Viêm buồng trứng

(4.15) - 74 đánh giá

Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa ít gặp. Viêm buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa nặng. Bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng lên sức khỏe sinh sản phụ nữ như vô sinh và thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu như nhiễm trùng lan rộng trong khoang bụng mà không được kiểm soát tích cực bằng kháng sinh. Đôi khi, với những nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải làm phẫu thuật cắt buồng trứng, tử cung để loại bỏ ổ lây nhiễm.

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm buồng trứng là gì?

Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm riêng lẻ buồng trứng thường không phổ biến.

Giống như bất kỳ quá trình viêm nào, viêm buồng trứng thường có 2 dạng là viêm cấp tính hoặc mạn tính. Triệu chứng viêm cấp tính thường rầm rộ và nặng hơn viêm mạn tính. Viêm ở tử cung và buồng trứng là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn đến mất khả năng sinh sản.

Tình trạng viêm buồng trứng có thể nằm trong bệnh cảnh viêm cùng lúc nhiều cơ quan trong vùng chậu như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và thậm chí là phúc mạc vùng chậu.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm buồng trứng là gì?

Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn và ứ dịch, làm cho tinh trùng không thể gặp trứng thành công

Trong tình trạng bình thường, nếu bệnh nhân bị viêm buồng trứng cấp tính sẽ bị sốt, đau bụng và các triệu chứng khác như buồn nôn và nôn, chóng mặt, hoa mắt.

Đối với các trường hợp mạn tính, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau hai bên hố chậu có thể tăng lên khi quan hệ tình dục, chu kỳ kinh bất thường hoặc bị gián đoạn. Bệnh thường đi kèm với mệt mỏi và đôi khi suy nhược cơ thể.

Vùng chậu bị nhiễm trùng và việc tăng tiết dịch từ đường sinh sản sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của tinh trùng. Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn và ứ dịch, làm cho tinh trùng không thể gặp trứng thành công. Dính buồng trứng gây trở ngại cho trứng rụng hoặc trứng khó di chuyển trong ống dẫn trứng. Hơn nữa, chức năng buồng trứng bị suy yếu, dẫn đến tình trạng không rụng trứng và rối loạn kinh nguyệt, những điều này có thể dẫn đến vô sinh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh viêm buồng trứng là gì?

Vi khuẩn chlamydia

Viêm buồng trứng có nguồn gốc là do lây nhiễm. Nguyên nhân của căn bệnh này là bệnh nhiễm trùng vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, E. coli, Mycoplasma…) hoặc các tác nhân gây bệnh (chlamydia, xoắn khuẩn, virus…).

Hai loại vi khuẩn phổ biến nhất là chlamydia và vi khuẩn gây bệnh lậu. Những hàng rào bảo vệ của cơ quan sinh dục không thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật, do đó hầu hết các bệnh viêm buồng trứng và ống dẫn trứng do các vi sinh vật gây ra.

Những trường hợp viêm buồng trứng mà không viêm tử cung thường rất hiếm gặp. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm ở mô buồng trứng là do ống dẫn trứng bị nhiễm trùng. Ở cơ thể khỏe mạnh, các khoang của ống dẫn trứng luôn vô trùng. Ống dẫn trứng bị nhiễm do bị vi khuẩn xâm nhập thông qua các con đường vào âm đạo, cổ tử cung và tử cung.

Quá trình lây nhiễm bắt đầu phát triển thông qua các ống dẫn trứng và sau đó ở buồng trứng. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể người khỏe mạnh có thể tự chống lại sự lây nhiễm và ngăn không cho bệnh lan rộng.

Viêm buồng trứng luôn luôn xuất hiện ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch với một tình trạng bất lợi về sức khỏe như bệnh nội tiết và miễn dịch, rối loạn chức năng nội tiết tố, các bệnh phụ khoa có sẵn…

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh viêm buồng trứng?

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị viêm buồng trứng

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

  • Cơ quan sinh dục ngoài và nội mạc tử cung bị tổn thương khi bệnh nhân được thực hiện các thủ thuật chẩn đoán và điều trị, phá thai hoặc sinh con. Các tác nhân gây bệnh cơ hội xâm nhập thành công vào các tổn thương ở niêm mạc và bắt đầu sinh sôi nảy nở, sau đó di chuyển lên tử cung. Tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào đường sinh dục và thông qua dụng cụ phẫu thuật.
  • Tình trạng viêm các bộ phận sinh dục. Bệnh lậu có thể gây tổn hại các tế bào biểu mô đường sinh dục ngoài và sau đó lan rộng. Viêm cấp tính đặc gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
  • Những thay đổi viêm nhiễm mạn tính trong tử cung. Mầm bệnh mạn tính từ nội mạc tử cung có thể di chuyển vào trong các ống dẫn trứng và gây ra tình trạng viêm.
  • Thủng tử cung do vòng tránh thai. Khi vòng tránh thai nhiễm khuẩn, các tác nhân nhiễm trùng âm đạo có thể di chuyển vào nội mạc tử cung, sau đó đến ống dẫn trứng và buồng trứng.
  • Căng thẳng và mệt mỏi.
  • Giảm thân nhiệt hoặc khí hậu thay đổi rõ rệt.
  • Tình trạng nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn, bạn tình không được điều trị đồng thời.
  • Tiền căn viêm cổ tử cung âm đạo, viêm vùng chậu trước đó.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh viêm buồng trứng là gì?

Các triệu chứng của viêm buồng trứng giúp bác sĩ xác định nguyên nhân của bệnh, giai đoạn và sự hiện diện của các ổ nhiễm trùng có trong buồng trứng cũng như các cấu trúc xung quanh. Trong hầu hết các trường hợp, viêm buồng trứng là một phần của tình trạng viêm tử cung, đồng thời ảnh hưởng đến ống dẫn trứng và buồng trứng.

Việc chẩn đoán các bệnh viêm tử cung thường không khó khăn. Việc chẩn đoán chính xác còn cần dựa trên tiền sử phụ khoa và kết quả xét nghiệm máu.

Siêu âm giúp cụ thể hóa, xác định vị trí viêm và mức độ lây lan của bệnh. Siêu âm phần phụ hiện nay khá phổ biến và dễ thực hiện giúp phát hiện những bất thường của buồng trứng và các cơ quan lân cận.

Những phương pháp dùng để điều trị viêm buồng trứng là gì?

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng viêm của từng cá nhân, loại bỏ các nguồn lây nhiễm, điều chỉnh nội tiết tố liên quan và thay đổi miễn dịch cũng như điều trị các biến chứng. Một phần quan trọng của việc điều trị viêm buồng trứng ở phụ nữ trẻ là nhằm phục hồi lại khả năng thụ thai.

Điều trị viêm buồng trứng chủ yếu là sử dụng kháng sinh phổ rộng, bên cạnh đó điều trị chăm sóc điều trị giảm đau.

Một phần quan trọng là cần lưu ý điều trị phối hợp cho bạn tình để tránh việc tái nhiễm dẫn đến viêm buồng trứng và viêm vùng chậu tái phát.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?

Khám phụ khoa thường xuyên

Thay đổi chế độ sinh hoạt và các biện pháp vệ sinh thích hợp sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh.

Viêm buồng trứng là một bệnh phụ khoa không thường gặp. Bệnh dễ bùng phát trên những bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nhiễm trùng xảy ra trên cơ địa khỏe mạnh sau một thủ thuật can thiệp vào tử cung không an toàn như nạo phá thai, đặt vòng…

Bệnh thường nhầm lẫn với các nguyên nhân nhiễm trùng vùng bụng khác như viêm ruột thừa, viêm túi thừa hoặc nhiễm trùng tiểu. Do đó, chị em phụ nữ nếu có yếu tố nguy cơ và xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng kéo dài, huyết trắng đổi màu và có mùi hôi… hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để kịp thời chẩn đoán và điều trị bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm kết mạc cấp tính

(96)
Bệnh viêm kết mạc rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch nếu như mỗi người không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Bệnh thường xảy ra do bị ... [xem thêm]

Nang đơn thận

(85)
Tìm hiểu chungNang đơn thận là bệnh gì?Thận là hai cơ quan hình hạt đậu trong cơ thể người với chức năng chính là lọc chất thải từ máu và tạo ra nước ... [xem thêm]

U tủy thượng thận

(96)
Tìm hiểu về u tủy thượng thậnBệnh u tủy thượng thận là gì?U tủy thượng thận là một khối u hiếm gặp của tuyến thượng thận. Khi đó, tuyến thượng ... [xem thêm]

Tả

(24)
Tìm hiểu chungBệnh tả là gì?Bệnh tả là bệnh do vi khuẩn tả gây ra, bệnh thường gây tiêu chảy nặng và mất nước, có thể dẫn đến tử vong trong trường ... [xem thêm]

Dị ứng ánh sáng mặt trời

(62)
Tìm hiểu chungDị ứng ánh sáng mặt trời là gì?Dị ứng ánh sáng mặt trời là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả một số tình trạng liên ... [xem thêm]

Hội chứng Cohen

(52)
Định nghĩaHội chứng Cohen là gì?Hội chứng Cohen hoặc hội chứng Pepper hay hội chứng Cervenka là một rối loạn di truyền bệnh lý gây ra giảm trương lực các ... [xem thêm]

Cứng lưỡi

(18)
Tìm hiểu chungCứng lưỡi là bệnh gì ?Người bị tật cứng lưỡi khi họ không thể phát âm vì cử động lưỡi bị hạn chế. Bệnh này rất phổ biến, còn ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

(18)
Tìm hiểu chungGiãn tĩnh mạch là gì?Đây là tình trạng tĩnh mạch bị xoắn ngoằn ngoèo và phì đại. Bất kỳ tĩnh mạch nông nào cũng có thể bị giãn nhưng phổ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN