Các phương pháp tránh thai có rào cản: Thuốc diệt tinh trùng, bao cao su, miếng xốp tránh thai, màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung

(3.65) - 22 đánh giá

Phương pháp tránh thai có rào cản là gì?

Các phương pháp tránh thai có rào cản đóng vai trò là rào cản để ngăn tinh trùng của người đàn ông không gặp trứng của người phụ nữ. Một số phương pháp tránh thai rào cản cũng bảo vệ cơ thể trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Một vài phương pháp tránh thai rào cản như thuốc diệt tinh trùng, bao cao su và miếng xốp tránh thai có thể được mua ở hầu hết các nhà thuốc. Những phương pháp tránh thai khác (như là màng ngăn âm đạo và mũ chụp cổ tử cung) chỉ được mua theo đơn của bác sĩ.

Hiệu quả của các phương pháp tránh thai có rào cản

Các phương pháp rào cản không có hiệu quả tốt trong việc tránh thai so với các phương pháp khác như là que cấy tránh thai, thuốc tiêm hoặc dụng cụ tử cung (DCTC). Mỗi năm, trong số 100 phụ nữ có 18 – 28 phụ nữ mang thai dù có sử dụng các phương pháp tránh thai rào cản. Các phương pháp này hoạt động tốt nhất khi được sử dụng đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Thậm chí chỉ một lần quan hệ tình dục mà không sử dụng phương pháp rào cản có thể dẫn đến mang thai. Nếu dụng cụ tránh thai rào cản của bạn bị rách, bị tuột khi quan hệ tình dục, hoặc nếu bạn quên hay là không thể sử dụng các biện pháp này, bạn có thể cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Thuốc diệt tinh trùng là gì và sử dụng nó như thế nào?

Thuốc diệt tinh trùng là một chất hóa học làm bất hoạt tinh trùng. Hầu hết các chất diệt tinh trùng ở Hoa Kỳ đều có chứa một hóa chất gọi là nonoxynol-9. Thuốc diệt tinh trùng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với các phương pháp rào cản khác ngoại trừ miếng xốp tránh thai vốn đã chứa chất diệt tinh trùng. Có nhiều dạng thuốc diệt tinh trùng khác nhau, bao gồm xà phòng, kem, gel, viên đặt và màng phim.
Khi sử dụng đơn độc, thuốc diệt tinh trùng nên được đưa vào âm đạo gần với cổ tử cung. Bạn cần đợi 10 – 15 phút sau khi đặt thuốc diệt tinh trùng để thuốc bắt đầu có tác dụng. Bạn cũng cần đọc hướng dẫn sử dụng thuốc cẩn thận để biết được thời điểm cần phải đưa thuốc diệt tinh trùng vào âm đạo trước khi quan hệ. Hãy nhớ rằng thuốc diệt tinh trùng chỉ có hiệu quả trong 1 giờ sau khi sử dụng. Do đó, bạn phải đặt lại thuốc sau mỗi lần quan hệ tình dục. Không được thụt rửa hoặc cố gắng lấy thuốc diệt tinh trùng ra trong ít nhất 6 giờ sau khi đặt.

Những lợi ích, rủi ro và tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc diệt tinh trùng là gì?

Lợi ích

  • Thuốc diệt tinh trùng rất dễ sử dụng và có thể được mua ở nhiều hiệu thuốc khác nhau
  • Ít tốn kém hơn so với biện pháp tránh thai khác
  • Không ảnh hưởng tới nội tiết tố tự nhiên của người phụ nữ.
  • Không ảnh hưởng đến nguồn sữa nếu bạn đang cho con bú.

Rủi ro và tác dụng phụ

  • Thuốc diệt tinh trùng có thể gây nóng rát và kích ứng âm đạo. Một số người dị ứng với thuốc diệt tinh trùng.
  • Thuốc diệt tinh trùng có chứa nonoxynol-9 không bảo vệ được cơ thể tránh khỏi STIs, bao gồm nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình bị nhiễm bệnh nếu sử dụng nhiều lần trong ngày. Thuốc diệt tinh trùng chỉ nên sử dụng nếu bạn chỉ có một bạn tình và cả hai đều có nguy cơ nhiễm HIV thấp.

Bao cao su là gì và cách sử dụng như thế nào?

Bao cao su hoạt động như một hàng rào vật lý ngăn tinh trùng đi vào tử cung và tới gặp trứng. Hiện nay có hai loại bao cao su:

  • Bao cao su nam là một màng mỏng làm từ mủ cao su, polyurethane (nhựa) hoặc màng tự nhiên (động vật) được bọc ngoài dương vật đã cương cứng khi quan hệ tình dục. Loại làm từ mủ cao su và polyurethane (nhựa) bảo vệ bạn tốt nhất trước các bệnh lây qua đường tình dục STIs, bao gồm HIV.
  • Bao cao su nữ là một túi nhựa mỏng lót phía trong âm đạo. Nó được giữ tại chỗ bởi một vòng kín bên trong cổ tử cung và một vòng ngoài ở lỗ âm đạo. Nó cũng có thể bảo vệ bạn khỏi một số STIs.
    Sử dụng phối hợp bao cao su và phương pháp khác, chẳng hạn như thuốc diệt tinh trùng, là cách tốt nhất để tránh thai và phòng tránh STIs. Bao cao su nên được sử dụng cùng với chất bôi trơn để ngăn chúng bị rách hoặc vỡ và để giảm kích ứng. Chỉ sử dụng chất bôi trơn gốc nước hoặc silicon với bao cao su từ nhựa mủ và không sử dụng bao cao su nam và nữ cùng nhau. Vứt bao cao su sau khi sử dụng.
  • Lợi ích, rủi ro và tác dụng phụ của việc sử dụng bao cao su

    Lợi ích

    • Bao cao su có giá rẻ hơn các phương pháp tránh thai khác và có thể mua được ở nhiều cửa hàng.
    • Không ảnh hưởng tới nội tiết tố tự nhiên của người phụ nữ.
    • Có thể sử dụng được ngay sau khi sinh con và không ảnh hưởng đến nguồn sữa nếu bạn đang cho con bú.
    • Bao cao su từ mủ cao su và polyurethane cung cấp sự bảo vệ tốt nhất phòng bệnh STIs.
    • Bao cao su nữ có thể được đưa vào âm đạo tối đa 8 giờ trước khi quan hệ.

    Rủi ro và tác dụng phụ

    • Một số người bị dị ứng với mủ cao su hoặc polyurethane có thể có phản ứng.

    Miếng xốp tránh thai là gì và làm thế nào để sử dụng nó?

    Miếng xốp tránh thai là một dụng cụ hình tròn làm bằng bọt mềm có chứa chất diệt tinh trùng. Nó được đưa vào âm đạo để che phủ cổ tử cung và giữ cho tinh trùng không vào được bên trong tử cung. Thuốc diệt tinh trùng cũng làm bất hoạt tinh trùng. Miếng xốp tránh thai không bảo vệ bạn khỏi STIs, bao gồm cả HIV.
    Miếng xốp tránh thai có thể được đặt tối đa 24 giờ trước khi quan hệ và nên lưu lại ít nhất 6 giờ sau khi quan hệ. Miếng xốp tránh thai không nên để quá 30 giờ. Nếu bạn quan hệ tình dục một lần nữa trong khung thời gian này, bạn sẽ không cần phải thay một miếng xốp tránh thai khác. Vứt miếng xốp sau khi sử dụng.
    Miếng xốp tránh thai ít hiệu quả ở những phụ nữ đã sinh con. Nếu bạn muốn sử dụng miếng xốp tránh thai sau khi sinh con, bạn nên đợi tới thời điểm 6 tuần sau khi sinh cho đến khi tử cung và cổ tử cung trở lại kích thước bình thường.

    Lợi ích, nguy cơ và tác dụng phụ khi sử dụng miếng xốp tránh thai là gì?

    Lợi ích

    • Có thể mua ở nhiều cửa hàng
    • Không ảnh hưởng đến hormone tự nhiên của phụ nữ
    • Mỗi miếng xốp chứa đủ chất diệt tinh trùng cho hoạt động tình dục lặp đi lặp lại trong vòng 24 giờ
    • Không ảnh hưởng đến nguồn sữa trong thời gian cho con bú

    Nguy cơ và tác dụng phụ có thể xảy ra

    • Chất diệt tinh trùng trong miếng xốp có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình, do đó nên sử dụng miếng xốp khi bạn có một bạn tình duy nhất và cả hai đều có nguy cơ nhiễm HIV thấp.
    • Chất diệt tinh trùng có thể gây nóng rát và kích ứng âm đạo. Một số trường hợp người dùng bị dị ứng với thuốc diệt tinh trùng, polyurethane hoặc sulfites trong miếng xốp.
    • Rất hiếm trường hợp gặp phải hội chứng sốc nhiễm độc khi sử dụng miếng xốp tránh thai, nhưng nó vẫn xảy ra trong một số trường hợp. Không được sử dụng miếng xốp trong kỳ kinh, mới sinh con chưa được 6 tuần, hay có tiền sử bị hội chứng sốc nhiễm độc khi sử dụng băng vệ sinh dạng ống (tampon) hoặc miếng xốp tránh thai (sponge). Không được mang miếng xốp quá 30 giờ

    Màng ngăn âm đạo là gì và sử dụng như thế nào?

    Màng ngăn âm đạo là một thiết bị nhỏ, hình vòm được làm bằng silicone hoặc latex nằm bên trong âm đạo và bao phủ cổ tử cung và phải được sử dụng kèm với chất diệt tinh trùng.
    Có hai loại màng ngăn âm đạo:

  • Màng ngăn có kích thước riêng được chế tạo riêng bởi các chuyên gia
  • Màng ngăn một cỡ, phù hợp với hầu hết phụ nữ.
  • Màng ngăn không bảo vệ bạn trước bệnh lây qua đường tình dục STIs, bao gồm cả HIV. Bạn nên đợi đến 6 tuần sau sinh để sử dụng màng ngăn âm đạo, cho đến khi tử cung và cổ tử cung trở lại kích thước bình thường.
    Màng ngăn âm đạo phải giữ nguyên vị trí trong 6 giờ sau khi quan hệ, nhưng không được quá 24 giờ. Nếu bạn quan hệ tình dục lại trong khung thời gian này, cần bôi thêm chất diệt tinh trùng mà không cần tháo màng ngăn. Sau đó, bạn phải đợi thêm 6 giờ rồi mới được tháo màng ngăn ra.

    Lợi ích, nguy cơ và tác dụng phụ của màng ngăn âm đạo

    Lợi ích

    • Không ảnh hưởng đến nội tiết tự nhiên của phụ nữ.
    • Không ảnh hưởng đến nguồn sữa trong thời gian cho con bú
    • Bạn có thể đặt màng tránh thai nhiều giờ trước khi quan hệ. Để biết chính xác mấy giờ, bạn hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.

    Nguy cơ và tác dụng phụ

    • Chất diệt tinh trùng trong màng ngăn âm đạo có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình, do đó nên sử dụng màng ngăn âm đạo nếu bạn chỉ có một bạn tình và cả hai đều có nguy cơ nhiễm HIV thấp.
    • Sử dụng màng ngăn và chất diệt tinh trùng có thể gây nóng rát và kích ứng âm đạo do thuốc diệt tinh trùng. Một số trường hợp dị ứng với chất diệt tinh trùng hoặc cao su
    • Sử dụng màng ngăn và chất diệt tinh trùng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
    • Sốc nhiễm độc đã xảy ra do sử dụng màng ngăn âm đạo. Để giảm nguy cơ, không được đặt màng ngăn quá 24 giờ trong cơ thể.

    Mũ chụp cổ tử cung là gì và sử dụng như thế nào?

    Mũ chụp cổ tử cung là một mũ nhựa tròn nhỏ vừa vặn chụp lên cổ tử cung và giữ nguyên vị trí nhờ lực hút. Nó hoạt động như một rào cản ngăn tinh trùng không xâm nhập vào tử cung. Mũ chụp cổ tử cung được khuyên nên dùng kèm với chất diệt tinh trùng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn đo và chọn kích thước mũ. Mũ chụp cổ tử cung ở Hoa Kỳ có ba kích thước. Mũ chụp cổ tử cung không tác dụng phòng bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm cả HIV.
    Mũ chụp cổ tử cung phải được đặt giữ nguyên vị trí trong 6 giờ sau khi quan hệ nhưng không được quá tổng 48 giờ. Nếu quan hệ nhiều hơn một lần trong khung thời gian này, bạn không cần phải bôi lại chất diệt tinh trùng.
    Kích cỡ của mũ thường sẽ được chọn lại sau khi sinh hoặc tăng giảm cân. Mũ chụp cổ tử cung ít hiệu quả hơn ở những phụ nữ đã sinh con. Bạn nên đợi 6 tuần sau khi sinh để sử dụng phương pháp này, cho đến khi tử cung và cổ tử cung trở lại kích thước bình thường.

    Lợi ích, nguy cơ và tác dụng phụ của mũ chụp cổ tử cung?

    Lợi ích

    • Không ảnh hưởng đến nội tiết tự nhiên của phụ nữ
    • Không ảnh hưởng đến nguồn sữa trong thời gian cho con bú
    • Bạn có thể đặt mũ chụp lên đến 40 giờ trước khi quan hệ tình dục.

    Nguy cơ và tác dụng phụ

    • Chất diệt tinh trùng trong mũ chụp cổ tử cung có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV từ bạn tình, do đó nên sử dụng mũ chụp cổ tử cung khi bạn chỉ có 1 bạn tình và cả hai đều có nguy cơ nhiễm HIV thấp.
    • Sử dụng mũ chụp cổ tử cung có thể gây kích ứng hoặc mùi khó chịu.
    • Để tránh gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và hội chứng sốc nhiễm độc, không nên sử dụng mũ chụp cổ tử cung khi đang hành kinh.

    Tài Liệu Tham Khảo

    https://www.acog.org/Patients/FAQs/Barrier-Methods-of-Birth-Control-Spermicide-Condom-Sponge-Diaphragm-and-Cervical-Cap

    Biên dịch - Hiệu đính

    Lê Thị Huyền Trang - BS. Phạm Thanh Hoàng
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Rối loạn di truyền

    (39)
    Gen là gì? Gen là một đơn vị vật chất di truyền nhỏ bé được gọi là DNA, điều khiển một số khía cạnh của cấu tạo vật chất con người hay một quá ... [xem thêm]

    Các bệnh lí ở âm hộ

    (34)
    Âm hộ là gì? Âm hộ là phần bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ. Nếp gấp ngoài được gọi là môi lớn và nếp gấp trong được gọi là môi bé. Khi âm hộ ... [xem thêm]

    Trầm cảm khi mang thai

    (26)
    Biên dịch: Nguyễn Văn Anh, Trần Thị Mỹ Hạnh Hiệu đính: BS. Hoàng Bảo Nhân “Trẻ em có mẹ bị trầm cảm khi mang thai có nhiều khả năng bị chậm phát ... [xem thêm]

    Bài 35 – Có thể bạn đang có thai?

    (93)
    Hôm nay dở khóc dở cười với mấy chị có thai sớm mà không biết, rồi đi chích ngừa, đi khám sức khoẻ tổng quát cần chụp X quang, uống thuốc thanh lọc cơ ... [xem thêm]

    Thai kỳ khỏe mạnh cho phụ nữ có bệnh tiểu đường

    (71)
    Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là do có vấn đề với insulin. Insulin di chuyển glucose ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ ... [xem thêm]

    Bài 1 – Cho trẻ khởi đầu tốt đẹp

    (15)
    Mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ mang thai là làm sao để con chào đời khoẻ mạnh. Lúc không có thai, có thể chuyện ăn uống với bạn được xếp thứ ... [xem thêm]

    Bài 27 – Làm gì khi phát hiện nhiễm HIV khi có thai?

    (31)
    “Con trẻ là cái neo giữ lấy cuộc đời người mẹ…” (Sophocles – Pheadra). Đặc biệt là khi người mẹ có vấn đề về sức khỏe, liên quan đến sinh mệnh ... [xem thêm]

    Các biện pháp tránh thai nội tiết: cấy que, tiêm, đặt vòng và miếng dán

    (61)
    Phương pháp tránh thai nội tiết là gì? Bên cạnh phương pháp uống thuốc tránh thai và sử dụng dụng cụ tử cung có chứa nội tiết, còn có một số phương ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN