Trẻ bị tim bẩm sinh cần chế độ chăm sóc đặc biệt

(4.07) - 42 đánh giá

Trẻ em nên được chăm sóc về y tế thường xuyên, đặc biệt là những trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ tim mạch nhi khoa thường sẽ yêu cầu các bác sĩ nhi khoa tổng quát hoặc bác sĩ gia đình khám sức khỏe cho con bạn thường xuyên.

Một đứa trẻ bị dị tật ở tim thường có thể vượt qua các bệnh lý thông thường nhanh chóng và dễ dàng như những trẻ em không mắc bệnh tim. Đôi khi cha mẹ nghĩ rằng con của mình bị bệnh tim nên cần phải dùng thuốc nhiều hơn để khỏi bệnh, nhưng sự thực lại không giống như những gì mọi người vẫn phỏng đoán. Ngoài ra, trẻ cũng không cần dùng kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý (ví dụ như trẻ em có hội chứng heterotaxy (hội chứng sắp đặt phủ tạng khác biệt) như thiếu lá lách hoặc trong một số trường hợp là hội chứng DiGeorge (hội chứng do vi mất đoạn trên nhiễm sắc thể). Một số cha mẹ nghĩ rằng cho con dùng thuốc kháng sinh trước khi trẻ bị bệnh nặng sẽ ngăn ngừa không cho bệnh trở nên nặng hơn. Nhưng sự thật là khi cho trẻ uống kháng sinh trước sẽ làm cho các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn và cơ thể sẽ lờn với thuốc kháng sinh đó, làm cho quá trình điều trị khó khăn hơn.

Tốt nhất là bạn chỉ cần nhớ rằng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng, bạn nên bắt đầu với việc giữ vệ sinh tốt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và có ý thức giữ gìn sức khỏe cho con bạn. Thường xuyên rửa tay (hoặc sử dụng nước rửa tay không cần dùng nước), đặc biệt là trong mùa lạnh và khi dịch cúm đang lây lan. Tránh tiếp xúc bệnh là cách tốt để phòng ngừa bệnh tật. Nếu bác sĩ của con bạn lo ngại trẻ dễ bị bệnh nhiễm trùng, bạn nên cố gắng để con tránh đi đến những nơi đông người như trung tâm mua sắm. Bạn có thể thảo luận và tư vấn thêm với bác sĩ hoặc y tá của con để xem liệu con bạn có thích hợp ở trong nhà trẻ hay không.

Bạn nên hình thành những thói quen chăm sóc và chích ngừa tất cả các loại vắc xin tiêu chuẩn cho trẻ. Con bạn cũng có thể nên chích ngừa thêm, chẳng hạn như chích thêm vắc xin cúm. Nếu trẻ mắc phải một dạng dị tật tim bẩm sinh nhất định, bạn nên tiêm chủng cho con vắc xin đặc biệt hàng tháng để ngừa virus cảm lạnh (RSV) trong những tháng mùa đông.

Cho con khám sức khỏe thường xuyên với bác sĩ nhi chuyên khoa tim

Hầu hết trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh cần được kiểm tra tim định kỳ. Thông thường, trẻ cần được thăm khám thường xuyên hơn (vài ngày, vài tuần, vài tháng) sau khi được chẩn đoán mắc bệnh hoặc sau khi phẫu thuật và ít thường xuyên hơn sau đó. Đối với trẻ bị tim bẩm sinh nhẹ, trẻ chỉ cần kiểm tra một lần sau 1−5 năm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của trẻ, con bạn có thể cần kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm các xét nghiệm:

  • Đo điện tâm đồ cơ bản;
  • Đo điện tâm đồ liên tục 24 giờ (bằng máy Holter);
  • Chụp X-Quang;
  • Siêu âm tim thông thường (qua thành ngực);
  • Siêu âm tim qua thực quản;
  • Chụp cắt lớp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp CT scan mạch vành tim (quét canxi vành);
  • Làm các bài kiểm tra thử khả năng chịu áp lực;
  • Đặt ống thông tim và chụp tia X mạch.

Ngăn ngừa nhiễm khuẩn (vi khuẩn) viêm nội tâm mạc

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (IE – còn gọi là viêm nội tâm mạc do vi khuẩn [BE]) là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào máu và kí sinh lại ở màng trong tim, van tim hoặc mạch máu.

Mặc dù bệnh IE không phổ biến, tuy nhiên trẻ em bị dị tật ở tim có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn. Vệ sinh răng miệng tốt giúp trẻ ngăn ngừa nhiễm trùng tim hữu hiệu bằng cách giảm nguy cơ trẻ bị vi khuẩn xâm nhập khi răng hoặc nướu của trẻ bị nhiễm trùng. Bác sĩ tim mạch nhi khoa sẽ cung cấp và tư vấn thêm thông tin về cách chăm sóc cho trẻ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến tư vấn chuyên môn từ các bác sĩ tim mạch nhi khoa hoặc các y tá.

Vận động thể chất

Hầu hết trẻ em bị dị tật tim bẩm sinh có thể vận động giống trẻ bình thường và không cần hạn chế khi vận động thể chất. Thực tế, các bác sĩ tim mạch nhi khoa khuyến khích trẻ nên vận động cơ thể để giữ cho trái tim khỏe mạnh và tránh béo phì. Các hoạt động lành mạnh dành cho trẻ gồm bơi lội, đi xe đạp, chạy bộ, nhảy dây và quần vợt. Đối với một vài trường hợp bị dị tật tim đặc biệt, một số bác sĩ tim mạch nhi khoa có thể khuyên con bạn nên tránh những hoạt động thể chất cần vận động nặng và các môn thể thao cạnh tranh đối kháng hoặc theo đội ở trường.

Dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh và trẻ em bị dị tật tim bẩm sinh nên ăn theo chế độ dinh dưỡng được Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị phù hợp với độ tuổi của trẻ để có một trái tim khỏe mạnh. Bác sĩ, y tá hoặc các trung tâm chăm sóc sức khỏe khác có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin. Đôi khi trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh tim cần một chế độ ăn uống có hàm lượng calo cao hơn trẻ bình thường hoặc trẻ cần được đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt để phát triển tốt và khỏe mạnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đổ mồ hôi đêm

(23)
Tìm hiểu chungĐổ mồ hôi đêm là gì?Đổ mồ hôi đêm là các đợt đổ mồ hôi quá nhiều có thể làm ướt sũng quần áo hoặc giường nệm và liên quan đến ... [xem thêm]

Chống lão hóa thần kì chỉ bằng những thành phần sau

(68)
Chống lão hóa luôn là tiêu chí hàng đầu cho phái đẹp để lựa chọn sản phẩm tốt. Nhưng bạn đã thực sự biết rõ thành phần làm nên sản phẩm chống lão ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh ù tai và cách chữa trị hiệu quả

(87)
Việc tai bị ù, có âm thanh lạ phát ra từ trong tai cả ngày lẫn đêm làm ảnh hưởng đến thính lực khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí là ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của viêm gan C không phải ai cũng biết

(97)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

9 loại thực phẩm cần tránh nếu bạn bị bệnh viêm ruột

(74)
Các bệnh lý và rối loạn liên quan đến dạ dày thường kèm theo một danh sách dài các loại thực phẩm và hoạt động mà bạn cần tránh nếu không muốn tình ... [xem thêm]

Để bữa ăn ít muối vẫn đậm đà

(45)
Rất nhiều người là tín đồ của các món ăn mặn, nhưng lượng muối quá cao trong các món mặn lại là một trong những nguyên nhân của bệnh cao huyết áp. Tất ... [xem thêm]

Bạn nên nói gì khi làm chuyện ấy?

(57)
Cuộc yêu của bạn có nóng bỏng hay không là do kinh nghiệm giường chiếu và nồng nàn ra sao là bởi cách bạn giao tiếp với người ấy. Nếu bạn chẳng biết ... [xem thêm]

Tìm câu trả lời cho vấn đề bệnh basedow có nên mổ không

(89)
Mục đích chính khi điều trị ngoại khoa cho bệnh basedow là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để điều trị các triệu chứng một cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN