Sống chung với ung thư

(3.73) - 57 đánh giá

Biên dịch: ThS. Phạm Võ Phương Thảo

Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy

Ung thư mãn tính là ung thư không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị đòi hỏi phải liên tục, còn được gọi là điều trị kéo dài, có thể kiểm soát trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Cũng như các bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng hoặc tiểu đường type 1, mục tiêu điều trị ung thư kéo dài là giúp bệnh nhân sống tốt nhất có thể càng lâu càng tốt. Mặc dù sống với ung thư vô thời hạn là không dễ dàng, nhóm chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn xử trí những thách thức của việc sống sót và điều trị kéo dài.

Lý do ung thư phải điều trị kéo dài

Điều trị kéo dài tiếp tục trong một thời gian dài sau khi chẩn đoán ung thư ban đầu và điều trị chính. Mọi người có thể được điều trị kéo dài để:

  • Kiểm soát ung thư. Một số loại ung thư có nhiều khả năng trở thành mãn tính, bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư buồng trứng và ung thư vú. Điều trị kéo dài có thể giúp ngăn ngừa bệnh phát triển, lan rộng hoặc tiến triển. Điều này đôi khi được gọi là điều trị duy trì. Ví dụ, những người mắc bệnh bạch cầu kinh dòng tủy (CML) thường dùng một loại thuốc được gọi là chất ức chế tyrosine kinase hàng ngày trong nhiều năm.
  • Xử trí ung thư tiến triển. Ung thư di căn, có nghĩa là ung thư đã lan sang một bộ phận khác của cơ thể từ nơi nó bắt đầu, cũng có thể trở thành mãn tính. Trước đây, nhiều người không sống lâu với căn bệnh ung thư di căn. Ngày nay, các bác sĩ thường có thể điều trị trong một thời gian dài ngay cả khi họ không thể chữa khỏi.
  • Ngăn ngừa ung thư tái phát. Một số người bị ung thư đã được chữa khỏi có thể cần điều trị kéo dài để không cho nó quay trở lại. Ví dụ, phụ nữ bị ung thư vú giai đoạn đầu có bệnh đã được chữa khỏi bằng phẫu thuật hoặc xạ trị có thể được điều trị bằng hormone liên tục.

Điều trị ung thư mãn tính

Hóa trị, sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được khuyên dùng cho bệnh ung thư mãn tính. Bệnh nhân có thể được điều trị cùng loại thuốc ban đầu, hoặc có thể nhận được một loại thuốc mới hoặc kết hợp các loại thuốc khác. Nhiều loại hóa trị bây giờ có thể được sử dụng dưới dạng thuốc uống theo đơn thay vì tiêm tĩnh mạc, tại văn phòng bác sĩ hoặc bệnh viện.

Các lựa chọn điều trị mở rộng khác có thể bao gồm liệu pháp miễn dịch, liệu pháp điều trị đích, xạ trị hoặc liệu pháp hormone. Bác sĩ cũng có thể đề nghị một thử nghiệm lâm sàng đang nghiên cứu. Tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị ung thư khác nhau.

Loại điều trị tiếp theo phụ thuộc vào:

  • Loại ung thư
  • Ung thư nằm ở đâu?
  • Số lượng ung thư
  • Ung thư đã lan rộng bao xa
  • Lựa chọn điều trị có sẵn
  • Các phương pháp điều trị trước đây
  • Tuổi bệnh nhân
  • Sức khỏe toàn trạng
  • Sở thích cá nhân

Tiến trình ung thư có thể giữ nguyên theo thời gian và không thay đổi trong thời gian điều trị kéo dài. Điều này có nghĩa là nó được kiểm soát. Điều trị có thể được dừng lại nếu ung thư đã thuyên giảm và tiếp tục nếu nó bắt đầu phát triển trở lại.

Ung thư cũng có thể trải qua các chu kỳ phát triển, thu hẹp lại hoặc dường như biến mất. Nếu ung thư tiếp tục phát triển hoặc lan rộng, một phương pháp điều trị khác có thể được khuyến nghị. Điều quan trọng cần nhớ là mặc dù ung thư mãn tính có thể thay đổi nhưng nó sẽ không biến mất hoàn toàn.

Khi nào sẽ điều trị mở rộng?

Không có mốc thời gian cụ thể để điều trị ung thư mãn tính kéo dài. Các yếu tố mà bạn và nhóm chăm sóc sức khỏe có thể xem xét bao gồm:

  • Loại ung thư
  • Loại kế hoạch điều trị và điều trị được đề nghị
  • Ung thư được kiểm soát tốt như thế nào?
  • Làm thế nào để điều trị mà bệnh nhân vẫn cảm thấy ổn về thể chất và tinh thần?
  • Ung thư tiến triển hay tốt lên
  • Tuổi bệnh nhân
  • Sức khỏe tổng quát của bệnh nhân

Quyết định trong ung thư mãn tính

Đôi khi điều trị không thể kiểm soát được ung thư. Nếu bạn chọn ngừng điều trị, điều này không có nghĩa là bạn hoặc nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn đã từ bỏ. Thay vào đó, sự chăm sóc của bạn tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ các hoạt động trong cuộc sống. Điều này được gọi là chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ.

Nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định về điều trị mở rộng. Nếu điều trị, bệnh nhân có thể:

  • Sống lâu hơn, ngay cả khi bị ung thư
  • Có ít triệu chứng ung thư
  • Có ít tác dụng phụ hơn từ việc điều trị
  • Duy trì ổn định về thể chất và tinh thần
  • Có một chất lượng cuộc sống nhất định

Gia đình và bạn bè có thể có những ý tưởng khác nhau về lựa chọn của bạn. Họ có thể muốn bạn điều trị tích cực hơn. Hoặc họ có thể cố gắng ngăn bạn khỏi những phương pháp điều trị nhất định. Nên nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe, họ có thể giúp bạn nói chuyện với những người thân yêu của bạn, nếu bạn muốn họ nói.

Mẹo quản lý ung thư mãn tính

Sống với ung thư mãn tính có thể khó khăn. Những lời khuyên này có thể giúp bạn quản lý bệnh tốt hơn và duy trì chất lượng cuộc sống tốt.

  • Bàn kế hoạch chăm sóc với bác sĩ. Kế hoạch chăm sóc nên chứa thông tin về việc kiểm tra và xét nghiệm ung thư trong tương lai, tác dụng phụ tiềm tàng của phương pháp điều trị mà bạn đang nhận và cách để cải thiện.
  • Nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về việc xử lý các tác dụng phụ điều trị ung thư và ung thư. Nhóm của bạn có thể tìm ra những cách tốt nhất để xử lý và điều trị các tác dụng phụ mà bạn gặp phải.
  • Tìm hiểu cách quản lý thuốc. Cẩn thận làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đề nghị kiểm tra theo dõi. Những xét nghiệm y tế này cho thấy ung thư có tiến triển hay không.
  • Lựa chon phương pháp phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng có thể bao gồm một loạt các dịch vụ, chẳng hạn như vật lý trị liệu, quản lý đau, lập kế hoạch dinh dưỡng và tư vấn tâm lí, có thể giúp bạn độc lập và làm việc hiệu quả nhất có thể.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như không hút thuốc, hạn chế rượu, ăn uống tốt, kiểm soát căng thẳng và duy trì hoạt động thể chất.
  • Hỏi về nguồn tài chính. Các chi phí điều trị y tế mở rộng có thể tăng lên. Nhóm ung thư có thể giới thiệu các nguồn tài chính hỗ trợ.

Đối phó với ung thư mãn tính

Bị ung thư mãn tính có thể khiến bạn cảm thấy tức giận, sợ hãi, lo lắng hoặc buồn bã. Nên nói chuyện với nhóm chăm sóc để tìm ra hướng giải qyết. Các chọn lựa có thể bao gồm:

  • Nói chuyện với một nhân viên tư vấn về tình hình của bạn.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ trực tiếp hoặc trực tuyến.
  • Tìm một người bạn hỗ trợ thông qua một tổ chức ung thư
  • Học thư giãn và kỹ thuật quản lý căng thẳng, chẳng hạn như thiền, yoga hoặc thở sâu.

Hỗ trợ cho người chăm sóc

Khi điều trị kéo dài trong nhiều tháng hoặc lâu hơn, những người chăm sóc của bạn tập trung vào việc chăm sóc về thể chất, tinh thần và những vấn đề của cuộc sống nên họ có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khó ngủ, trầm cảm và lo lắng. Nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn cũng cần được giúp đỡ.

Câu hỏi để hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe

Giao tiếp thường xuyên và cởi mở với đội ngũ chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng khi bạn bị ung thư mãn tính. Cân nhắc hỏi họ những câu hỏi sau:

  • Lựa chọn điều trị mở rộng của tôi là gì? Mục tiêu của mỗi điều trị là gì?
  • Bác sĩ đề nghị kế hoạch điều trị mở rộng nào? Tại sao?
  • Những thử nghiệm lâm sàng nào phù hợp với tôi? Chúng ở đâu, và làm thế nào để tôi tìm hiểu thêm về chúng?
  • Tôi có thể sống bao lâu với điều trị kéo dài?
  • Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra dựa trên phương pháp điều trị ung thư mà tôi nhận được?
  • Điều trị này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của tôi như thế nào? Tôi có thể làm việc, tập thể dục và thực hiện các hoạt động thông thường của mình không?
  • Ai sẽ điều phối chăm sóc theo dõi của tôi? Liệu họ có kinh nghiệm với bệnh ung thư mãn tính?
  • Tôi sẽ tiếp tục được điều trị kéo dài trong bao lâu?
  • Điều trị kéo dài bao lâu có thể giúp tôi sống?
  • Những chuyên gia nào tôi sẽ cần phải liên lạc?
  • Tôi cần những xét nghiệm tiếp theo nào? Khi nào sẽ làm?
  • Làm thế nào để tôi biết nếu điều trị mở rộng có hiệu quả hoặc ung thư đang trở nên tồi tệ hơn?
  • Nếu tôi lo lắng về việc quản lý chi phí chăm sóc ung thư lâu dài, ai có thể giúp tôi?
  • Tôi có thể tìm thấy sự hỗ trợ tinh thần cho tôi và gia đình ở đâu?

Tài liệu tham khảo

Living with chronic cancer

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Văn Tuy
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

(12)
Ung thư gan là một trong những dạng ung thư phổ biến trên thế giới. Các triệu chứng của ung thư gan có thể tiến triển và xấu đi theo thời gian. Ung thư gan ... [xem thêm]

Những tác dụng phụ muộn của điều trị ung thư

(37)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Một số người đã mô tả sự sống sót là “không bệnh, nhưng không phải là đã không liên ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Giai đoạn

(85)
Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài này mô tả sự tăng trưởng hoặc di căn của khối u, hay còn gọi ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư – Tăng trưởng sau chấn thương và ung thư

(31)
Người dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Từ lâu, người ta cho rằng đau khổ có thể là một nguồn thay đổi tích cực bản thân ... [xem thêm]

Hội chứng ly giải u

(46)
Hội chứng ly giải u là gì? Hội chứng ly giải u (TLS) là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu khi điều trị ung thư. Khi các tế bào ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 7 – Tìm kiếm sự giúp đỡ

(48)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Long Hiệu đính: Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012. Được chấp thuận bởi Ban ... [xem thêm]

Khối u diệp thể giáp biên và ác tính

(19)
Biên dịch: Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này dành cho những người muốn biết thêm thông tin về ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Chiến thắng ung thư và chăm sóc theo dõi

(73)
Biên dịch: Đặng Thị Mỹ Duyên Hiệu đính: BS. Đặng Thị Thu Hằng, Lê Hà Cảnh Châu “Tôi nghĩ rằng cuộc sống sẽ luôn có một ít trải nghiệm về ung thư. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN