Có nên tiêm ngừa vắc xin cho trẻ khi bị sốt?

(3.67) - 62 đánh giá

Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ là việc rất cần thiết vì không chỉ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt mà còn bảo vệ bé khỏi một số bệnh có hại cho sức khỏe.

Bé được tiêm ngừa vắc xin đầy đủ sẽ có được sức đề kháng tốt, nhờ đó phòng được những bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ thường e ngại không cho con đi tiêm ngừa khi con có dấu hiệu bệnh vì nghĩ rằng vắc xin không có tác dụng. Điều này có đúng không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Trẻ bị bệnh nhẹ vẫn có thể tiêm vắc xin, ngay cả khi chúng bị sốt?

Khi trẻ bị sổ mũi, đau dạ dày hay sốt nhẹ, bố mẹ thường không cho con đi tiêm ngừa vắc xin. Tuy nhiên, các bác sĩ của tổ chức y tế như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh (CDC), Viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, Viện nhi khoa Hoa Kỳ cho biết trẻ mắc bệnh nhẹ không cần phải dời lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Trẻ vẫn có thể tiêm ngừa nếu chúng có những biểu hiện sau:

  • Sốt nhẹ (dưới 38 độ C);
  • Cảm lạnh, chảy nước mũi, ho;
  • Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa);
  • Tiêu chảy nhẹ.

Nếu đợi đến khi bé hết bệnh mới tiêm vắc xin, điều này không có lợi cho sức khỏe của bé. Điều quan trọng là bé cần được tiêm ngừa đúng lúc, ngay cả khi bé cảm thấy không khỏe. Nếu bé bị bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ là người quyết định có nên cho bé tiêm ngừa hay không.

Vắc xin có làm bệnh nhẹ trở nên nặng hơn?

Hệ miễn dịch của trẻ có thể kháng lại hàng triệu kháng nguyên mỗi ngày. Kháng nguyên giúp cơ thể sản sinh ra nhiều kháng thể để chống lại virus. Vắc xin chỉ chứa một phần nhỏ kháng nguyên mà bé có thể gặp phải trong tự nhiên. Do đó, hệ miễn dịch có thể xử lý vắc xin để tạo sự miễn dịch với nhiều loại bệnh và cùng lúc chống lại các bệnh nhẹ khác nhau.

Dù vắc xin có thể gây ra phản ứng phụ nhẹ như sốt, đau nhức hay sưng ở vùng tiêm, nhưng vắc xin không làm bệnh nặng thêm. Để tránh phản ứng phụ này, bạn có thể chườm một chiếc khăn lạnh, ướt vào vùng bị đau nhức hoặc hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau hoặc giảm sốt.

Tiêm vắc xin có an toàn và hiệu quả khi trẻ bị bệnh nhẹ?

Bệnh nhẹ không ảnh hưởng đến khả năng cơ thể thích nghi với vắc xin. Vắc xin sẽ tạo kháng thể bảo vệ cho trẻ nhỏ bị bệnh nhẹ cũng như trẻ khỏe mạnh.

Trẻ dùng thuốc kháng sinh cũng có thể tiêm ngừa vắc xin?

Thuốc kháng sinh có khả năng chống lại vi khuẩn. Bé có thể dùng thuốc kháng khi bé mắc một số bệnh nhẹ như viêm họng liên cầu khuẩn và một số bệnh nhiễm trùng tai. Thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến khả năng cơ thể trẻ thích nghi với vắc xin.

Thuốc kháng virus có thể chống lại những virus gây cảm cúm. Loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể trẻ thích nghi với vắc xin. Nếu bé đang dùng thuốc kháng virus như Tamiflu©, bác sĩ có thể chờ đợi để chủng ngừa.

Khi nào bé không được chủng ngừa vắc xin?

Bé không được chủng ngừa vắc xin khi:

  • Bé mắc bệnh mạn tính (ung thư);
  • Hệ miễn dịch yếu (đang trải qua hóa trị hoặc dùng thuốc sau khi ghép nội tạng);
  • Có phản ứng dị ứng với với liều lượng hay thành phần trong vắc xin.

Phản ứng dị ứng với vắc xin như sốt có thể khó chẩn đoán và điều trị vì dễ nhầm lẫn tình trạng này với bệnh khác. Nếu bé mắc bệnh nặng hay đang điều trị một bệnh nào đó, bạn hãy nhớ thông báo với bác sĩ. Trong mỗi lần khám trước khi tiêm ngừa, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định loại vắc xin nào con bạn có thể hoặc không thể tiêm ngừa và cách nào để bảo vệ sức khỏe của bé tốt nhất.

Nhu cầu tiêm ngừa cho trẻ một cách an toàn và đúng thời điểm để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm là rất quan trọng. Đó là lý do vì sao nhiều bậc cha mẹ luôn lo lắng đi tìm các bệnh viện có đủ loại vắc xin để tiêm ngừa cho con. Khi đưa con đi tiêm ngừa vắc xin, bạn nhớ mang theo sổ tiêm ngừa để bác sĩ biết sẽ tiêm mũi nào và chỉ định loại thuốc tiêm phù hợp với bé.

Gần đây, nhiều phụ huynh có xu hướng đưa con đi tiêm ngừa ở nước ngoài để đảm bảo tiêm ngừa cho con đúng thời điểm, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm. Nếu có nhu cầu này, bạn có thể tham khảo thông tin tại Dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh tại nước ngoài Medisetter, điện thoại (028) 6681 1670 và (024) 6027 8247.

Medisetter liên kết với hơn 70 trung tâm y tế hàng đầu tại 6 quốc gia có nền y tế phát triển sẽ cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy cho bạn. Nếu bạn có dự định cho trẻ tiêm vắc xin ở nước ngoài, bạn có thể tham khảo các bệnh viện hàng đầu châu Á chuyên về khoa nhi tại đây.

Medisetter sẽ tìm kiếm bệnh viện theo nhu cầu của bạn, cũng như việc lựa chọn lịch hẹn với bệnh viện, khách sạn, thông dịch viên… hoàn toàn miễn phí. Để hiểu thêm nhiều thông tin, hãy liên hệ ngay với Medisetter để được tư vấn miễn phí ngay nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ bị tim bẩm sinh cần chế độ chăm sóc đặc biệt

(42)
Trẻ em nên được chăm sóc về y tế thường xuyên, đặc biệt là những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ tim mạch nhi khoa thường sẽ yêu cầu các bác sĩ nhi ... [xem thêm]

Những câu hỏi xoay quanh về dầu gội đầu

(24)
Dầu gội đầu có công dụng làm sạch bã nhờn, chất bụi bẩn nhưng cũng có thể rửa trôi chất dầu tự nhiên bảo vệ tóc. Dầu gội là sản phẩm quá quen ... [xem thêm]

Bò cạp cắn: Cách sơ cứu nhanh để giảm đau nhức

(78)
Bọ cạp (còn gọi là bò cạp) là loài động vật không xương sống thuộc lớp nhện. Chúng thường được tìm thấy ở các vùng sa mạc, có ngòi độc ở đuôi. ... [xem thêm]

Nguy cơ mắc viêm gan B từ điều trị lọc máu

(38)
Nếu bạn đang điều trị bệnh bằng chạy thận nhân tạo, hẳn bạn sẽ muốn tìm hiểu tất cả về quá trình điều trị và tất cả những gì bạn có thể làm ... [xem thêm]

Kinh ngạc với những công dụng “thần kì” của dầu dừa

(68)
Dầu dừa là một trong những số ít thực phẩm được mệnh danh là “siêu thực phẩm”. Loại thực phẩm này được nhiều người biết đến và sử dụng rộng ... [xem thêm]

Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, mẹ cần làm những gì?

(97)
Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chính vì vậy, thời điểm giao mùa là lúc mà trẻ rất dễ nhiễm bệnh. ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết để chăm con bị thiếu máu

(70)
Nếu con bạn mắc bệnh thiếu máu, triệu chứng đầu tiên chính là da dẻ tái nhợt, môi và móng không hồng hào. Những thay đổi này thường diễn ra rất chậm, ... [xem thêm]

Mách bạn cách chọn lựa và bảo quản sữa đúng cách

(18)
Bạn thường xuyên uống sữa nhưng đã bao giờ bạn tìm hiều về cách bảo quản loại thực phẩm này để chúng đem lại giá trị dinh dưỡng tốt nhất hay chưa? ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN