Dầu gió Kim® có tác dụng gì?

(3.55) - 38 đánh giá

Thành phần: eucalyptol 2100mg, bạc hà 2340mg, methyl salicylate 258mg, long não 102mg

Tên biệt dược: dầu gió Kim®

Tác dụng

Tác dụng của dầu gió Kim® là gì?

Dầu gió Kim® được sử dụng trong các trường hợp cảm cúm, nhức đầu, trúng gió, đau bụng, buồn nôn, đau cơ/khớp, sưng bầm, bong gân, say tàu xe, ngứa ngáy và côn trùng đốt.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng dầu gió Kim® cho người lớn như thế nào?

Bạn có thể thoa lên da, ngửi/xông hay xoa bóp, dùng 2-3 lần/ngày.

Liều dùng dầu gió Kim® cho trẻ em như thế nào?

Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng dầu gió Kim®.

Cách dùng

Bạn nên dùng dầu gió Kim® như thế nào?

Bạn có thể sử dụng thuốc này bằng cách thoa, hít dầu hoặc xoa bóp, ngày dùng 2-3 lần, đối với người lớn, có thể tăng số lần lên.

Khi bị đau, sưng hay bầm tím, bạn thoa một lớp mỏng vào vùng bị đau và nên xoa đều để giúp tan máu bầm bị tụ máu.

Đối với các chứng nghẹt mũi hay sổ mũi, bạn hít dầu vào mũi để giúp thông mũi và cảm giác dễ chịu hơn.

Nếu bạn bị say tàu xe, hãy thoa dầu gió Kim® vào vùng thái dương để giúp giảm triệu chứng say tàu.

Khi bị côn trùng cắn, bạn nên thoa dầu ngay để giúp giảm triệu chứng ngứa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng dầu gió Kim®?

Khi sử dụng dầu gió Kim®, bạn có thể bị chóng mặt, nhức đầu, bồn nôn, mệt mỏi, đỏ/ngứa da.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng dầu gió Kim®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của dầu gió này hoặc dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Bạn không được uống, bôi lên mắt, vùng niêm mạc da mỏng.

Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng dầu gió Kim®.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng dầu gió Kim® trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng dầu gió này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Dầu gió Kim® có thể tương tác với những thuốc nào?

Dầu gió Kim® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến dầu gió Kim®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng dầu gió này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản dầu gió Kim® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt đúng cách khi dầu gió quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy dầu gió an toàn.

Dạng bào chế

Dầu gió Kim® có những dạng và hàm lượng nào?

Dầu gió Kim® có ở dạng dung dịch chai 6ml.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Venofer®

(55)
Tên gốc: sắt sucroseTên biệt dược: Venofer®Phân nhóm: vitamin & khoáng chất (trước & sau sinh)/thuốc trị thiếu máuTác dụngTác dụng của thuốc Venofer® là ... [xem thêm]

Kalimate® là thuốc gì?

(93)
Tên gốc: axit polystyrene sulfonicTên biệt dược: Kalimate®Phân nhóm: chất điện giảiTác dụngTác dụng của thuốc Kalimate® là gì?Kalimate® có tác dụng điều ... [xem thêm]

Bethanechol

(26)
Tác dụngTác dụng của bethanechol là gì?Thuốc này được sử dụng để điều trị một số vấn đề ở bàng quang như mất khả năng tiểu tiện hoặc làm trống ... [xem thêm]

Thuốc Norash®

(22)
Tên gốc: calamine, cetrimide, dimethicone, kẽm oxit.Tên biệt dược: Norash® – dạng kem bôi 20 gPhân nhóm: thuốc kháng histamin và thuốc kháng dị ứngTác dụngTác dụng ... [xem thêm]

Thuốc nebivolol là gì?

(11)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc nebivolol là gì?Nebivolol được sử dụng để điều trị chứng cao huyết áp. Việc điều tri hiệu quả tình trạng giảm áp ... [xem thêm]

Viên ngậm Strepsils®

(88)
Biệt dược: Strepsils OriginalDạng bào chế: Viên ngậmHoạt chất: 2,4-Dichlorobenzyl alcohol 1,2mg, amylmetacresol 0,6mgTác dụngTác dụng của kẹo ngậm Strepsils là ... [xem thêm]

Midantin®

(15)
Tên gốc: amoxicillin + axit clavulanicPhân nhóm: thuốc kháng sinh – PenicillinTên biệt dược: Midantin®Tác dụng của thuốc Midantin®Tác dụng của thuốc Midantin® là ... [xem thêm]

Thuốc bismuth subsalicylate

(54)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc bismuth subsalicylate là gì?Thuốc bismuth subsalicylate được dùng để điều trị tình trạng khó chịu ở dạ dày, ợ nóng, và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN