Chi tiết về quá trình sinh thiết gan

(4.48) - 85 đánh giá

Sinh thiết gan là một xét nghiệm được thực hiện khi gan có vấn đề nhằm phát hiện các tế bào bất thường. Sinh thiết gan là phương pháp cho kết quả chính xác nhất để chẩn đoán bệnh gan và tình trạng bệnh của bạn.

Sinh thiết gan là gì?

Sinh thiết gan là một thủ thuật y tế trong đó một mảnh nhỏ của mô gan hoặc tế bào từ gan sẽ được cắt ra để quan sát dưới kính hiển vi.

Sinh thiết gan cho phép bác sĩ phát hiện xem có tế bào bất thường ở gan như tế bào ung thư hay không; hoặc để đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình điều trị xơ gan, viêm gan… Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện phương pháp này nếu xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm hình ảnh cho thấy gan bạn đang có vấn đề lạ.

Sinh thiết gan có tác dụng gì?

Gan đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm sản xuất các protein và enzyme phụ trách nhiều quá trình trao đổi chất cần thiết, loại bỏ các chất độc hại trong máu, chống nhiễm trùng và lưu trữ các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết.

Bác sĩ dùng kết quả của sinh thiết gan để giúp xác định bệnh về gan (ví dụ như viêm gan, ung thư gan, v.v…). Bác sĩ sẽ kiểm tra những triệu chứng về:

  • Triệu chứng về tiêu hóa;
  • Đau bụng dai dẳng;
  • Xuất hiện khối ở hạ sườn phải;
  • Các xét nghiệm cho thấy có bất thường ở gan.

Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn làm sinh thiết gan nếu các kết quả xét nghiệm gan khác của bạn đều bình thường nhưng lại phát hiện thấy khối u ở gan hoặc bạn bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm sinh thiết gan để xem có phải bạn bị ung thư hay không khi các xét nghiệm hình ảnh không thể phân biệt được.

Sinh thiết gan có thể được sử dụng để chẩn đoán hay theo dõi một số rối loạn gan, bao gồm:

  • Bệnh gan do rượu;
  • Viêm gan tự miễn;
  • Viêm gan mạn (b hoặc c);
  • Gan ứ sắt;
  • Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu;
  • Xơ gan ứ mật nguyên phát;
  • Bệnh Wilson (bệnh gan do di truyền).

Chuẩn bị cho tiến trình sinh thiết gan

Sinh thiết không đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn:

  • Khám toàn diện;
  • Ngưng dùng bất cứ loại thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu, trong đó có thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu, và một số thực phẩm chức năng;
  • Rút máu để làm một số xét nghiệm;
  • Không uống rượu hoặc ăn trong vòng tám giờ trước khi làm thủ thuật;
  • Sắp xếp bạn bè hoặc người thân đưa bạn về nhà.

Mặc dù vết sinh thiết rất nhỏ, nhưng vẫn có vài nguy cơ bạn bị nhiễm trùng và chảy máu.

Sinh thiết gan được tiến hành như thế nào?

Có ba loại sinh thiết cơ bản, bao gồm:

  • Qua da (còn được gọi là sinh thiết kim): có nghĩa là mô gan sẽ được lấy ra bằng một cây kim, bạn sẽ được giảm đau bằng cách gây tê tại vị trí đưa kim vào;
  • Qua tĩnh mạch cảnh: bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở cổ, đưa một ống nhựa vào tĩnh mạch ở cổ và luồn nó xuống đến gan để lấy mẫu mô gan. Đây là phương pháp được sử dụng cho người bị rối loạn chảy máu dưới chỗ gây tê;
  • Nội soi: bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ rạch một vết mổ nhỏ ở bụng, đưa dụng cụ vào tới gan và lấy một mảnh mô nhỏ.

Sau khi lấy các mẫu mô, bác sĩ sẽ gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Quá trình xét nghiệm có thể mất đến một vài tuần.

Khi có kết quả, bác sĩ sẽ gọi cho bạn hoặc hẹn tái khám để đưa kết quả. Nhờ vào kết quả sinh thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng và cùng bạn thảo luận về mọi đề nghị kế hoạch điều trị và các bước phải làm tiếp theo.

Sinh thiết gan là một thủ thuật y tế mà trong đó một lượng nhỏ mô gan được phẫu thuật cắt bỏ để được phân tích trong phòng thí nghiệm về bệnh học. Nếu đang chuẩn bị thực hiện xét nghiệm này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết

(76)
Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thuốc kháng ... [xem thêm]

Thuốc statin: Dũng sĩ đối phó cao huyết áp

(78)
Thuốc statin hỗ trợ quá trình điều trị cao huyết áp bằng cách giảm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp xuất hiện trong động mạch.Trong quá trình điều trị cao ... [xem thêm]

6 quy tắc vàng để kiểm soát cơn hen suyễn

(91)
Hen suyễn là một tình trạng hô hấp mãn tính. Nó có thể làm cho đường hô hấp trong phổi bị viêm, gây khó khăn cho việc hít thở không khí. Khi lên cơn hen, ... [xem thêm]

Người bị đau dạ dày nên làm gì?

(76)
Đau dạ dày là vấn đề sức khỏe phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi bị đau dạ dày nên làm gì để mau chóng thoát khỏi tình trạng này.Hầu hết ... [xem thêm]

Mặc đồ lót thế nào là đúng khi tập thể thao?

(85)
Liệu bạn đã mặc quần lót đúng cách khi tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh? Khi chơi thể thao có nên mặc quần chip bên trong quần legging bó sát? ... [xem thêm]

8 triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

(52)
Nhồi máu cơ tim xảy ra do dòng máu chứa oxy dẫn đến tim bị gián đoạn. Bệnh thường gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhất là khi người bệnh là ... [xem thêm]

Sinh đôi: những bí mật chưa được “bật mí”

(63)
Mang thai là một trong những điều tuyệt vời nhất đối với phụ nữ. Niềm vui ấy còn được nhân đôi khi bạn mang song thai. Tuy nhiên, việc mang thai song không ... [xem thêm]

10 nỗi sợ hãi phổ biến có thể bạn đang mắc phải

(99)
Đối với nhiều người, nỗi sợ hãi có thể là tiếng sủa của một chú chó con, cảm giác lúc máy bay cất cánh, sấm sét vào những đêm giông bão… Liệu có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN