8 triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

(3.62) - 52 đánh giá

Nhồi máu cơ tim xảy ra do dòng máu chứa oxy dẫn đến tim bị gián đoạn. Bệnh thường gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhất là khi người bệnh là phụ nữ. Biết được các triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ sẽ giúp bạn có cách ứng phó kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Phụ nứ ít có khả năng sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên hơn nam giới. Nguyên nhân là do họ có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim “thầm lặng” (nhồi máu cơ tim với những triệu chứng không rõ ràng) dẫn tới điều trị muộn.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

Phụ nữ thường sẽ trải qua các triệu chứng trong vài tuần trước khi lên cơn nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2003, thực hiện trên 515 phụ nữ bị nhồi máu cơ tim, cho biết có 80% phụ nữ có các triệu chứng trong vòng 4 tuần trước khi lên cơn nhồi máu cơ tim. Những triệu chứng đó là:

Đau ngực

Triệu chứng phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim là đau ngực. Cơn đau được mô tả như sau:

  • Căng ở lồng ngực
  • Cảm giác bị đè nén
  • Ngứa ran
  • Đau rát

Tuy nhiên, phụ nữ lại thường trải qua cơn nhồi máu cơ tim mà không có bất kỳ khó chịu nào ở ngực, nếu có thì thường rất nhẹ và không rõ ràng.

Mệt mỏi bất thường

Mệt mỏi bất thường là triệu chứng thường thấy ở phụ nữ trong những tuần đầu bị nhồi máu cơ tim. Mệt mỏi cũng thỉnh thoảng xảy ra ngay trước khi cơn nhồi máu cơ tim bắt đầu. Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi ngay cả những lúc ít vận động hoặc đang nghỉ ngơi.

Suy kiệt

Cảm thấy suy kiệt hoặc run rẩy là triệu chứng cấp tính phổ biến của cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ. Chúng thường đi kèm với:

  • Lo lắng
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Cảm giác lâng lâng

Khó thở

Khó thở hay thở nặng nề, nếu đi kèm với mệt mỏi hoặc đau ngực, là những cảnh báo đáng lo ngại về tim.

Phụ nữ thường cảm thấy khó thở khi nằm và triệu chứng sẽ giảm bớt khi họ ngồi thẳng.

Đổ nhiều mồ hôi

Đổ mồ hôi quá nhiều là một triệu chứng đau tim phổ biến khác ở phụ nữ. Nếu bạn đột nhiên thấy mình ướt đẫm mồ hôi lạnh mà không có lý do rõ ràng, đây có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Đau nhức cơ thể

Đau nhức khi bị nhồi máu cơ tim thường không nằm cụ thể ở một vị trí. Các khu vực ảnh hưởng thường thấy nhất là:

  • Cổ
  • Hàm
  • Lưng trên
  • Một trong hai cánh tay

Cơn đau có thể bắt đầu ở một vị trí, sau đó dần dần lan sang những khu vực khác khiến phụ nữ mệt mỏi, khó chịu.

Rối loạn giấc ngủ

Có đến gần một nửa phụ nữ hay gặp vấn đề về giấc ngủ trong vài tuần trước khi họ lên cơn nhồi máu cơ tim.

Các rối loạn giấc ngủ cụ thể là:

  • Khó ngủ
  • Thức dậy bất thường giữa đêm
  • Cảm thấy mệt mỏi dù ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ mạn tính sẽ làm tăng huyết áp và giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Cả hai đều gây hại cho tim và dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Gặp vấn đề về dạ dày

Một số phụ nữ cảm thấy đau hoặc áp lực trong dạ dày trước khi xảy ra cơn nhồi máu cơ tim.

Các vấn đề về tiêu hóa khác hay gặp khi bị nhồi máu cơ tim:

  • Khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Nôn

Nhồi máu cơ tim sau mãn kinh

Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ tăng lên sau khi họ mãn kinh do nồng độ estrogen giảm. Estrogen là hormone điều chỉnh sản xuất cholesterol trong gan, giúp bảo vệ tim và động mạch.

Các triệu chứng nhồi máu cơ tim sau mãn kinh bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Đau ngực
  • Đổ mồ hôi


Xem giải phẫu bệnh nhồi máu cơ tim ở đây

Các yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim hay gặp ở phụ nữ

Tuổi: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đau tim cao hơn. Nguyên nhân là do họ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Tiền sử gia đình: Những người có người thân là nam bị nhồi máu cơ tim ở tuổi 55, hoặc nữ ở tuổi 65, thì sẽ gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Tình trạng sức khỏe: Các yếu tố như huyết áp cao và cholesterol cao cũng gây ra nhồi máu cơ tim ở cả nam và nữ.

Mắc các bệnh khác: Những người mắc bệnh các bệnh như tiểu đường, béo phì và rối loạn tự miễn có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim hơn. Riêng ở phụ nữ, bệnh lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử tiền sản giật khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ.

Lối sống: Sử dụng thuốc lá hoặc thuốc kích thích, ví dụ như cocaine hoặc amphetamine, lối sống ít vận động hoặc stress làm tăng rủi ro nhồi máu cơ tim.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Các chuyên gia y khoa khuyến nghị tất cả phụ nữ trên 40 tuổi nên kiểm tra nguy cơ nhồi máu cơ tim thường xuyên. Điều này sẽ giúp xác định sớm các yếu tố rủi ro, từ đó can thiệp kịp thời và làm giảm khả năng xảy ra biến cố.

Bác sĩ sẽ lưu ý các triệu chứng, kiểm tra huyết áp, nhịp tim, yêu cầu xét nghiệm máu hoặc sử dụng điện tâm đồ (EKG) để xem hoạt động điện của trái tim người bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đừng chủ quan nếu thiếu vitamin C, vì có thể bạn đang bị bệnh scurvy

(20)
Thiếu vitamin C dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Thực tế là người ta có khả năng bị một căn bệnh với hàng loạt triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

Nhiệt kế thủy ngân là gì? Cách đo nhiệt kế thủy ngân đúng cách

(65)
Nhiệt kế thủy ngân (còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân) là dụng cụ y tế quen thuộc của mỗi gia đình. Biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân đúng cách ... [xem thêm]

Đàn ông tăng ca ảnh hưởng đến chuyện chăn gối thế nào?

(65)
Những lời nói đúng lúc đúng chỗ có thể giúp cho chuyện chăn gối thêm thăng hoa. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những điều bạn nên nói trước, trong và sau khi ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

(56)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

Basedow

(95)
Tìm hiểu về bệnh GravesBệnh Basedow (Graves, Parry, bướu giáp độc lan tỏa) là gì?Bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Parry, bệnh bướu giáp độc lan ... [xem thêm]

Bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng đầu

(26)
Tham khảo các bài tập thể dục cho bà bầu ba tháng đầu giúp bạn có một nền tảng sức khỏe tốt cho suốt quá trình mang thai và nuôi con nhỏ.Ngay trong tam cá ... [xem thêm]

Tư vấn cách chăm sóc mẹ sau sinh (Phần 1)

(17)
Sau khi sinh con, các mẹ thường phải chịu những thay đổi rất lớn về mặt thể chất lẫn tinh thần. Vậy chế độ chăm sóc mẹ sau sinh phải như thế nào? ... [xem thêm]

Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

(25)
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp con yêu loại bỏ lượng sữa còn thừa trên nướu, tránh được các bệnh về răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.Trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN