Những điều mẹ cần biết để chăm con bị thiếu máu

(4.32) - 70 đánh giá

Nếu con bạn mắc bệnh thiếu máu, triệu chứng đầu tiên chính là da dẻ tái nhợt, môi và móng không hồng hào. Những thay đổi này thường diễn ra rất chậm, vì vậy rất khó phát hiện. Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Cáu gắt
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh.

Nếu thiếu máu do tình trạng hủy hoại các tế bào hồng cầu quá mức, triệu chứng có thể sẽ bao gồm vàng da (vàng cả da và lòng trắng của mắt), nước tiểu có màu vàng sậm như nước trà. Trẻ sơ sinh và mẫu giáo nếu mắc bệnh thiếu máu sẽ bị chậm phát triển và có các rối loạn hành vi, ví dụ như suy giảm hoạt động thể chất, giao tiếp xã hội khó khăn hoặc mất tập trung khi làm bài tập. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nếu trẻ không sớm được chữa bệnh thiếu máu thì sẽ chậm phát triển cho đến khi trưởng thành.

Những xét nghiệm nào cần để chẩn đoán phát hiện bệnh thiếu máu?

Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ không thể nào chẩn đoán ra trẻ mắc bệnh thiếu máu nếu không được làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ sẽ cho kết quả rõ ràng trẻ có bị thiếu máu hay không. Các xét nghiệm khác bao gồm:

  • Phết máu ngoại biên: máu sẽ được phết lên một miếng thủy tinh nhỏ để dưới kính hiển vi để soi số lượng tế bào máu, sẽ giúp chỉ ra được nguyên nhân của bệnh thiếu máu
  • Kiểm tra sắt: bao gồm kiểm tra lượng ferritin và huyết thanh của sắt để xem thiếu máu có phải do thiếu sắt hay không
  • Điện chuyển hemoglobin: phương pháp này được sử dụng nhằm để nhận biết các loại hemoglobin bất thường trong máu và chẩn đoán bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm và các bệnh thiếu máu khác
  • Sinh thiết tủy xương: phương pháp này giúp xác định xem tủy sống có sản sinh các tế bào máu một cách bình thường hay không. Đây là cách duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu không tái tạo và những bệnh ảnh hưởng đến tủy sống (bệnh bạch cầu) – những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu
  • Đếm tế bào hồng cầu lưới: đây là phương pháp được dùng để đếm các tế bào hồng cầu non, nó giúp xác định quá trình sản xuất các tế bào máu có bình thường không.

Ngoài việc làm các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể yêu cầu xem tiền căn bệnh tật của gia đình bạn và cả những dấu hiệu và thuốc men trước đây trẻ đã uống. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm khác để tìm ra các căn bệnh chính gây ra bệnh thiếu máu mà trẻ đang mắc phải để bạn có thể chăm con bị thiếu máu tốt hơn.

Bệnh thiếu máu ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Việc điều trị bệnh thiếu máu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy cần hiểu rõ rằng không phải cứ trẻ bị thiếu máu là do thiếu sắt, bạn phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để đảm bảo xác định đúng nguyên nhân.

Nếu con trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc dạng nhỏ giọt hoặc si rô (cho trẻ sơ sinh) hoặc thuốc dạng vỉ (cho trẻ lớn), uống 3 lần/ngày để tái tạo lượng sắt trong cơ thể. Bác sĩ cũng sẽ chỉ cho bạn bổ sung các loại thức ăn giàu chất sắt vào bữa ăn và giảm lượng sữa trẻ uống hằng ngày.

Nếu con bạn là bé gái đang trong tuổi dậy thì và kinh nguyệt chưa đều đặn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị hormone để điều hòa máu huyết.

Bên cạnh đó, axit folic và vitamin B12 thường được kê toa nếu trẻ bị thiếu sắt do thiếu các chất này, mặc dù hiện tượng này tương đối hiếm ở trẻ em.

Bệnh thiếu máu do bị nhiễm trùng sẽ tự động cải thiện khi bệnh nhiễm trùng được chữa trị hoặc khi trẻ khỏi bệnh. Nếu trẻ đang dùng thuốc để chữa bệnh khác và gây ra bệnh thiếu máu này thì bác sĩ sẽ cho dừng thuốc đó lại hoặc thay bằng thuốc khác để không gây ra tác dụng phụ này nữa.

Đối với các loại thiếu máu nặng hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có những điều trị đặc hiệu hơn sau đây:

  • Truyền máu
  • Phẫu thuật loại bỏ lá lách hoặc điều trị bằng thuốc nhằm ngăn ngừa các tế bào máu bị loại khỏi vòng tuần hoàn hoặc bị hủy hoại quá nhanh
  • Dùng thuốc chữa các bệnh viêm nhiễm hoặc thuốc kích thích tủy xương sản sinh nhiều tế bào máu hơn
  • Trong một số trường hợp khi mắc phải bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh thiếu máu Địa Trung Hải, bệnh thiếu máu không phục hồi, trẻ buộc phải cấy ghép tủy sống. Khi điều trị bằng phương pháp này, người ta sẽ lấy tủy sống của người hiến tặng cấy vào tĩnh mạch của trẻ, từ đó đi theo máu đến vùng tủy sống và bắt đầu sản sinh các tế bào máu mới.

Chăm con bị bệnh thiếu máu như thế nào?

Việc chăm sóc và điều trị cho trẻ sẽ tùy thuộc vào việc trẻ mắc loại bệnh thiếu máu nào, nguyên nhân là gì và mức độ nghiêm trọng ra sao. Trẻ mắc bệnh thiếu máu thường có khả năng chịu đựng cao hơn người lớn, tuy nhiên vẫn cần phải được nghỉ ngơi nhiều.

Nhìn chung, trẻ mắc bệnh này thường rất dễ mệt mỏi so với trẻ bình thường và cần hạn chế tham gia các môn thể thao nặng. Do đó, bạn cần phải thông báo cho giáo viên và bất kì ai phải chăm sóc cho trẻ biết tình hình bệnh tật của trẻ.

Trong trường hợp trẻ thiếu máu do thiếu sắt, thì chỉ cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ về việc thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung thêm thuốc sắt. Nếu trường hợp lá lách của trẻ đang bị sưng lên, bạn nên tránh cho trẻ vận động nhiều, bởi vì lá lách có thể bị vỡ hoặc xuất huyết bất kì lúc nào trong khi tập luyện. Đối với các loại bệnh thiếu máu đặc thù các như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm thì càng đòi hỏi chế độ điều trị và chăm con bị thiếu máu đặc biệt tương ứng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích và bất lợi khi cho trẻ đi học mầm non

(11)
Trẻ đi học mầm non nhận được nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bất cập. Nắm rõ những điều này giúp bạn cân nhắc kỹ hơn trước khi ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của chứng cuồng dâm

(20)
Một vài căn bệnh liên quan đến thể chất và tinh thần có thể làm tăng cường độ sinh hoạt tình dục của bạn đến một mức nguy hiểm. Do đó, bạn cần ... [xem thêm]

Hạt vi nhựa là gì và những mối nguy hại tiềm ẩn

(29)
Bạn có biết ước tính trung bình mỗi người ăn phải khoảng 5g nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng (theo nghiên cứu từ Đại học New ... [xem thêm]

29 tháng

(28)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Đánh nhau để giành đồ chơi là chuyện rất thường xảy ra khi hai đứa trẻ cùng chơi với nhau. Chúng sẽ tranh ... [xem thêm]

14 câu hỏi hóc búa của trẻ có thể làm bạn “bí” và câu trả lời

(55)
Nhiều câu hỏi hóc búa của trẻ chứng tỏ sự tò mò, ham học hỏi mọi điều của trẻ. Bạn đừng vội chối từ mà nên tìm cách trả lời cho bé một cách dễ ... [xem thêm]

Ảnh hưởng thiếu máu do thiếu sắt đến thai phụ và con

(99)
Thiếu sắt có rất nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, từ tình trạng suy giảm sắt đến thiếu máu do thiếu sắt. Với tình trạng suy giảm sắt, ... [xem thêm]

Sa dây rốn: Nguyên nhân và cách điều trị

(70)
Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, chắc hẳn bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng nhiều hơn về sức khỏe của bé. Để chắc chắn rằng bé hoàn toàn ... [xem thêm]

Con bị bệnh vẩy nến hay chỉ là rôm sảy?

(69)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN