Thuốc Omeprazol 20mg

(4.3) - 27 đánh giá

Tên hoạt chất: Omeprazol

Tên biệt dược: Omeprazol 20mg

Tác dụng của thuốc Omeprazol 20mg

Tác dụng của thuốc Omeprazol 20mg là gì?

Omeprazol ức chế sự tiết axit dạ dày do ức chế có hồi phục bơm proton ở tế bào viền của dạ dày.

Thuốc Omeprazol 20mg được chỉ định trong:

  • Trào ngược dịch dạ dày – thực quản
  • Loét dạ dày tá tràng
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.

Liều dùng thuốc Omeprazol 20mg

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Omeprazol 20mg cho người lớn như thế nào?

Điều trị chứng viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản:

  • Liều thường dùng là 20–40mg/lần, 1 lần/ngày; uống trong 4–8 tuần;
  • Sau đó, duy trì với liều 20mg/ngày.

Điều trị loét dạ dày tá tràng:

  • Uống 20mg/lần/ngày (trường hợp nặng uống 40mg) trong 4 tuần nếu bị loét tá tràng và trong 8 tuần nếu loét dạ dày.

Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Uống 60mg/lần/ngày, nếu dùng liều cao hơn 80mg thì thành 2 liều mỗi ngày.
  • Liều lượng cần được tính theo từng trường hợp cụ thể và trị liệu kéo dài tùy theo yêu cầu lâm sàng.

Liều dùng thuốc Omeprazol 20mg cho trẻ em như thế nào?

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg

Bạn nên dùng thuốc Omeprazol 20mg như thế nào?

Bạn chỉ nên dùng thuốc Omeprazol 20mg theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Thời gian trị liệu bằng thuốc Omeprazol 20mg phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bạn nên dùng thuốc đúng theo liều lượng chỉ định. Không nên dùng thuốc kéo dài hoặc ngưng sử dụng đột ngột.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của thuốc Omeprazol 20mg

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Omeprazol 20mg?

Thường gặp:

  • Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, chướng bụng

Ít gặp:

  • Mất ngủ, rối loạn cảm giác, mệt mỏi, nổi mề đay, ngứa, nổi ban, tăng tạm thời transaminase

Hiếm gặp:

  • Toàn thân: đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt, phản vệ
  • Huyết học: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ tế bào máu ngoại biên, mất bạch cầu hạt
  • Thần kinh: lú lẫn có phục hồi, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
  • Nội tiết: vú to ở đàn ông
  • Tiêu hóa: viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng
  • Gan: viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan
  • Cơ – xương: đau khớp, đau cơ
  • Niệu – dục: viêm thận kẽ

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo với bác sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Omeprazol

Trước khi dùng thuốc Omeprazol 20mg, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Omeprazol 20mg cho người loét dạ dày, bạn cần phải được loại trừ khả năng bị u ác tính (vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm cản trở quá trình chẩn đoán sớm).

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Omeprazol 20mg trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Trên thực tế, chưa thấy báo cáo omeprazol có khả năng gây dị dạng và độc với bào thai nhưng tốt nhất bạn không nên dùng thuốc này khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Không nên dùng thuốc Omeprazol 20mg ở phụ nữ đang cho con bú để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Tương tác với thuốc Omeprazol 20mg

Thuốc Omeprazol 20mg có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Omeprazol 20mg có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Omeprazol 20mg bao gồm:

  • Ciclosporin
  • Diazepam, phenytoin, warfarin
  • Dicoumarol
  • Nifedipin
  • Clarithromycin

Thuốc Omeprazol 20mg có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Omeprazol 20mg?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Omeprazol 20mg

Bạn nên bảo quản thuốc Omeprazol 20mg như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng trực tiếp.

Dạng bào chế của thuốc Omeprazol 20mg

Thuốc Omeprazol 20mg có dạng và hàm lượng như thế nào?

Thuốc Omeprazol 20mg có dạng viên nang cứng và mỗi viên chứa 20mg dược chất omeprazol.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ganaton®

(65)
Tên gốc: itoprideTên biệt dược: Ganaton®Phân nhóm: thuốc điều hoà tiêu hoá, chống đầy hơi và kháng viêmTác dụngTác dụng của thuốc Ganaton® là gì?Ganaton® ... [xem thêm]

Cao Sao Vàng

(17)
Tên hoạt chất: Long não, menthol, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm, tinh dầu hương nhu trắng, tinh dầu quế.Phân nhóm: Thuốc da liễu khác.Tên biệt dược: Cao Sao ... [xem thêm]

Thuốc Neo-Penotran®

(21)
Tên gốc: metronidazole, miconazole nitrateTên biệt dược: Neo-Penotran® – dạng thuốc đặt âm đạo với hàm lượng dưới 2%Phân nhóm: thuốc kháng nấm nhóm azole Tác ... [xem thêm]

Sữa EnfaMama A+Vanilla®

(60)
Tên gốc: sữa bột tách béo (sữa bò), sữa toàn phần (sữa bò), sirô mật bắp (thực vật), đường sucrose (thực vật), khoáng chất (Ca carbonat, Ca phosphat, Cu ... [xem thêm]

Insulin

(74)
Tên gốc: InsulinPhân nhóm: Hormone điều trị đái tháo đườngTác dụngTác dụng của thuốc insulin là gì?Insulin tự nhiên là một dạng hormone được các tế bào ... [xem thêm]

Calcitonin cá hồi là gì?

(36)
Tác dụngTác dụng của Calcitonin cá hồi là gì?Calcitonin cá hồi dùng để chưa bệnh loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Calcitonin giúp chắc xương ... [xem thêm]

Thuốc Tobicom®

(31)
Tên gốc: natri chondroitin sulfate, retinol palmitat, choline hydrotartrat, riboflavin, thiamin hydrochlorideTên biệt dược: Tobicom®Phân nhóm: các thuốc nhãn khoa khácTác dụngTác ... [xem thêm]

Thuốc ibopamine

(90)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc ibopamine là gì?Ibopamine là một chất kích thích thần kinh giao cảm, chỉ định cho sự giãn đồng tử, và suy tim nhẹ. Thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN