Có thai sau tuổi 35

(3.57) - 34 đánh giá

Tuổi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Người phụ nữ đạt đỉnh sinh sản quanh tuổi 20. Ở tuổi 30, khả năng sinh sản (khả năng có thai) bắt đầu giảm. Sự giảm khả năng sinh sản xảy ra nhanh chóng khi người phụ nữ đạt tuổi 35. Ở tuổi 45, khả năng sinh sản giảm nhiều đến mức phụ nữ ở tuổi này khó có thể có thai tự nhiên

Một cặp vợ chồng “khỏe mạnh” ở khoảng tuổi 20 đến khoảng đầu của tuổi 30, có 1 trong 4 phụ nữ sẽ có thai ở mỗi chu kỳ kinh. Ở tuổi 40, khoảng 1 trong 10 phụ nữ sẽ có thai ở mỗi chu kỳ kinh. Khả năng có con của nam giới cũng giảm theo tuổi nhưng không thể dự đoán được giống như khả năng sinh sản của nữ

Tại sao khả năng sinh sản của phụ nữ lại giảm theo tuổi?

Phụ nữ được sinh ra với số lượng trứng nhất định ở 2 buồng trứng. Số lượng trứng giảm dần khi người phụ nữ lớn tuổi. Hơn nữa, những trứng còn lại của người phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng bị bất thường nhiễm sắc thể. Khi tuổi tăng lên, người phụ nữ tăng nguy cơ bị các rối loạn có thể ảnh hưởng lên khả năng sinh sản như: nhân xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung

Có thai muộn ảnh hưởng lên sức khỏe phụ nữ như thế nào?

Thai phụ trên 40 tuổi tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Một số nguy cơ tăng lên vì phụ nữ lớn tuổi có thể có nhiều vấn đề sức khỏe khi họ có thai hơn là phụ nữ trẻ tuổi. Ví dụ như: tăng huyết áp, đây là bệnh lý thường gặp hơn ở người lớn tuổi, có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ lớn tuổi dù họ không có vấn đề sức khỏe gì thì họ vẫn có những biến chứng thai kỳ.

Có thai muộn ảnh hưởng lên em bé như thế nào?

Nguy cơ bé có bất thường nhiễm sắc thể là thấp khi tính chung cho tất cả thai phụ. Đối với phụ nữ có thai muộn, nguy cơ bé có bất thường nhiễm sắc thể tăng lên. Hội chứng Down là thường gặp nhất. Nguy cơ bệnh Down cho bé tăng theo tuổi mẹ:

  • 1/1480 khi mẹ ở tuổi 20-30
  • 1/940 khi mẹ ở tuổi 30-35
  • 1/353 khi mẹ ở tuổi 35-40
  • 1/85 khi mẹ ở tuổi 40-45
  • 1/35 khi mẹ ở tuổi >45

Có xét nghiệm nào để tầm soát dị tật cho thai không?

Có. Xét nghiệm tầm soát tiền sản có thể cho biết nguy cơ bé có dị tật hay bất thường nhiễm sắc thể (không phải tất cả các bất thường đều có thể biết). Mỗi thai phụ cần được tư vấn về các xét nghiệm tiền sản và giá trị của từng xét nghiệm bởi bác sĩ sản phụ khoa của mình

Những nguy cơ khác khi có thai muộn

Nguy cơ sẩy thai hay thai lưu cao hơn ở thai phụ trên 35 tuổi. Đa thai cũng gặp nhiều hơn ở phụ nữ mang thai lớn tuổi

Lập kế hoạch mang thai từ sớm

Bạn cần lên kế hoạch mang thai cho mình từ sớm: sẽ có mấy con? Năm nào sẽ sanh con?… Bạn cần thảo luận với BS sản phụ khoa của mình và cùng lập kế hoạch với bạn
BS sản phụ khoa sẽ giúp bạn có được chế độ ăn, tập luyện và lối sống an toàn; duy trì cân nặng phù hợp trước mang thai; tầm soát các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, tầm soát các bệnh lý có tính di truyền cho bạn và chồng; tư vấn các xét nghiệm tiền sản phù hợp; tư vấn ngừa thai trong giai đoạn bạn chưa muốn có con

Có cách nào để bảo tồn khả năng sinh sản?

Hiện tại, không có kỹ thuật y học nào có thể bảo tồn khả năng sinh sản hoàn toàn. Nếu bạn có kế hoạch có thai muộn, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp bạn tạo ra phôi sớm, khi bạn chưa lớn tuổi, phôi được trữ lạnh trong nhiều năm sau đó và sẽ chuyển vào buồng tử cung để bạn mang thai khi bạn đã sẵn sàng.
Kỹ thuật trữ trứng cũng có thể giúp bạn, trứng được lấy ra khỏi buồng trứng được trữ đông và làm thụ tinh ống nghiệm sau đó nhiều năm. Kỹ thuật này thường được dùng cho phụ nữ chuẩn bị điều trị ung thư, sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai

Nếu tôi không có thai, tôi nên làm gì?

Nếu bạn lớn hơn 35 tuổi, sau 6 tháng quan hệ không ngừa thai mà vẫn không có thai bạn nên đi khám, BS sẽ làm các xét nghiệm để đánh giá khả năng có thai của bạn và chồng

Nếu bạn lớn hơn 40 tuổi, bạn bên gặp BS trước khi quyết định có thai

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/BSPhamThanhHoang/posts/2590899900957088

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giảm đau lưng trong khi mang thai

(69)
Nguyên nhân Đau lưng khi mang thai có nhiều nguyên nhân. Đau lưng thường do sự căng cơ lưng gây ra. Vào giữa kỳ thai nghén khi dạ con bị nặng dần thì tâm trọng ... [xem thêm]

Các lựa chọn khi mang thai: nuôi con, cho làm con nuôi, và phá thai

(14)
Chú thích của người dịch: bài này dịch từ trang bác sĩ gia đình của Mỹ, do đó có chứa các thông tin phù hợp với đời sống ở Mỹ mà có thể chưa có ở ... [xem thêm]

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đốt điện, đốt lạnh trong điều trị lộ tuyến cổ tử cung

(45)
Câu hỏi Bác sĩ cho con hỏi, đốt điện và đốt lạnh có ưu nhược điểm như thế nào ạ. Con bị lộ tuyến. Trả lời Lộ tuyến: tức là các tuyến ... [xem thêm]

Các phương pháp tránh thai có rào cản: Thuốc diệt tinh trùng, bao cao su, miếng xốp tránh thai, màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung

(22)
Phương pháp tránh thai có rào cản là gì? Các phương pháp tránh thai có rào cản đóng vai trò là rào cản để ngăn tinh trùng của người đàn ông không gặp trứng ... [xem thêm]

Hôi miệng khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(62)
Biên dịch: Hoàng Thị Minh Anh Hiệu đính: BS. Phạm Thanh Hoàng Hôi miệng, được định nghĩa là mùi khó chịu thoát ra từ miệng hoặc các khoang chứa khí khác như ... [xem thêm]

Phương pháp tránh thai tự nhiên

(100)
Thế nào là tránh thai tự nhiên? Tránh thai tự nhiên là phòng tránh thai dựa trên thời điểm quan hệ tình dục theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Đây ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh

(93)
Thế nào là dị tật bẩm sinh? Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể có từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại ... [xem thêm]

Nhiễm COVID-19 và thai kỳ

(21)
Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai Hiện chưa có bằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN