Co giật do sốt cao – Hành xử thế nào cho đúng?

(4.31) - 72 đánh giá

Hầu hết phụ huynh đều hết sức hoảng loạn khi con họ lên cơn co giật khi đang sốt cao và họ không biết phải làm gì – thực tế họ cũng chưa kịp làm gì thì cơn giật đã qua mất rồi. Hầu như không có bà mẹ nào không khóc khi chứng kiến cơn co giật của con. Với những phụ huynh có con giật 1 lần rồi họ sẽ bị ám ảnh mãi không nguôi. Và mỗi lần con lên cơn sốt là họ sẽ triệt để dùng hạ sốt liên tục với hi vọng con đừng giật. Thật tiếc là phương pháp này tỏ ra không mấy hiệu quả.

Tổng quan về co giật do sốt

Chúng ta biết rằng, co giật là do các tế bào não (neuron thần kinh) phóng điện đột ngột, nhất thời và quá mức gây ra. Co giật có thể do rất nhiều nguyên nhân: do sốt cao quá, do bị viêm não, viêm màng não, hạ đường huyết, hạ canxi, động kinh ….. Trong đó co giật do sốt cao là hay gặp hơn cả .

Không như nhiều người nghĩ, co giật lành tính do sốt cao không để lại di chứng gì. Các trẻ vẫn thông minh và phát triển bình thường. Hiện tượng này thường chấm dứt sau 6 tuổi. Để xóa tan sự nghi ngờ của cha mẹ, tôi thường nói: “Nhìn xem, anh chị đẹp trai/ xinh gái học hành giỏi giang và thành đạt như bây giờ đó, và hãy về hỏi cha mẹ anh chị hồi xưa khi anh chị còn nhỏ, anh chị có sốt giật hay không nhé”. Tại sao tôi nói câu đó vì tôi biết rằng sự co giật lành tính do sốt cao này có tính chất di truyền. Tất nhiên không phải trẻ nào cũng có cha mẹ bị giật khi còn nhỏ.

Nhiều người thắc mắc rằng: “Tôi thấy nhiều đứa hồi nhỏ co giật nhiều lớn lên nó cứ ngu ngu ngơ ngơ’’. Những đứa trẻ đó hồi nhỏ giật có thể là giật do nguyên nhân khác như viêm não, màng não, động kinh bị bỏ sót nên để lại di chứng chứ không phải giật lành tính do sốt cao. Không phải cứ viêm não hay màng não là sẽ chết.

Thật tiếc khi phải thông báo rằng, mặc dù lành tính không để lại di chứng nhưng những trẻ đã co giật 1 lần thì có xu hướng giật lại ở những bệnh sau, vì vậy việc nhận diện và hành xử đúng cách của phụ huynh rất quan trọng .

Trước hết hãy nhận diện 1 cơn co giật ở trẻ

  • Cơn co giật lành tính do sốt cao thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi, ngoài lứa tuổi này mà trẻ có co giật cần hết sức cảnh giác các nguyên nhân khác.
  • Nhiệt độ nào có thể gây giật: không có ngưỡng cụ thể cho tất cả các trẻ. Nhưng thông thường các trẻ thường sốt cao trên 38.5 độ
  • Biểu hiện của cơn giật: giật toàn thân, cắn chặt răng, trợn mắt, gồng cứng tay, duỗi cứng 2 chân, tím tái, tiêu- tiểu ra quần….. nếu trẻ chỉ giật 1 chi hay 1 nơi nào đó trên cơ thế thì coi chừng nguyên nhân khác
  • Cơn giật chỉ kéo dài vài phút, không bao giờ kéo dài quá 15 phút
  • Sau cơn giật trẻ ngủ thiếp đi 5-10 phút rồi tỉnh lại chơi bình thường
  • Trong 1 đợt bệnh thường trẻ chỉ giật 1 cơn
  • Cơn giật thường xuất hiện đột ngột không báo trước, trong 24 giờ đầu kể từ khi khởi phát sốt, khiến ta không kịp trở tay.
  • Nếu trẻ giật không giống như trên mô tả hãy cảnh giác nguyên nhân nguy hiểm hơn: viêm não, màng não …..

Xử trí trong cơn co giật như thế nào cho đúng?

  • Phải bình tĩnh
  • Dẹp hết mọi thứ xung quanh để không gian thoáng cho trẻ nhằm tránh va chạm gây thương tích. Gia đình không nên xúm vào xoa bóp hay lay gọi làm gì.
  • Nới lỏng áo quần nếu trẻ mặc đồ chật chội quá
  • Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, cổ ngửa ra 1 chút, không nhét hay đè bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Nếu trẻ chảy nhớt dãi thì dùng khăn lau sạch
  • Trẻ đang rất nóng hãy kêu 1 người phụ dung 1 viên Paracetamol đặt hậu môn cho trẻ (liều 15 mg/kg/lần).
  • Không cần lau mát lúc này, không kìm giữ hay ôm chặt trẻ.
  • Hãy nhìn đồng hồ xem cơn giật kéo dài bao lâu, và ước lượng thời gian từ xe cứu thương có thể xuất hiện tại nhà bạn kể từ lúc bạn gọi. Nếu trong vòng 5 phút xe có mặt ngay thì đừng ngại hãy bấm gọi. Điều này là không tưởng ở Việt Nam.
  • Chờ cho trẻ hết giật.
  • Khi trẻ qua cơn giật hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi .
  • Mục đích của việc theo dõi sau giật tại bệnh viên là nhằm xác định chính xác giật này là do sốt hay do bệnh khác nặng hơn. Có thể có vài xét nghiệm phải được tiến hành: xét nghiệm máu, đo điện não hay chọc dịch não tủy tùy biểu hiện của bé có gợi ý gì hay không.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/642482799282577:0

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị ho ở trẻ em

(53)
Ho là phản xạ có lợi cho cơ thể Bảo vệ khi có sự tấn công do hít các phân tử từ bên ngoài Giới hạn việc xâm nhập đột ngột của các dị vật Tham gia ... [xem thêm]

Làm sao để có xương khỏe mạnh và chiều cao tối ưu?

(31)
Xưa ăn không đủ nó có ai quan tâm chuyện làm thế nào để có ngoại hình cao ráo về sau. Giờ mới thấy, cao thêm vài cm có khi thay đổi cả cuộc đời. Giờ già ... [xem thêm]

Sữa mẹ có điều trị được nhiễm trùng mắt hay không ?

(11)
Sữa mẹ cũng cấp dinh dưỡng lí tưởng cho trẻ kể cả các kháng thể chống lại bệnh tật. Rất nhiều bà mẹ tin rằng nó có thể chữa được nhiễm trùng ... [xem thêm]

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh

(93)
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh Nếu mẹ chưa xét nghiệm: tiêm vắc xin ngay cho trẻ sơ sinh. Cân nhắc nếu trẻ thiếu tháng hay nhẹ cân. Nếu mẹ đã xét ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sơ sinh

(100)
Khi mới sinh ra, bé cần phải có thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, bên ngoài tử cung của người mẹ. Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của ... [xem thêm]

Đau xương sinh lý ở trẻ em

(27)
Đau xương sinh lý hay đau xương phát do phát triển là tình trạng phổ biến gặp ở các bé lứa tuổi học đường, về đêm các bé hay kêu đau nhức chân ( vùng ... [xem thêm]

Nên cho bé ăn dặm theo phương pháp nào?

(17)
Khi con bước sang tháng thứ 6, nhiều mẹ hỏi MD: Em nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào: BLW, Japanese way, Tradition way, hay Mix way ??? Tôi chỉ khuyên là, muốn nuôi ... [xem thêm]

Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ

(20)
Viêm tiểu phế quản là gì? Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn khí nhỏ trong phổi. Khi những ống này bị viêm, chúng trở nên phù nề ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN