Tìm hiểu chung
Hội chứng Budd-Chiari là gì?
Hội chứng Budd-Chiari, còn gọi là tắc tĩnh mạch gan (HVT), xuất hiện khi có cục máu đông làm tắc nghẽn các tĩnh mạch của gan. Tình trạng này gây tắc nghẽn hệ thống mạch máu của gan và làm cản trở dòng máu chảy vào tim. Nếu không có đủ lượng máu truyền đến, gan sẽ không nhận được oxy tươi cần thiết để hoạt động. Điều này có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng và có thể dẫn đến suy gan.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Budd-Chiari là gì?
Hội chứng Budd-Chiari có dấu hiệu và triệu chứng khác nhau ở từng người. Các triệu chứng liên quan đến hội chứng Budd Chiari bao gồm đau ở phần trên bên phải của bụng, gan lớn bất thường và/hoặc tích tụ dịch trong khoang phúc mạc giữa hai lớp màng dẫn dạ dày. Một số người có thể không có triệu chứng cho đến khi tắc nghẽn gây ra thiệt hại gan.
Trong giai đoạn đầu của tình trạng này, không phải tất cả mọi người mắc hội chứng Budd-Chiari đều sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng. Ở một số người, dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất là tích tụ dịch trong bụng và phình gan.
Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường khác của hội chứng Budd-Chiari bao gồm:
- Buồn nôn và ói mửa;
- Nôn mửa;
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Lách sưng to;
- Sưng tay chân;
- Đau bụng (chủ yếu ở phần trên bên phải của ổ bụng);
- Vàng da (vàng da và mắt).
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và hạn chế việc phải cấp cứu y tế. Vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng Budd-Chiari?
Một số loại thuốc, bệnh và rối loạn di truyền nhất định có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng Budd-Chiari. Bất cứ nguyên nhân gì có thể gây ra đông máu trong tĩnh mạch gan đều có khả năng dẫn đến hội chứng Budd-Chiari.
Các nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng Budd-Chiari có thể bao gồm:
- Các rối loạn máu do di truyền;
- Ung thư gan;
- Chấn thương gan;
- Nhiễm trùng;
- Viêm tĩnh mạch;
- Thuốc ngừa thai;
- Mang thai;
- Thuốc ức chế miễn dịch;
- Bệnh tự miễn dịch;
- Các rối loạn viêm nhiễm;
- Các rối loạn mô liên kết.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải hội chứng Budd-Chiari?
Hội chứng Budd-Chiari có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới với tỷ lệ như nhau. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh thường là từ 20 đến 40 tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Budd-Chiari?
Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao nếu đang bị những bệnh sau đây hoặc sử dụng các loại thuốc này:
- Dacarbazine;
- Thiếu alpha1-antitrypsin;
- Các màng bám;
- Nhiễm trùng ký sinh trùng;
- Chấn thương;
- Mang thai và hậu sản;
- Sử dụng thuốc ngừa thai kết hợp cùng với các khiếm khuyết di truyền cụ thể cũng có thể dẫn đến tăng sự đông máu và hội chứng Budd-Chiari.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán hội chứng Budd-Chiari?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
- Lấy mẫu máu: có thể cho thấy gan của bạn có hoạt động bình thường hay không. Bạn có thể cần phải xét nghiệm hình ảnh nếu kết quả xét nghiệm máu cho thấy gan bị hư hại;
- Siêu âm gan: để kiểm tra kích thước và dấu hiệu tổn thương của gan;
- Chụp cắt lớp vi tính CT scan: cũng có thể được sử dụng để tìm các vật cản và mô bị tổn thương;
- Xét nghiệm sinh thiết gan: nếu bác sĩ phát hiện những bất thường trong gan. Họ sẽ lấy một mô nhỏ ra khỏi gan để tìm những thương tổn;
- Đo tĩnh mạch gan: là đo áp suất trong tĩnh mạch. Để làm được điều này, các bác sĩ sẽ chèn một dụng cụ nhỏ qua ống thông vào tĩnh mạch gan.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Budd-Chiari?
Bác sĩ có thể điều trị bệnh cho bạn bằng cách sử dụng :
- Thuốc: thuốc chống co giật có thể điều trị hội chứng Budd-Chiari. Các loại thuốc được sử dụng để làm tan các cục máu đông được gọi là thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống đông máu để ngăn ngừa đông máu;
- Phẫu thuật: bác sĩ có thể chọn biện pháp mở rộng tĩnh mạch gan để cải thiện lưu lượng máu. Thủ thuật này được gọi là tạo hình tĩnh mạch qua da. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cho một ống thông vào tĩnh mạch bị tắc nghẽn. Bác sĩ sẽ thổi phồng quả bóng xì hơi ở đầu ống thông lên để mở rộng tĩnh mạch. Một khi tĩnh mạch đã đủ rộng, bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn lưới điện vào tĩnh mạch và giữ nguyên như thế. Họ có thể sử dụng ống shunt chuyển tiếp trong gan để chuyển hướng lưu thông máu ra khỏi gan, như vậy áp lực lên tĩnh mạch vành sẽ được giải phóng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Budd-Chiari?
Các mẹo hữu ích sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh;
- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp;
- Tăng hoạt động thể lực;
- Hạn chế uống rượu;
- Không hút thuốc;
- Hạn chế căng thẳng;
- Tập luyện thư giãn hoặc thở chậm, sâu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.