Tác giả: BS. Phạm Thành Luân Câu chuyện trưa nay là về 1 tờ giấy. Tờ giấy này là bùa hộ mệnh cho rất nhiều bệnh nhân. Mà tiếc rằng không phải bệnh nhân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN