Uốn ván

(4.5) - 40 đánh giá

Uốn ván hay bệnh phong đòn gánh là một dạng nhiễm trùng cấp tính, có nguy cơ dẫn đến hậu quả khôn lường nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu về căn bệnh này có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa.

Tìm hiểu chung

Uốn ván là bệnh gì?

Bệnh uốn ván hoặc phong đòn gánh xảy ra khi hệ thần kinh chịu thương tổn do nhiễm độc tố từ vi khuẩn, dẫn đến tình trạng cứng và tê liệt các mô cơ. Nếu những mô cơ thuộc hệ hô hấp chịu ảnh hưởng, người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Phần lớn trường hợp, bệnh thường ảnh hưởng toàn thân (uốn ván toàn thân). Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này chỉ khu trú ở nhóm mô cơ gần vết thương (uốn ván cục bộ).

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng uốn ván là gì?

Người bị uốn ván sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu như sau:

  • Căng cứng cơ, thường xảy ra ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi
  • Khó nuốt
  • Co giật
  • Bồn chồn
  • Cáu gắt
  • Đau đầu
  • Đau họng

Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể có các triệu chứng, dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy lập tức đến gặp bác sĩ nếu bạn có vết thương hở miệng bị bẩn, đặc biệt khi lần cuối bạn chích ngừa uốn ván là hơn 5 năm trước. Ngoài ra, gặp bác sĩ để được tiêm uốn ván nếu trong vòng 10 năm qua bạn vẫn chưa chích loại vắc xin này.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván là gì?

Vi khuẩn Clostridium tetani là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh uốn ván. Chúng có thể tấn công cơ thể thông qua vết thương hở miệng.

Sau khi xâm nhập thành công, chủng vi sinh vật gây bệnh này sẽ sản sinh một loại độc tố bám vào đuôi các sợi thần kinh. Chất độc sẽ lan dần vào tủy sống và não, từ đó ngăn chặn những tín hiệu gửi từ não và tủy sống đến cơ. Nếu không sớm có biện pháp giải độc, người bị nhiễm khuẩn hoàn toàn có khả năng tử vong.

Trong vài trường hợp, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị uốn ván do vết cắt dây rốn bị nhiễm trùng.

Một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ gặp phải dạng nhiễm trùng cấp tính này có thể tăng nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào dưới đây, bao gồm:

  • Hệ miễn dịch kém
  • Vết thương hở miệng do xăm mình, xỏ khuyên, tiêm chích, bỏng, phẫu thuật hoặc bị động vật cắn
  • Gãy xương hở (mảnh xương gãy xuyên qua da)
  • Nhiễm trùng tai
  • Vết loét ở chân

Chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh uốn ván qua khám sức khỏe, đặc biệt là khám cơ bắp và thần kinh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ lấy mẫu mô từ vết thương của bạn đem đi xét nghiệm để tìm kiếm vi khuẩn gây bệnh.

Trong một số trường hợp, bạn còn cần làm thêm xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh uốn ván?

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh uốn ván bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, giải độc, ngăn chặn và điều trị những cơn co giật cơ cho bạn, bao gồm:

  • Vệ sinh vết thương và loại bỏ mô bị hoại tử
  • Diệt khuẩn bằng kháng sinh
  • Bạn sẽ được tiêm loại thuốc kháng độc gọi là globulin miễn dịch với uốn ván người để giải độc
  • Thuốc diazepam và thuốc an thần sẽ giúp kiểm soát những cơn co giật
  • Nếu bị cứng hàm, khó nuốt và co giật cơ, bạn có thể cần máy thở

Loại bệnh nhiễm trùng cấp tính này có thể kéo dài 2 – 3 tháng và người bệnh sẽ cần ít nhất 4 tháng để hồi phục hoàn toàn. Bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu để giúp cơ thể sớm khỏe mạnh như trước.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa bệnh uốn ván?

Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh phong đòn gánh:

  • Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch ngay lập tức
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị thương và không biết bạn có cần tiêm vắc xin bệnh uốn ván hay không
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị co giật cơ, khó nuốt hoặc khó thở
  • Nên tiêm vắc xin cho con bạn; bắt đầu từ tháng thứ 2 của trẻ. Tiêm phòng đầy đủ. Người lớn nên tiêm phòng sau 10 năm. Nếu đang mang thai, bạn cũng nên tiêm phòng uốn ván trong giai đoạn này.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khó tiêu không do loét (chức năng)

(43)
Tìm hiểu chungKhó tiêu không do loét (chức năng) là bệnh gì?Bệnh khó tiêu không do loét hay đau dạ dày không do loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu ... [xem thêm]

Chấn thương dây chằng chéo trước

(33)
Tìm hiểu chungChấn thương dây chằng chéo trước là bệnh gì?Dây chằng chéo trước nằm ở giữa đầu gối, ngăn các xương ống chân không bị trượt ra phía ... [xem thêm]

Não úng thuỷ áp lực bình thường (Não úng thủy)

(84)
Định nghĩaNão úng thuỷ áp lực bình thường (não úng thủy) là bệnh gì?Não úng thuỷ là tình trạng tích tụ dịch não tuỷ nhiều bất thường trong các não ... [xem thêm]

Thủng màng nhĩ

(41)
Màng nhĩ là lớp mô mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa, chịu trách nhiệm cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi chúng thành các xung thần kinh truyền ... [xem thêm]

Hen suyễn

(77)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Hội chứng sau bại liệt

(27)
Tìm hiểu chungHội chứng sau bại liệt là gì?Hội chứng sau bại liệt là một bệnh lý của hệ thần kinh có thể xuất hiện 15 – 50 năm sau khi bị bệnh bại ... [xem thêm]

Nhiễm Toxoplasma (nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma)

(57)
Định nghĩaNhiễm Toxoplasma (nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma) là bệnh gì?Nhiễm Toxoplasma, hay nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma, là tình trạng nhiễm trùng gây ra do một ... [xem thêm]

Màu sắc nước tiểu bất thường

(17)
Tìm hiểu chungMàu sắc nước tiểu bất thường là gì?Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến màu hổ phách đậm nhờ loại sắc tố gọi là urochrome và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN