Chấm dứt đau lưng sau sinh dễ dàng với 4 cách

(3.58) - 43 đánh giá

Đau lưng sau sinh là một vấn đề hoàn toàn bình thường đối với các bà mẹ. Tuy nhiên, lại có nhiều bà mẹ sau sinh bị đau lưng kéo dài nhiều tháng. Triệu chứng này tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống và công việc của các mẹ, đặc biệt là sau khi sinh bạn phải dành thời gian cho con nhiều hơn. Vì thế, đau lưng vẫn luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu mắc chứng đau lưng sau sinh?

Ước tính khoảng 50% thai phụ dễ mắc phải chứng đau lưng sau sinh. Nguyên nhân là do trong thời gian mang thai, tử cung mở rộng và trải dài. Điều này làm suy yếu cơ bụng và làm thay đổi tư thế của người mẹ, cột sống bị vẹo kéo về phía trước, khiến lưng trở nên căng hơn, đồng thời sự gia tăng trọng lượng khiến cho cơ bắp cũng như các khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực hơn.

Hơn nữa, việc thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu và cột sống, khiến cho bạn cảm thấy mất ổn định và gây đau khi mẹ đi, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

Ngoài ra, nhiều bà mẹ trẻ vô tình làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi cho con bú không đúng tư thế khiến tình trạng này khó phục hồi hơn. Thường thì vài tháng sau khi sinh, người phụ nữ sẽ không còn đau. Tuy nhiên một số phụ nữ sẽ tiếp tục bị đau lâu hơn, thậm chí đến một năm.

Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ bị đau thần kinh tọa trong lúc mang thai (vì bào thai phát triển và đè dây thần kinh ở hông) và vẫn tiếp tục đau sau khi sinh ít nhất 18 tháng.

Mẹ bầu phải làm gì để giảm đau lưng sau khi sinh?

Dưới đây là một vài cách hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để giảm đau lưng sau sinh:

1. Luyện tập thể dục

Ngay từ trong thai kỳ, nếu các mẹ bầu đã chăm chỉ tập luyện thì cơn đau lưng sẽ giảm đi trong thời gian mang thai và khi bạn nuôi con nhỏ sau này. Khoảng 6- 8 tuần sau sinh, khi sức khỏe đã ổn định, các mẹ nên tập các động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng. Một môn thể dục phù hợp bạn có thể lựa chọn là yoga. Ngoài ra, đi bộ cũng là một cách giảm đau lưng sau sinh rất tốt.

2. Bạn cần chú ý tư thế cho con bú

Khi bế con, bạn đừng xoay vặn cơ thể quá mức mà hãy giữ bé gần với mẹ, sau đó gập đầu gối lại và nâng bé với trọng lực dồn vào đôi chân. Lúc cho bé bú, mẹ nên ngồi thẳng lưng, kể cả khi cho bé bú bình hay làm vệ sinh, tắm rửa. Khi ngồi, mẹ đặt chân trên một chiếc ghế hay gối nhỏ mềm mại, thoải mái, có tay vịn và lót một chiếc gối sau lưng.

Các bác sĩ khuyến khích các mẹ cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau. Bạn nên bế bé sát vào người hơn là để bé ra xa. Nếu mẹ nào bị đau lưng sau sinh lan ra cả vùng thân trên thì nên cho bé bú nằm.

3. Massage giảm đau lưng

Với phương pháp này, bạn có thể nằm nghiêng, nhờ người thân dùng hai tay vuốt nhẹ từ hông dọc theo sống lưng đến phần cuối lưng, sau đó xoa bóp lưng nhẹ nhàng. Điều này sẽ làm tăng nguồn dự trữ máu, lưu thông chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cũng như chất bổ dưỡng khác cho cơ thể. Xoa bóp lưng thường xuyên giúp khôi phục khả năng hoạt động của các tế bào và từ từ làm những cơn đau lưng sau sinh dần biến mất.

4. Giảm đau lưng bằng phương pháp chườm nóng

Dùng khăn tẩm nước ấm, đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu.

Tuy nhiên những phương pháp này chỉ phù hợp khi bạn bị đau lưng nhẹ. Trường hợp có những cơn đau lan tỏa ở lưng, mông , đùi, dọc bắp chân và đôi khi lan tới bàn chân, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị cần thiết nhé.

Nếu bạn vẫn còn đang đắng đo về địa điểm điều trị chứng đau lưng sau sinh hiệu quả, phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống sẽ là một sự lựa chọn khiến bạn cảm thấy hài lòng. Phòng khám ACC là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc điều trị các bệnh về cơ xương khớp tại Việt Nam hiện nay. Với hơn 12 năm kinh nghiệm, đội ngũ y bác sĩ tại ACC luôn tâm niệm lấy người bệnh làm gốc, sử dụng những phương pháp an toàn và tối tân từ nhất từ Hoa Kỳ để trị liệu cho mỗi bệnh nhân.Để có được sự tư vấn tốt nhất, hãy đặt lịch khám với các bác sĩ chuyên khoa nước ngoài ngay tại đây hoặc liên hệ với Phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC:

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết cách chọn dầu gội phù hợp với tóc?

(48)
Việc chăm sóc tóc cũng quan trọng không kém so với chăm sóc da mặt. Nếu không biết cách chọn dầu gội phù hợp với tóc một cách cẩn thận, tóc của bạn có ... [xem thêm]

7 bí quyết làm mờ nếp nhăn bạn có thể tự làm tại nhà

(75)
Nếp nhăn là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hoá mà chúng ta không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến quá trình này diễn ra chậm hơn ... [xem thêm]

Trà atiso đỏ: Thức uống tốt cho sức khỏe của bạn

(15)
Tại Việt Nam, cây atiso đỏ thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang ở nhiều nơi mà hiếm ai chú ý đến. Trà atiso đỏ không chỉ là nước giải khát ... [xem thêm]

4 hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm mà bà bầu nên biết

(96)
Mang thai là giây phút bạn nhận ra rằng mình phải bắt đầu thay đổi những thói quen hằng ngày. Bạn sẽ bắt đầu bỏ dần những thói quen không tốt để đảm ... [xem thêm]

Những phương pháp truyền thống giúp mẹ mau tăng tiết sữa

(25)
Tâm lý chung của hầu hết phụ nữ giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ đó là lo lắng về tình trạng tiết sữa. Những phương pháp truyền thống đơn giản sẽ ... [xem thêm]

Những phương pháp điều trị hở van tim hiện nay

(98)
“Bệnh hở van tim có chữa được không?” là câu hỏi thường gặp ở những người được chẩn đoán mắc bệnh hở van tim. Thực tế, cách điều trị bệnh ... [xem thêm]

Thủ dâm khi mang thai có nên hay không?

(47)
Mẹ bầu hoàn toàn có thể thủ dâm khi mang thai nếu biết cách thực hiện. Chưa kể đến. thủ dâm còn có thể đem đến một số lợi ích nhất định.Không ít ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh ngoài da ở vùng kín nam giới

(66)
Cảm giác đau, ngứa ở vùng kín không hề dễ chịu và đôi khi có thể làm bạn rơi vào các tình huống xấu hổ. Nhưng những dấu hiệu này rất đáng để tâm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN