Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

(3.64) - 56 đánh giá

Tác giả: BS. Phạm Thành Luân

Câu chuyện trưa nay là về 1 tờ giấy. Tờ giấy này là bùa hộ mệnh cho rất nhiều bệnh nhân. Mà tiếc rằng không phải bệnh nhân nào cũng biết. Thường là các bệnh nhân có điều kiện và hiểu biết thì có nó, còn người nghèo thì không biết. Thậm chí nhiều bác sĩ còn không biết về nó.

Lá bùa đó mang tên: “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

Phép màu của nó là: Khi bạn bị ung thư (tôi làm ung thư nên chỉ đề cập bệnh này, bệnh khác hình như cũng vậy), nếu mức hưởng bảo hiểm y tế của bạn là dưới 100% (phổ biến là thẻ được hưởng 80%, 95%, đồng chi trả 20% hoặc 5% tùy theo loại thẻ bạn có) và tham gia bảo hiểm đủ 5 năm liên tục, thì sau khi khám chữa bệnh đúng tuyến, số tiền bạn phải đồng chi trả trong năm từ 6 tháng lương cơ bản trở lên (khoảng 8.5 triệu) thì bạn được cấp tờ giấy này. Và từ đó đến hết năm dương lịch đó, những lần đi điều trị sau bạn sẽ được hưởng mức 100%, tức miễn đồng chi trả (trừ một số thuốc thanh toán có điều kiện và kỹ thuật có điều kiện thanh toán thì không được tính).

Vậy nên khi ra viện bạn giữ lại giấy ra viện, hóa đơn và bảng kê chi phí của tất cả các đợt. Khi nào tính mình đã phải trả tầm 8.5 triệu (con số không cố định vì lương cơ bản có tăng theo năm miễn là từ 6 tháng lương cơ bản) thì lên cơ quan bảo hiểm xã hội của nơi cấp thẻ bảo hiểm (nhớ là bảo hiểm xã hội nhé, cơ quan này có ở cấp quận huyện) xin cấp tờ giấy này nhé.

Bệnh nhân ung thư thường có chi phí lớn. Các bạn hãy để ý để khỏi mất quyền lợi. Quy định này có từ lâu rồi mà ít người biết thôi.

P.s: Dưới đây là các hình ảnh minh họa, mời các bạn cùng tham khảo.

Hình 1. Mẫu Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm

Hình 2. Câu hỏi về thủ tục cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả bảo hiểm y tế

Hình 3. Điểm c khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014
và Điểm m khoản 2 Điều 3 Quyết định 1399/QĐ-BHXH-2014

Hình 4. Điều 22 Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/luan.phamthanh.100/posts/2275484079384497

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư vú dạng viêm

(39)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS.BS.CK1 Nguyễn Trần Bảo Chi Bài viết này mô tả ung thư vú dạng viêm, các triệu chứng, chẩn đoán và ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Những vấn đề sức khỏe thường gặp

(13)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs. Lê Thỵ Phương Anh, Lê Hà Cảnh Châu Trong quá trình điều trị, nhóm chăm sóc sức khỏe của con bạn sẽ thực ... [xem thêm]

Hóa trị FEC

(20)
Người dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS Trương Thị Kiều Oanh FEC là gì? Hóa trị là điều trị sử dụng các thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung ... [xem thêm]

Hội chứng phóng thích Cytokine sau liệu pháp miễn dịch

(33)
Hội chứng phóng thích Cytokine là gì? Hội chứng phóng thích Cytokine (CRS) là một tập hợp các triệu chứng là tác dụng phụ của một số loại liệu pháp miễn ... [xem thêm]

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Chẩn đoán

(32)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Ung thư mũi hầu: Các loại điều trị

(14)
TRONG BÀI VIẾT NÀY: Bạn sẽ tìm hiểu về các phương pháp điều trị khác nhau mà các bác sĩ chỉ định điều trị ung thư mũi hầu (Nasopharyngeal cancer – NPC). ... [xem thêm]

Công cụ đánh giá tác dụng muộn sau điều trị

(20)
Nhiều phương pháp điều trị ung thư ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề sau khi điều trị kết thúc nhiều năm. Những biến chứng này được gọi là “tác ... [xem thêm]

Da đổi màu ở người bệnh ung thư

(18)
Tổng quan chung Thay đổi màu sắc da thường do một nguyên nhân bên trong cơ thể. Ví dụ, một người có thể bị vàng da do các vấn đề về gan, da hơi xanh do khó ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN