Khả năng sinh sản

(3.56) - 82 đánh giá

Biên dịch: Nguyễn Thị Đào

Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Tổng quan

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của một người. Các bất thường trong thụ thai có thể do một trong hai đối tượng: nữ giới hoặc nam giới, hoặc do cả hai.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

Một số yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở cả nam và nữ gồm:

  • Tuổi – càng lớn tuổi khả năng thụ thai sẽ giảm tự nhiên
  • Cân nặng – quá thiếu cân hoặc quá thừa cân
  • Hút thuốc lá – hút thuốc lá chủ động và thụ động có thể gây hại cho sức khỏe sinh sản
  • Các vấn đề sức khỏe khác – lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, bệnh lý vùng chậu, một số bất thường về tình trạng hormone hoặc ung thư.

Để biết thêm thông tin về cơ chế ung thư ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, hãy xem phần Các câu hỏi chính

Vô sinh là gì?

Vô sinh được định nghĩa là tình trạng khó thụ thai (có thai). Đối với phụ nữ dưới 35 tuổi, vô sinh là tình trạng không có khả năng thụ thai sau 12 tháng giao hợp mà không sử dụng biện pháp tránh thai. Đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, mốc thời gian được rút ngắn lại còn 6 tháng.

Tình trạng vô sinh phổ biến hơn suy nghĩ của nhiều người – vô sinh chiếm tỉ lệ đến một phần sáu các cặp vợ chồng người Úc. Nhiều cặp vợ chồng cảm thấy khó khăn khi bị vô sinh. Bài viết cho biết thêm thông tin về việc vô sinh có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tâm thần và các yếu tố liên quan.

Cơ quan sinh sản hoạt động như thế nào

Hệ thống sinh sản nữ và nam phối hợp với nhau để tạo ra thai nhi. Quá trình này liên quan đến hai loại tế bào giới tính gọi là giao tử: giao tử cái – trứng hoặc noãn – và giao tử đực – tinh trùng.

Rụng trứng

Để hình thành thai nhi, một trứng cần được thụ tinh bởi một tinh trùng. Mỗi tháng, từ giai đoạn dậy thì đến mãn kinh, một trong hai buồng trứng sẽ giải phóng một trứng chín. Hiện tượng này được gọi là sự rụng trứng.

Sự rụng trứng và sản xuất tinh trùng được kiểm soát bởi các hormone, đó là các tín hiệu hóa học giúp cơ thể hoạt động bình thường. Ở nữ giới, tuyến yên trong não sẽ tiết ra các hormone kích thích buồng trứng tạo ra hormone estrogen và progesterone và giải phóng trứng. Ở nam giới, tuyến yên cũng kích thích tinh hoàn để tạo ra hormone testosterone và tinh trùng.

Mang thai

Trứng đi từ buồng trứng, vào ống dẫn trứng. Ở đây nó có thể được thụ tinh bởi một tinh trùng, được xuất tinh từ dương vật trong lúc giao hợp. Sau khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó được gọi là phôi. Phôi sau đó được cấy vào niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung). Nếu trứng không được thụ tinh, phụ nữ có một giai đoạn hành kinh (kinh nguyệt).

Mãn kinh

Phụ nữ thường có kinh nguyệt cho đến 45-55 tuổi, khi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng chấm dứt. Tình trạng này gọi là mãn kinh và xảy ra do theo thời gian số lượng trứng trong buồng trứng giảm dần và buồng trứng ngừng sản xuất hormone. Đây là sự kết thúc bình thường của giai đoạn sinh sản ở người phụ nữ. Nếu mãn kinh xảy ra trước 40 tuổi, gọi là mãn kinh sớm.

Hệ sinh dục nữ

Hệ sinh dục nữ cho phép người phụ nữ thụ thai và mang thai. Bao gồm các cơ quan sau:

  • Buồng trứng – hai cơ quan nhỏ hình bầu dục ở phần dưới của ổ bụng. Chúng chứa các nang trứng chưa trưởng thành (noãn bào), cuối cùng trở thành trứng trưởng thành. Buồng trứng cũng tiết ra nội tiết tố nữ estrogen và progesterone
  • Ống dẫn trứng – hai ống dài, mỏng kéo dài từ tử cung và mở ra ở gần buồng trứng. Những ống này mang tinh trùng đến để thụ tinh với trứng và mang trứng từ buồng trứng đến tử cung
  • Buồng tử cung – tạng rỗng nơi thai nhi lớn lên. Lớp lót bên trong tử cung được gọi là nội mạc tử cung. Tử cung được nối với âm đạo bởi cổ tử cung
  • Cổ tử cung – lối để vào tử cung, có hình trụ. Nó tạo ra độ ẩm để bôi trơn âm đạo. Nó cũng giúp giữ bào thai trong buồng tử cung khi mang thai và giãn rộng khi sinh
  • Âm đạo (ống sinh nở) – một trụ cơ hình ống dài từ cổ tử cung đến âm hộ. Đây là nơi máu kinh chảy ra ngoài, nơi xảy ra sự giao hợp và là nơi em bé được sinh ra.
  • Âm hộ – là một bộ phận của cơ quan sinh dục ngoài ở phụ nữ.

Hệ sinh dục nam

Hệ sinh dục nam cho phép một người đàn ông thực hiện chức năng làm cha của một đứa trẻ. Bao gồm các cơ quan sau:

  • Tinh hoàn – hai tuyến nhỏ hình trứng, là nơi sản xuất, dự trữ tinh trùng và tiết ra nội tiết tố nam testosterone. Hormone này có tác dụng kích thích sự phát triển của các đặc điểm giới tính nam, ham muốn tình dục và khả năng cương dương
  • Bìu – túi da lỏng lẻo ở gốc dương vật chứa tinh hoàn
  • Mào tinh hoàn – ống cuộn xoắn lại được gắn vào mặt ngoài của tinh hoàn. Tinh trùng chưa trưởng thành di chuyển từ tinh hoàn đến mào tinh hoàn, đây là nơi chúng trưởng thành
  • Thừng tinh và ống dẫn tinh – các ống chạy từ tinh hoàn đến dương vật. Cơ quan này chứa các mạch máu, dây thần kinh và mạch bạch huyết và đưa tinh trùng đến dương vật
  • Dương vật – cơ quan sinh dục ngoài chính, nơi nước tiểu và tinh dịch đi ra ngoài
  • Tuyến tiền liệt – một tuyến sản xuất ra chất lỏng mà chiếm một phần lớn là tinh dịch. Tuyến này nằm gần các dây thần kinh, mạch máu và cơ kiểm soát chức năng bàng quang và cương dương
  • Túi tinh – tuyến nằm gần tuyến tiền liệt và tiết ra một phần tinh dịch.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancervic.org.au/living-with-cancer/common-side-effects/fertility/fertility-overview.html

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. BS. Nguyễn Hải Nam - Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quy định về kê đơn Opioids cho bệnh nhân ngoại trú

(47)
Biên soạn: Nguyễn Thị Phương Châm, Cục quản lý khám chữa bệnh Quản lý Opioids Opioids sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhân, AIDS ... [xem thêm]

Ngọa bệnh cảm tác

(30)
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chiến Bài viết là đôi lời tâm sự của nhà nghiên cứu, dịch giả Huỳnh Ngọc Chiến Năm 1996, lần đầu tiên tôi phải nhập viện để ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Chiến thắng ung thư và chăm sóc theo dõi

(73)
Biên dịch: Đặng Thị Mỹ Duyên Hiệu đính: BS. Đặng Thị Thu Hằng, Lê Hà Cảnh Châu “Tôi nghĩ rằng cuộc sống sẽ luôn có một ít trải nghiệm về ung thư. ... [xem thêm]

Lối sống khỏe mạnh: An toàn thực phẩm trong và sau điều trị ung thư

(75)
An toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt đối với bệnh nhân trong và sau điều trị ung thư. Bệnh ung thư và các ... [xem thêm]

Chậm lành vết thương trong bệnh ung thư

(70)
Chậm lành vết thương là gì? Chậm lành vết thương xảy ra khi vết thương hoặc vết rách trên da mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành. Trong thời gian ... [xem thêm]

Buồn nôn và nôn ở trẻ bị ung thư

(25)
Được chấp thuận bởi Ban biên tập Together.stjude.org, tháng 3/2020 Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 3/2020 Buồn nôn và nôn là tác dụng ... [xem thêm]

Thông tin dành cho bệnh nhân đã điều trị vượt qua bệnh ung thư: Cảm xúc

(48)
Cảm xúc Việc trải qua một chuỗi những cảm xúc liên quan đến chẩn đoán và điều trị ung thư trong suốt quãng đời còn lại là chuyện phổ biến ở các ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Bệnh viện chuyên điều trị cho trẻ mắc ung thư

(77)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: BS. Lê Thị Mai Anh, Lê Hà Cảnh Châu “Chúng tôi đã tìm thấy một bác sĩ chuyên điều trị loại ung thư mà con trai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN