Hội chứng truyền máu song thai (TTTS)

(3.6) - 38 đánh giá

Tìm hiểu chung

Hội chứng truyền máu song thai (TTTS) là gì?

Hội chứng truyền máu song thai (Twin To Twin Transfusion Syndrome – TTTS) là một rối loạn nghiêm trọng xảy ra ở cặp song sinh giống hệt nhau và đa thai. Hội chứng này xảy ra khi các mạch máu của nhau thai chia sẻ và liên kết với nhau. Điều này dẫn đến một em bé (trẻ sinh đôi này được gọi là trẻ nhận) nhận được nhiều máu hơn, trong khi trẻ còn lại (gọi là trẻ tặng) nhận được quá ít máu. Hội chứng truyền máu đôi hoặc song sinh cũng được gọi là hội chứng truyền máu liên đôi mãn tính.

Mức độ phổ biến của hội chứng truyền máu song thai (TTTS)

Hội chứng truyền máu song thai (TTTS) xảy ra khoảng 15% thời gian giữa các cặp song sinh giống hệt nhau. Cặp song sinh khác trứng không có nguy cơ mắc hội chứng này vì trẻ không dùng chung một nhau thai. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng truyền máu song thai (TTTS) là gì?

Hầu hết trẻ cho máu nhỏ hơn so với trẻ được nhận máu lúc mới sinh. Do đó, trẻ thường bị thiếu máu, mất nước và trông nhợt nhạt.

Trẻ nhận máu thường lớn hơn, da đỏ, có nhiều máu và huyết áp cao hơn. Các trẻ này thường có quá nhiều máu, có thể phát triển suy tim vì khối lượng máu cao. Vì vậy, trẻ sơ sinh này có thể cần thuốc để tăng cường chức năng của tim.

Kích thước không bằng nhau của cặp song sinh cùng trứng được gọi là cặp song sinh trái ngược.

Một người mẹ có cặp song sinh bị hội chứng truyền máu song thai (TTTS) có thể có các triệu chứng:

  • Cảm giác tăng trưởng nhanh chóng của tử cung.
  • Tử cung lớn hơn so với kỳ hạn.
  • Đau bụng, đau thắt hoặc co thắt.
  • Tăng đột ngột trọng lượng cơ thể.
  • Sưng ở bàn tay và chân ngay thời kỳ đầu của thai kỳ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng truyền máu song sinh (TTTS)?

Hội chứng truyền máu song sinh (TTTS) xảy ra khi nguồn cung cấp máu của một trẻ di chuyển đến trẻ còn lại thông qua nhau thai.

Cả hai trẻ đều có thể có vấn đề, tùy thuộc vào lượng máu được truyền từ người này sang người khác. Trẻ cho máu có thể quá ít máu và trẻ kia có thể có quá nhiều máu.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng truyền máu song sinh (TTTS)?

Tình trạng này thường được chẩn đoán bằng siêu âm trong thai kỳ. Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm đông máu, bao gồm thời gian prothrombin (PT) và thời gian thromboplastin một phần (PTT).
  • Bảng trao đổi chất toàn diện để xác định cân bằng điện giải.
  • Xét nghiệm máu toàn phần.
  • Chụp X-quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng truyền máu song sinh (TTTS)?

Cho đến nay, hội chứng truyền máu song sinh gây tử vong ở cả hai trẻ. Tuy nhiên, công nghệ đã mang lại hai lựa chọn điều trị mới cho tình trạng này. Một là, sử dụng chọc nước ối để thoát lượng dịch dư thừa, giúp cải thiện lưu lượng máu trong nhau thai và giảm nguy cơ sinh non, phương pháp này có thể cứu khoảng 60% trẻ bị ảnh hưởng. Hai là, sử dụng phẫu thuật laser để ngăn chặn sự kết nối giữa các mạch máu và có thể cứu sống 60% trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng.

Chủ động sinh cũng là một lựa chọn nếu bác sĩ xác định phổi của cặp sinh đôi đã phát triển hoàn chỉnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý hội chứng truyền máu song sinh (TTTS)?

Theo hiệp hội về hội chứng truyền máu song sinh, bạn nên siêu âm hàng tuần khi thai từ 16 tuần cho đến khi kết thúc thai kỳ để theo dõi hội chứng. Bạn cũng nên tiếp tục làm siêu âm ngay cả khi các dấu hiệu cảnh báo của hội chứng đã giảm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sâu răng

(13)
Sâu răng là tình trạng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Nếu không sớm được chữa trị, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng răng hoặc ... [xem thêm]

Võng mạc tiểu đường

(96)
Định nghĩaBệnh võng mạc tiểu đường là gì?Bệnh võng mạc tiểu đường còn gọi là võng mạc đái tháo đường. Đây là bệnh về mắt gây ra do bệnh tiểu ... [xem thêm]

Đái dầm

(28)
Tìm hiểu chungĐái dầm là bệnh gì?Đái dầm ban đêm là tình trạng tiểu không tự chủ xảy ra trong khi ngủ mà trẻ không biết cho đến khi thức dậy.Đái dầm ... [xem thêm]

Viêm khớp ở trẻ em (bệnh Still)

(39)
Định nghĩaViêm khớp ở trẻ em (bệnh still) là bệnh gì?Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ... [xem thêm]

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài)

(42)
Tìm hiểu chungRong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là bệnh gì?Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất ... [xem thêm]

Hội chứng Young

(46)
Tìm hiểu chungHội chứng Young là gì?Hội chứng Young là một căn bệnh thường quan sát thấy ở nam giới trẻ tuổi. Đó là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp, ... [xem thêm]

Cúm H5N1

(28)
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về cúm H5N1 ở gà. Đây là một tình trạng rất phổ biến và khiến nhiều gia cầm, đặc biệt là gà, chết. Tuy nhiên, virus H5N1 ... [xem thêm]

Hội chứng dễ mắc khối u BAP1

(24)
Đinh nghĩaHội chứng dễ mắc khối u BAP1 là gì?Hội chứng dễ mắc khối u BAP1 là một rối loạn di truyền làm tăng nguy cơ các loại ung thư (ác tính) khác nhau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN