Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ

(4.33) - 20 đánh giá

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn khí nhỏ trong phổi. Khi những ống này bị viêm, chúng trở nên phù nề và tiết đàm nhớt, có thể dẫn tới khó thở.

Viêm tiểu phế quản lây truyền như thế nào?

Viêm tiểu phế quản do virus gây ra, virus này lây truyền rất dễ dàng từ người này sang người khác.

Những virus sống trong những giọt tiết (nước mũi, nước bọt) được phát tán trong không khí khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi.

Những giọt tiết cũng có thể lưu trên bàn tay và các bề mặt (đồ chơi, mặt bàn..) và bằng cách nào đó tiếp cận được với miệng, mũi trẻ.

Triệu chứng gì viêm tiểu phế quản cấp?

Viêm tiểu phế quản thường bắt đầu với triệu chứng cảm lạnh bao gồm:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Ho nhẹ
  • Sốt nhẹ 38 độ hoặc hơn.
  • Biếng ăn

Sau vài ngày sẽ tiến triển sang viêm tiểu phế quản và xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Thở nhanh, ở trẻ nhỏ dấu hiệu đầu tiên có thể là cơn ngưng thở kéo dài 15- 20 giây
  • Khò khè- có thể kéo dài tới 7 ngày
  • Ho nặng tiếng – ho có thể kéo dài tới 2 tuần hoặc hơn
  • Ăn uống khó khăn gây ra do các triệu chứng như: nghẹt mũi, ho, thở mệt…..

Tôi có cần đưa con tới gặp bác sĩ không?

Hầu hết các trường hợp thường là nhẹ và không cần tới bác sĩ, tuy nhiên bạn phải theo dõi sát con.

Hãy tới gặp bác sĩ hay gọi cấp cứu ngay khi có bất kì 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Trẻ ngưng thở
  • Trẻ bắt đầu xanh tái hay nhợt nhạt
  • Khó thở nặng
  • Thở rên
  • Trông trẻ rất mệt, thở rất nặng nhọc.

Hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn nếu bạn thấy con có 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Vùng da hay cơ ở giữa các xương sườn hay ở dưới bờ sườn của trẻ bị co lõm vào mỗi khi trẻ thở
  • Cánh mũi phập phồng
  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng và có sốt
  • Trẻ lớn hơn 3 tháng sốt kéo dài quá 3 ngày
  • Trẻ tiểu ít hơn ngày thường (hãy theo dõi số lượng tã mỗi ngày)

Điều trị viêm tiểu phế quản cấp như thế nào?

Điều cốt yếu trong điều trị viêm tiểu phế quản là đảm bảo đứa trẻ có đủ oxy. Do đó có thể cần phải lấy sạch nhầy mũi hoặc hít không khí ẩm,trường hợp nặng cần thở oxy.

Kháng sinh là không cần thiết vì viêm tiểu phế quản gây ra bởi virus, kháng sinh không diệt được virus.

Chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào?

  • Chắc chắn rằng con bạn uống đủ nước, hãy liên lạc với bác sĩ nếu con bạn tiểu ít hơn bình thường.
  • Sử dụng máy phun sương trong phòng bé.
  • Nếu con bạn mệt mỏi, khó chịu nhiều do sốt, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt như acetaminophen.

Liều dùng: 10 -15 mg/ kg/ lần 4-6 giờ 1 lần nếu cần thiết.KHÔNG BAO GIỜ cho trẻ dùng ASPIRIN để hạ sốt. Ibuprofen có thể hạ sốt nhưng cần được bác sĩ chỉ định.

  • Hãy lấy nhầy mũi của trẻ bằng dụng cụ hút mũi.
  • Nếu con bạn đã trên 1 tuổi, hãy cho con uống thêm nước nước ấm để làm dịu họng và làm loãng các chất nhầy tiết ở đường hô hấp.
  • Kê cao gối khi con nằm nếu con bạn đã trên 1 tuổi (không nên sử dụng gối nếu con bạn nhỏ hơn 1 tuổi vì nguy cơ nghẹt thở.
  • Hãy ngủ cùng con để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường của con khi đang bệnh: ngưng thở, tím tái….
  • Đừng để người hút thuốc lá lại gần con bạn

Có thể phòng tránh Viêm tiểu phế quản như thế nào?

Bạn có thể làm giảm được nguy cơ viêm tiểu phế quản cho con bạn bằng cách:

  • Rửa tay bạn và tay trẻ thường xuyên bằng xà bông và nước hoặc sử dụng cồn sát trùng tay nhanh.
  • Tránh tiếp xúc với người đang có biểu hiện bệnh hô hấp: ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt
  • Chích ngừa cúm hàng năm cho trẻ

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/683781751819348

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau ngứa hậu môn ở trẻ em

(24)
Những nguyên nhân gây khó chịu ở hậu môn đối với trẻ em bao gồm táo bón, vệ sinh kém và giun kim. Cảm giác đau khi đi ngoài có thể dẫn tới táo bón và một ... [xem thêm]

Đau đầu ở trẻ em

(75)
Ba nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tái đi tái lại ở trẻ em là đau bụng, đau tai và đau đầu. Hầu như tất cả trẻ em ở một thời điểm này hay thời ... [xem thêm]

Thuyết vệ sinh và hen: Có phải dễ bị hen vì quá sạch sẽ?

(92)
Xã hội hiện đại đòi hỏi con người sống ngày càng vệ sinh hơn và thực sự chúng ta đang làm hết sức mình để tránh những thứ dơ bẩn hay mầm bệnh bằng ... [xem thêm]

Một số lưu ý về bệnh thủy đậu

(79)
Nguyên nhân Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Thường xảy ra theo mùa, hay gặp ở trẻ em đi học. Biểu hiện Sốt hoặc là không sốt. Ban trên da: Đa ... [xem thêm]

Mười cách gia tăng miễn dịch cho trẻ

(99)
Rất nhiều phụ huynh than phiền sao con tôi bệnh miết. Bác sĩ có thuốc nào để bé tăng khả năng đề kháng không, chứ cứ tháng nào cũng bệnh thế này thì mệt ... [xem thêm]

Năng khiếu của trẻ

(94)
Nét nhận thức Quan sát tốt Rất tò mò Quan tâm nhiều Trí nhớ tốt Chú ý lâu Kỹ năng lý luận xuất sắc Khả năng trừu tượng, khái niệm hoá và tổng hợp ... [xem thêm]

Uống thuốc – Mối tình đầu ngọt ngào hay đau khổ?

(95)
Nếu ai đã từng trị bệnh cho con nít thì sẽ hiểu nỗi niềm cho con uống thuốc, cả nhà cùng vật lộn để con được uống thuốc, rồi nó phun phèo phèo, khóc ... [xem thêm]

Sốt siêu vi ở trẻ em

(21)
Xuất phát từ tình hình thực tế là nhiều phụ huynh rất lăn tăn với chẩn đoán sốt siêu vi của bác sĩ, nhiều người còn tỏ ra hoang mang, lo lắng sợ con mình ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN