Đau dạ dày là vấn đề sức khỏe phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi bị đau dạ dày nên làm gì để mau chóng thoát khỏi tình trạng này.
Hầu hết mọi người đều đã từng trải qua những cơn đau dạ dày khó chịu. Phần lớn trường hợp chúng có thể tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng một số biện pháp khắc phục, các cơn đau này có thể biến mất nhanh hơn.
Vậy, bạn đã biết đau dạ dày nên làm gì chưa? Hãy để Chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé.
Đau dạ dày là gì?
Tình trạng niêm mạc dạ dày chịu tổn thương có thể gây nên những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ khó chịu. Đau dạ dày không thường xuất hiện riêng lẻ mà kéo theo những dấu hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như:
- Đầy hơi chướng bụng
- Ợ nóng, ợ hơi hoặc ợ chua
- Khó tiêu
Vị trí cơn đau xuất hiện là đặc điểm giúp bạn phân biệt đau dạ dày với những cơn đau bụng đại diện cho các vấn đề ở cơ quan khác.
Triệu chứng đau dạ dày biểu hiện ra sao?
Đau dạ dày có xu hướng đi kèm với những triệu chứng thể hiện hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, bao gồm:
Đau vùng thượng vị
Cảm giác đau hay nóng rát ở khu vực thượng vị là triệu chứng đau dạ dày kinh điển nhất. Cơn đau nhanh chóng lan đến những vùng khác như lưng, ngực. Tuy vậy, thực tế, cường độ đau không quá nghiêm trọng.
Đầy hơi chướng bụng
Đầy bụng ngay sau bữa ăn có khả năng là triệu chứng đau dạ dày với nhiều cấp độ khác nhau. Do đó, bạn nên quan sát thêm dấu hiệu này để phán đoán nguyên nhân gây nên, từ đó sớm có biện pháp điều trị kịp thời.
Ợ chua
Lượng dịch dạ dày sản sinh quá nhiều và có xu hướng trào ngược lên thực quản sẽ gây ra những đợt ợ chua. Dịch tiêu hóa có thể trào ngược như vậy là do “cánh cửa” ngăn giữa thực quản và dạ dày không thực hiện đúng cơ chế hoạt động, cho phép axit trong dạ dày đẩy lên cao.
Buồn nôn và nôn
Những thương tổn ở niêm mạc dạ dày có thể gây ra triệu chứng buồn nôn và nôn. Tùy mỗi trường hợp, một số người có thể chỉ nôn khan, số khác lại nôn ra toàn bộ thức ăn lẫn dịch tiêu hóa.
Mặt khác, triệu chứng buồn nôn và nôn còn có thể xảy ra bởi nhiều tác động khác từ bên ngoài, ví dụ như:
- Ngộ độc thực phẩm
- Say tàu, xe hoặc máy bay
- Rối loạn tâm lý
Mất khẩu vị và suy nhược cơ thể
Cùng với buồn nôn và nôn, tình trạng đầy bụng và khó tiêu do chức năng dạ dày suy yếu có nguy cơ dẫn đến mất khẩu vị, chán ăn. Từ đó, cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng sẽ dần trở nên mệt mỏi, suy nhược.
Tuy vậy, chán ăn và suy nhược cơ thể cũng có khả năng liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác của gan, tâm lý, thần kinh hoặc thận. Do đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây nên triệu chứng này để điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp.
Chảy máu đường tiêu hóa
Chảy máu đường tiêu hóa mô tả tình trạng nguy hiểm của dạ dày. Triệu chứng này chỉ xuất hiện khi các vấn đề ở bao tử đã phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Dấu hiệu dễ bắt gặp nhất là có máu lẫn trong dịch nôn hoặc phân.
Khi bị chảy máu đường tiêu hóa, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để có thể cấp cứu kịp thời.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Đau dạ dày là vấn đề sức khỏe phổ biến và hầu như không nghiêm trọng. Một số tình huống như căng thẳng hay mệt mỏi cũng có thể dẫn đến những cơn đau khó chịu. Do đó, trong trường hợp này, bạn cần thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ.
Tuy nhiên, nếu một vài trường hợp hy hữu sau đây xảy ra, bạn sẽ phải mau chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, chẳng hạn như:
- Cơn đau kéo dài và tái phát liên tục
- Cường độ đau cũng như tần suất tái phát càng lúc càng tăng theo thời gian
- Tình trạng nôn xuất hiện và có xu hướng kéo dài
- Nôn ra máu
- Đau dạ dày đi kèm sốt, chóng mặt, khó thở
- Phân có màu đen hắc ín
- Trẻ nhỏ quấy, khóc, bỏ ăn và có hiện tượng đầy hơi chướng bụng
Người bị đau dạ dày nên làm gì?
Đau dạ dày thường không nghiêm trọng và có khả năng tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu áp dụng một số biện pháp khắc phục, bạn có thể nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau khó chịu này hơn. Vậy, khi bị đau dạ dày nên làm gì?
Nằm nghiêng bên phải
Vị trí của dạ dày là ở bên trái khoang bụng. Do đó, nếu bạn nằm nghiêng bên trái, dịch dạ dày rất dễ trào ngược lên thực quản và gây viêm loét. Ngoài ra, khi bị đau dạ dày, tư thế nằm như vậy có nguy cơ gia tăng thêm áp lực ở dạ dày, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, theo một số chuyên gia, nằm nghiêng về bên phải có thể giúp bạn cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Tắm nước ấm hoặc dùng túi chườm nhiệt
Nếu chưa biết đau dạ dày nên làm gì, bạn hãy tự trang bị một chiếc túi chườm nhiệt để áp lên khu vực bị đau. Thực tế, nhiệt có tác dụng hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, sự co bóp của dạ dày sẽ thuyên giảm, xoa dịu cơn đau dạ dày đáng kể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn tắm và massage vùng bụng bằng nước ấm để làm dịu đi cơn đau dạ dày.
Tránh dùng chất kích thích
Một lưu ý khác cho câu hỏi: “Đau dạ dày nên làm gì” là tránh xa chất kích thích. Các chất kích thích như cồn (rượu, bia…) hay caffeine (cà phê) có nguy cơ tạo thêm áp lực công việc cho dạ dày, khiến những cơn đau trở nên tệ hơn.
Thêm vào đó, bên cạnh gan và phổi, thuốc lá cũng có khả năng tác động đến dạ dày. Nicotine trong thuốc lá là một trong nhiều yếu tố có thể kích hoạt quá trình sản sinh cortisol, gây tăng nguy cơ hình thành vết loét tại bao tử.
Áp dụng chế độ ăn BRAT
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn BRAT vô cùng phù hợp cho những người đang gặp rắc rối với hệ tiêu hóa. Tác dụng của BRAT có thể kể đến như khiến phân rắn hơn, từ đó cầm tiêu chảy hay bổ sung lượng kali thiếu hụt bởi nôn hoặc tiêu chảy.
Chế độ ăn BRAT bao gồm nhóm thực phẩm nhẹ và dễ tiêu hóa nên có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Bổ sung nước cho cơ thể
Triệu chứng nôn và tiêu chảy đi chung với đau dạ dày có thể gây nên tình trạng mất nước. Mất nước không chỉ đề cập đến vấn đề lượng dịch trong cơ thể hao hụt mà còn bao gồm cả sự thất thoát của chất điện giải, yếu tố duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể cũng như sự nhanh nhạy và chính xác của hệ thần kinh.
Bạn có nhiều sự lựa chọn cho việc bổ sung lượng dịch và khoáng chất đã hao hụt, chẳng hạn như:
- Uống nhiều nước khoáng
- Ăn nhiều rau củ quả và trái cây chứa chất điện giải tự nhiên như natri và kali
Dùng tinh chất cam thảo chữa đau dạ dày
Cam thảo là một loại thảo dược dân gian có thể hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm đau dạ dày.
Trong trường hợp này, cam thảo, cụ thể hơn là tinh chất của nó, đóng vai trò ngăn chặn sự hình thành của các vết loét ở niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, tinh chất cam thảo còn hỗ trợ duy trì nồng độ axit trong dịch dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.
Tuy nhiên, tinh chất cam thảo cũng có tác dụng phụ là giữ nước, đồng thời gây tăng huyết áp. Do đó, nếu gặp vấn đề về huyết áp hoặc thận, bạn nên cân nhắc khi áp dụng biện pháp này để chữa đau dạ dày.
Sử dụng lô hội
Một nghiên cứu trên chuột vào năm 2011 đã tìm ra khả năng loại bỏ các cơn đau dạ dày bằng cách điều tiết dịch tiêu hóa cũng như đẩy lùi sự hình thành vết loét của nha đam (lô hội). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự tương tự giữa cơ chế hoạt động của nha đam trong việc này với các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày thông dụng.
Tuy nhiên, giả thiết này vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu làm bằng chứng thuyết phục hơn để có thể công bố và áp dụng trong thực tiễn.
Dùng tinh bột nghệ
Bên cạnh cam thảo, tinh bột nghệ cũng là một vị thuốc dân gian chuyên trị những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Curcumin, hoạt chất chứa nhiều trong tinh bột nghệ, có đặc tính kháng viêm cao, đồng thời còn chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, các cơn đau khó chịu đã được làm dịu đáng kể. Ngoài ra, thời gian hồi phục cũng rút ngắn hơn. Tuy nhiên, thực tế biện pháp sử dụng tinh bột nghệ điều trị đau dạ dày lại không thông dụng. Điều này có thể giải thích bởi tính chất không tan trong nước của curcumin dẫn đến sinh khả dụng của hoạt chất này vô cùng thấp.
Để giải quyết “rắc rối” trên, trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu “phiên bản nâng cấp” của curcumin với tên gọi Nano Curcumin. Đặc điểm vượt trội của loại chế phẩm cao cấp này là kích cỡ phân tử tính theo đơn vị nanometer. Tức là các hạt Nano Curcumin có thể thẩm thấu vào máu trong thời gian ngắn và nhanh chóng phát huy tối đa khả năng của mình.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều thương hiệu sản phẩm Nano Curcumin dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Để đảm bảo chế phẩm đạt hiệu quả như mong đợi, bạn hãy cân nhắc lựa chọn các nhãn hiệu uy tín nhé.
Đau dạ dày không nên làm gì?
Ngoài những việc nên làm, bạn còn cần tìm hiểu khi bị đau dạ dày kiêng gì.
Áp dụng lối sống lành mạnh, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực, là ưu tiên hàng đầu cho việc giải quyết các cơn đau dạ dày khó chịu. Lúc này, bạn sẽ cần:
- Ăn uống điều độ, khoa học; không bỏ bữa hoặc ăn khuya
- Hạn chế những thực phẩm chế biến đông lạnh hay chế biến sẵn
- Tránh các món quá cay, chua hoặc nhiều dầu mỡ gây kích thích dạ dày
- Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng