Gãy xương bàn tay

(4.37) - 56 đánh giá

Xương bàn tay bị gãy có khả năng lành trong 4-6 tuần và phục hồi chức năng trong vài tháng tới. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể rút ngắn giai đoạn trên bằng cách sớm tiếp nhận điều trị.

Vậy, làm thế nào để phát hiện gãy xương bàn tay ngay từ đầu? Đâu là cách điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Gãy xương bàn tay là gì?

Hình ảnh gãy xương bàn tay

Gãy xương bàn tay đề cập đến tình trạng xương ở cổ, bàn tay có dấu hiệu rạn nứt hoặc thậm chí là gãy hoàn toàn. Đây là loại chấn thương phổ biến nhất ở chi trên, thường là hệ quả của việc duỗi thẳng tay để giữ thăng bằng cơ thể khi bị ngã. Ở những trường hợp nghiêm trọng, dây chằng, dây thần kinh và thậm chí là mao mạch ở bàn tay cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Nếu không sớm được điều trị, các đoạn xương bị gãy có nguy cơ không lành lại như cũ. Điều này có thể trực tiếp tác động đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của một người, chẳng hạn như viết hoặc cài nút áo. Bên cạnh đó, điều trị sớm cũng sẽ giúp giảm thiểu đau nhức và cứng khớp.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương bàn tay là gì?

Hầu hết người bị gãy xương bàn tay đều có dấu hiệu rõ ràng. Chúng có thể bao gồm:

  • Bàn tay bị sưng, bầm tím và đau
  • Mất khả năng phối hợp các ngón tay, cụ thể hơn là gặp khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật
  • Không thể nắm bắt
  • Giảm phạm vi chuyển động của các ngón tay

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bàn tay là trung tâm của mọi hoạt động do đó bạn nên đảm bảo không có tổn thương vĩnh viễn nào cho tay.

Bởi vì bàn tay rất quan trọng, bác sĩ sẽ khám bất kỳ chấn thương nào ở bàn tay, cho dù nhỏ nhất. Vì vậy, bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ chấn thương nào ở tay.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây gãy xương bàn tay?

Những vấn đề dẫn đến xương bàn tay bị rạn nứt hoặc gãy có thể kể đến như:

  • Tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông
  • Sử dụng công cụ sai cách
  • Chấn thương thể thao
  • Té ngã

Phần lớn các chấn thương này đều có thể phòng tránh được.

Một số yếu tố nguy cơ

Bên cạnh những nguyên nhân được đề cập ở trên, xương bàn tay có thể dễ bị rạn nứt bởi các yếu tố như:

  • Thường xuyên chơi những môn thể thao mang tính đối kháng cao, ví dụ như bóng đá, trượt băng hoặc trượt ván
  • Bị loãng xương

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương bàn tay?

Hầu hết các chấn thương ở bàn tay đều cần được chụp phim X-quang. Bệnh án các chấn thương ở tay sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng bạn bị gãy xương nào. Ví dụ như nếu bàn tay bị thương do đấm, thì khả năng gãy xương nhiều nhất ở xương bàn tay thứ năm.

Bác sĩ sẽ chạm vào các ngón tay, bàn tay và cổ tay để xác định điểm đau chói nhất và đánh giá xem có bất kỳ tổn thương nào xảy ra với các mạch máu, dây thần kinh hay gân ở bàn tay hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương bàn tay?

Tùy vào vị trí đốt xương bị rạn nứt hoặc gãy mà mỗi người sẽ có phác đồ điều trị gãy xương bàn tay riêng. Nhìn chung, tình trạng chấn thương này thường được chữa trị theo 2 hướng gồm:

  • Điều trị bảo tồn: nẹp hoặc bó bột để các đốt xương lành lại như cũ, có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm, bổ sung vitamin hoặc tiêm ngừa uốn ván nếu cần thiết.
  • Phẫu thuật: thường được chỉ định khi các đốt xương bị gãy di lệch quá nhiều, khó nắn chỉnh. Sau khi phẫu thuật thành công, bạn có thể vẫn cần nẹp để tạm thời hỗ trợ cố định xương, đồng thời dùng thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý gãy xương bàn tay?

Nói chung, bất kỳ chấn thương bàn tay nào – ngoại trừ các thương tích rất nhỏ – nên được bác sĩ khám. Tuy nhiên, sơ cứu đơn giản ban đầu có thể giúp ngăn ngừa thương tổn thêm.

  • Cầm máu bằng cách đặt một miếng vải sạch hoặc miếng gạc lên vết thương.
  • Ngay khi chấn thương đã xảy ra, bạn hãy thoa đá lên vùng bị thương để giảm đau và giảm sưng.
  • Gỡ bỏ bất kỳ đồ trang sức trên tay ngay lập tức. Bàn tay có thể sưng lên đáng kể và đồ trang sức sẽ gần như không thể tháo ra sau khi tay sưng.
  • Đi cấp cứu ngay lập tức.
  • Nếu bàn tay bị biến dạng rõ, bạn hãy chờ nhân viên y tế đến hoặc cố định vết thương bằng nẹp và đưa đến cấp cứu.
  • Uống acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen theo hướng dẫn trên nhãn để giảm đau.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lymphôm Burkitt

(42)
Tìm hiểu chungLymphôm Burkitt là bệnh gì?Bệnh lymphôm Burkitt là một dạng của ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin mà ung thư bắt nguồn từ các tế bào miễn ... [xem thêm]

Đa xơ cứng tumefactive

(55)
Tìm hiểu chungBệnh đa xơ cứng tumefactive là gì?Bệnh đa xơ cứng tumefactive là một dạng hiếm của bệnh đa xơ cứng (MS). Đa xơ cứng là bệnh gây tàn tật và ... [xem thêm]

Viêm khớp gối

(69)
Tìm hiểu chungViêm khớp gối là bệnh gì?Viêm xương khớp đầu gối là tình trạng mà trong đó lớp đệm tự nhiên giữa các khớp xương – sụn – mòn đi. Khi ... [xem thêm]

Chấn thương đầu nhẹ

(51)
Tìm hiểu chungChấn thương đầu nhẹ là bệnh gì?Bất kỳ tác động bên ngoài nào cũng có thể gây chấn thương đầu. Chấn thương đầu mức độ nhẹ là khi ... [xem thêm]

Xét nghiệm đè nén Clonidine

(12)
Tìm hiểu chungXét nghiệm đè nén Clonidine là gì?Xét nghiệm đè nén Clonidine dùng để kiểm tra và loại trừ chẩn đoán u tế bào ưa crôm ở những bệnh nhân tăng ... [xem thêm]

Viêm thần kinh thị giác

(44)
Tìm hiểu chungViêm thần kinh thị giác là bệnh gì?Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng viêm thần kinh thị giác từ não đến đôi mắt, được coi như là ... [xem thêm]

Đa hồng cầu nguyên phát

(73)
Tìm hiểu chungĐa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì?Đa hồng cầu nguyên phát là một loại ung thư máu tiến triển chậm khi quá nhiều tế bào máu được sản ... [xem thêm]

Thiếu axit ceramidase

(15)
Tìm hiểu chungBệnh thiếu axit ceramidase là bệnh gì?Bệnh Farber, còn gọi là thiếu axit ceramidase, là một tình trạng di truyền hiếm gặp. Bệnh còn có tên gọi là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN