Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết

(3.6) - 76 đánh giá

Thuốc kháng sinh là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thuốc kháng sinh có tác dụng gì và cần phải lưu ý gì khi dùng thuốc.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Thuốc kháng sinh là gì?

Kháng sinh là các loại thuốc có khả năng giết chết vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm có hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, thuốc không hoàn toàn tiêu diệt hết vi khuẩn vì có nhiều loại vi khuẩn mạnh nhất có thể phát triển và lây lan. Vì vậy, trong những trường hợp này, kháng sinh giúp làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn.

Tác dụng của thuốc kháng sinh

Bác sĩ thường chỉ định kháng sinh để điều trị các tình trạng nhiễm vi khuẩn. Thuốc không có hiệu quả để điều trị nhiễm virus.

Một số vấn đề sức khỏe có thể được điều trị bằng kháng sinh như:

  • Nhiễm trùng ở tai và xoang
  • Nhiễm trùng da
  • Nhiễm trùng răng
  • Viêm màng não
  • Viêm họng liên cầu khuẩn
  • Nhiễm trùng bàng quang và thận
  • Viêm phổi do vi khuẩn
  • Ho gà

Sử dụng thuốc kháng sinh

Đối với các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, các loại kháng sinh thường được dùng dưới dạng tiêm (tiêm vào tĩnh mạch nhưng đôi khi tiêm vào cơ). Khi tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, bác sĩ sẽ chỉ định thêm kháng sinh ở dạng viên nén để uống.

Thuốc kháng sinh cần phải được dùng cho đến khi vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ khỏi cơ thể hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh phải dùng thuốc theo đúng thời gian quy định mà bác sĩ đã kiến nghị.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý nếu viêm không do nhiễm khuẩn thì không dùng kháng sinh. Ví dụ như đau họng do hút thuốc lá nhiều, uống nước đá, ngồi trong phòng điều hòa nhiều… thì không vội dùng thuốc kháng sinh. Kháng sinh sẽ không chữa được cảm lạnh vì cảm lạnh là do virus. Điều trị cảm lạnh thường là nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng các thuốc hạ sốt và đau đầu.

Nên uống thuốc kháng sinh khi nào?

Những loại kháng sinh uống xa bữa ăn

Là những loại thuốc kém bền vững trong môi trường dịch vị hoặc bị giảm hấp thu do thức ăn. Bạn nên uống 1 tiếng trước bữa ăn hoặc 2 tiếng sau bữa ăn.

Các loại thuốc này gồm có:

  • Nhóm penicillin (penicillin V, ampicillin, amoxycillin…).
  • Nhóm cephalosporin: các thuốc trong nhóm này đều có chữ “cef” đứng đầu tên thuốc gốc, đây là nhóm thuốc được các bác sĩ ưa dùng nhất hiện nay.
  • Nhóm macrolid: tên thuốc gốc thường có nhóm chữ “mycin” đứng cuối, thường dùng nhất là clarythromycin, azithromycin, erythromycin.
  • Nhóm thuốc chống lao cũng nên uống xa bữa ăn.

Những loại thuốc kháng sinh uống trong hoặc ngay sau bữa ăn

Đây là những loại không bị giảm hấp thu do thức ăn hoặc kích thích đường tiêu hóa.

Các loại thuốc này gồm có: nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…); nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…); nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).

Riêng loại viên bao tan trong ruột, không kể thuộc nhóm kháng sinh nào, bạn đều có thể uống bất kể lúc nào no hay đói (tốt nhất là uống lúc đói với 1 ly nước sôi để nguội).

Các phản ứng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng sinh

Bên cạnh tác dụng chính, các loại thuốc kháng sinh cũng gây ra những tác dụng phụ, vì thế bạn nên chú ý hơn khi dùng.

Các tác dụng phụ phổ biến của kháng sinh như:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Phát ban
  • Đau bụng
  • Nhiễm nấm miệng, đường tiêu hóa và âm đạo (đối với một số loại kháng sinh hoặc sử dụng kéo dài)

Các tác dụng phụ ít gặp hơn của thuốc kháng sinh bao gồm:

  • Hình thành sỏi thận, khi dùng sulphonamides
  • Đông máu bất thường, khi dùng một số cephalosporin
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời khi dùng tetracyclines
  • Rối loạn máu, khi dùng trimethoprim
  • Điếc, khi dùng erythromycin và các aminoglycoside

Một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, có thể bị viêm ruột, dẫn đến tiêu chảy ra máu nghiêm trọng.

Trong những trường hợp ít phổ biến hơn, penicillin, cephalosporin và erythromycin cũng có thể gây viêm ruột.

.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm gì khi trẻ mê sảng do sốt trên 38 độ C?

(44)
Mê sảng là cơn bộc phát đột ngột của việc nói sảng, mất phương hướng, hành xử lạ (hành động “mất kiểm soát”) và ảo giác. Sự nhận thức hay trí ... [xem thêm]

Làm thế nào để xác định mục tiêu cân nặng lý tưởng của bạn?

(43)
Lựa chọn mục tiêu cân nặng là bước đầu tiên để bắt đầu một lộ trình giảm cân thành công. Đặt mục tiêu sẽ giúp bạn đạt được trọng lượng mong ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

(80)
Viêm tai giữa ở trẻ em là chứng bệnh phổ biến nhưng rất khó để nhận ra. Do đó, bạn nên biết được các dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa để có thể ... [xem thêm]

Sự đe dọa của thuốc lá đến thai nhi và trẻ nhỏ

(72)
Thuốc lá mang lại tác hại về lâu dài cho cả người hút thuốc và người hít khói thuốc thụ động. Đặc biệt, nếu người hút thuốc là bà mẹ mang thai hoặc ... [xem thêm]

5 công thức làm mặt nạ bơ dưỡng da trắng mịn

(34)
Bơ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho da, đắp mặt nạ bơ là một trong những phương pháp làm đẹp lâu đời được sử dụng để cải thiện kết cấu da.Đắp ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm hết nọng cằm đơn giản

(68)
Một chiếc nọng cằm ngấn mỡ có thể khiến bạn cảm thấy tự ti vì gương mặt mất đi nét thon gọn. Đừng lo lắng, bạn có thể áp dụng lối sống lành ... [xem thêm]

Giải mã giấc mơ rụng răng: 12 ý nghĩa rất liên quan đến đời thật

(67)
Giấc mơ rụng răng thường khiến nhiều người hoang mang, hoảng sợ vì nghĩ rằng đó là một “điềm xấu”. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng vì mơ ... [xem thêm]

Rau ngò gai trị sỏi thận: Làm đúng mới có hiệu quả!

(69)
Rau ngò gai (lá ngò gài) là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực của người Việt. Không những thế, ngò gai còn có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN