Ho là phản xạ có lợi cho cơ thể
Ho có thể là triệu chứng của nhiều nguyên nhân: hô hấp, tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (GERD) tác dụng phụ của thuốc (captopril), tâm lý.
Phân loại ho
- Ho cấp (< 3 tuần), ho kéo dài (> 8 tuần) (1 số tài liệu lấy ngưỡng 4 tuần)
- Ho có đàm, ho khan
- Ho có nguyên nhân, ho không có nguyên nhân.
Điều trị ho
Ho do nguyên nhân tại đường hô hấp trên: cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang. viêm amidan thường ho khan, đôi khi ho đàm do mũi chảy từ xoang hoặc mũi sau
Ho do nguyên nhân tại đường hô hấp dưới: viêm thanh quản thường ho khan, ho vang dội ông ổng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen thường ho đàm
Điều trị ho bao gồm:
- Điều trị nguyên nhân gây ho: rất quan trọng, nên hỏi và khám thật cẩn thận để tìm nguyên nhân trước khi điều trị triệu chứng
- Điều trị triệu chứng: thuốc ức chế ho (antitussive), thuốc kích thích ho hay thuốc tan đàm(protussive)
Thuốc ức chế ho
Chỉ định khi ho khan gây nôn ói không ăn không ngủ được, ho nhiều gây xuất huyết kết mạc, nếu sử dụng các thuốc này sau 5 ngày còn ho, nên dừng lại và tìm lại nguyên nhân gây ho.
Có 3 nhóm thuốc ho gây ức chế trung tâm ho ở não: tất cả các thuốc này đều có tác dụng gây buồn ngủ.
- Thuốc ho gây nghiện: các thuốc ho có chứa codein không được sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi
- Thuốc ho không gây nghiện: có chứa dextromethorphan (atussin, antituss…) không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Thuốc kháng histamine thế hệ 1: đây là những thuốc chống dị ứng có thể điều trị những trường hợp ho khan do dị ứng, kích ứng khói, bụi …. Nhưng không được dùng cho trẻ ho do hen, các thuốc này không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và không khuyến cáo sử dụng như thuốc trị ho vì có thể làm khô các chất tiết phế quản.
- Alimemazin (themaxtene, theralen…..)
- Oxomemazine (toplexil)
- Chlopheniramine (pheramin….)
Thuốc tan đàm
Dùng trong các trường hợp ho có đàm do các nguyên nhân viêm đường hô hấp trên và dưới, các thuốc này sau khi uống có thể gây ho tăng giúp hỗ trợ tống xuất đờm nhớt, không nên dùng phối hợp với các thuốc ức chế ho.
Có các nhóm thuốc dưới đây:
- Chống dính chất nhầy vào đường hô hấp (detergent): Natri benzoate(passed) cẩn thận ở bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng.
- Cắt vỡ đàm làm dễ ho khạc đàm (mucolytic):
- Acetylcystein (acemuc, exomuc, acehasan,..) thuốc này có 2 chống chỉ định cần lưu ý không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, trẻ có tiền sử hen (nguy cơ gây co thắt phế quản)
- Bromhexin (bisolvon kids, Bromhexin …) ambroxol (ambroco…)
- Kích thích tiết nhày do tăng hoạt động nhung mao của biểu mô đường hô hấp (cilliary stimulant)
- Ambroxol, bromhexin (có thể dùng cho trẻ dưới 6 tháng)
- Salbutamol đơn thuần hay dưới dạng phối hợp salbutamol + Guaiphenesin (ventolinte expectorant), salbutamol + carbocystein (solmux Broncho: thuốc này chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi do thành phần carbocystein) liều thuốc tính theo liều salbutamol.
- Kích thích tiết nhầy qua thần kinh phế vị: ipeca, terpin hydrate, guaifenesine.
Các thuốc ho thảo dược
Có thể dùng trong ho khan lẫn ho đàm
- Thuốc chứa trần bì, cao núc nác, viễn chí, húng chanh (tần dày lá) … ví dụ như siro ho pectol E (dùng cho trẻ trên 30 tháng)
- Các thuốc khác có chứa hương nhu, cam thảo bắc, nghệ, gừng ….
- Cần chú ý thành phần của thuốc ho thảo dược có chứa bạc hà (menthol) ví dụ như Zecuf không nên dùng cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể ức chế hô hấp ở lứa tuổi này.
- Ho astex chứa húng chanh (tần dày lá an toàn cho trẻ từ tuổi sơ sinh đến trẻ lớn).
Các trường hợp ho kèm các triệu chứng sau đây cần đặc biệt lưu ý chỉ định nhập viện
- Xảy ra từ lúc sơ sinh
- Ho ra máu, ho ra đàm mủ
- Ho bắt đầu và dai dẳng sau hội chứng xâm nhập
- Ho trong và sau ăn
- Bỏ ăn
- Biến dạng lồng ngực
- Có bệnh lí tim
- Suy dinh dưỡng
- Ngón tay dùi trống
Lưu ý: Bài viết có tính chất tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi của bạn trước khi sử dụng thuốc giảm ho. Bài viết không thể hiện quan điểm cá nhân của admin NhikhoaMDTran. Không có mục tiêu lợi nhuận hay quảng cáo thuốc.