Những phương pháp truyền thống giúp mẹ mau tăng tiết sữa

(3.76) - 25 đánh giá

Tâm lý chung của hầu hết phụ nữ giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ đó là lo lắng về tình trạng tiết sữa. Những phương pháp truyền thống đơn giản sẽ cứu cánh mẹ trong trường hợp thiếu sữa.

Mẹ không đủ sữa cho con bú là nguyên nhân khiến cho bé chậm phát triển trong giai đoạn đầu đời. Bài viết này sẽ mách mẹ vài phương pháp tăng tiết sữa mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp đầy đủ sữa cho bé yêu.

Dấu hiệu nhận biết bé bú đủ sữa mẹ

Biểu hiện rõ nhất của quá trình sản xuất sữa của cơ thể mẹ là cân nặng và sự phát triển của con. Nếu bé bị sụt cân trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh là hoàn toàn bình thường, nhưng sau đó bé sẽ bắt đầu tăng cân trở lại 3−5 ngày sau khi sinh. Trẻ sơ sinh thường sẽ lấy lại được cân nặng trước khi bé được 14 ngày tuổi.

Một số dấu hiệu sau giúp nhận biết rằng cơ thể mẹ đang sản xuất đủ sữa bao gồm:

  • Khi cho con bú, bạn cảm thấy thoải mái và không có cảm giác đau;
  • Bé đòi bú ít nhất 6−8 lần mỗi ngày;
  • Vú mẹ cảm giác trống và nhẹ nhàng hơn sau khi cho con bú;
  • Bạn có thể nhìn và nghe tiếng bé đang nuốt trong khi đang bú;
  • Bé yêu tự động nhả vú mẹ ra sau khi bú xong.

Ngoài ra, khi mẹ đầy sữa, bé thường đi tiểu ít nhất 7 lần trong một ngày và đi ngoài phân rắn, có màu vàng. Nếu bạn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bé sẽ đi ngoài 7 lần mỗi ngày hay 1 ngày 5 lần thì cũng là hiện tượng rất bình thường. Trong một số trường hợp, bạn nghĩ rằng không thể sản xuất đủ sữa, vấn đề thật sự không phải là bạn sản xuất bao nhiêu sữa mỗi ngày mà là con bạn cần bao nhiêu sữa mỗi ngày.

Cho con bạn bú sữa thường xuyên và đáp ứng nhu cầu của bé là rất quan trọng để kích thích quá trình tăng tiết sữa và duy trì lượng sữa đầy đủ cho con. Nếu trẻ sơ sinh ngủ nhiều, bạn cần đánh thức bé và khuyến khích bé nên bú nhiều hơn. Điều này giúp kích thích vú của bạn sản xuất sữa.

Quá trình sản xuất sữa thường tương ứng với số lượng sữa theo nhu cầu của bé. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu bổ sung sữa bột hay các chất bổ sung khác, cơ thể bạn sẽ sản xuất sữa ít hơn. Nếu bạn cho con bú nhiều hơn, lượng sữa bạn sản xuất ra sẽ nhiều hơn. Nếu bạn lo lắng về cân nặng của bé hay tâm lý của bé khi cơ thể mẹ không sản xuất đủ sữa, tốt nhất là nên tham vấn bác sĩ về vấn đề này để nhận được lời khuyên và có các phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Mẹ có cần ăn uống nhiều hơn để kích thích tuyến sữa?

Điều này phụ thuộc vào việc chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn có ở mức bình thường trước khi bạn mang thai hay không và cân nặng của bạn là bao nhiêu trong thời gian mang thai. Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng thiếu cân hoặc cân nặng bình thường trước khi bạn mang thai thì nên ăn ít hơn bình thường, để đáp ứng nhu cầu calo cho việc cho con bú. Mặt khác, nếu bạn bị thừa cân trước khi mang thai thì không cần bổ sung thêm. Bác sĩ sẽ có thể hướng dẫn bạn về việc có cần thêm calo hay không.

Massage vú có giúp tăng tiết sữa không?

Massage vú sẽ không làm tăng lượng sữa tiết ra, nhưng nó có thể giúp làm thông các ống sữa bị tắc nghẽn, nới lỏng cục u hoặc các vùng cứng ở vú và giảm nguy cơ viêm vú. Tuy nhiên, bạn nên làm rất nhẹ nhàng vì massage mạnh có thể làm tổn thương các tuyến tiết sữa. Tốt nhất là mẹ nên tự làm massage vú để có thể dễ dàng điều chỉnh mức độ.

Có nhiều cách giúp mẹ cải thiện tình trạng sữa cho mẹ. Nếu con yêu của bạn có nhu cầu sữa nhiều thì mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên gia và kết hợp các phương pháp trên để thúc đẩy tuyến sữa làm việc hiệu quả hơn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sếp cũng có thể giúp nhân viên văn phòng giảm đau lưng dưới

(55)
Ước mơ quản lý cả một doanh nghiệp triệu đô không xa vời như bạn nghĩ đâu. Cơ thể quý giá của bạn chính là một doanh nghiệp triệu đô và bạn là ... [xem thêm]

Chăm sóc phục hồi sau khi điều trị tái tạo bề mặt da

(28)
Trong khi các sản phẩm chăm sóc da đòi hỏi một thời gian nhất định để thấy rõ hiệu quả, liệu pháp tái tạo bề mặt da lại có thể làm thay đổi làn da ... [xem thêm]

Thiếu máu khi chạy thận nhân tạo ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

(97)
Bệnh nhân thiếu máu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất sắt, để cơ thể sản sinh ra đủ tế bào hồng cầu cho máu. Hãy cùng Chúng tôi tham ... [xem thêm]

Bố mẹ nên phòng bệnh nấm da cho con ra sao?

(62)
Bệnh nấm da rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời sẽ là điều cần thiết để con có thể sinh hoạt ... [xem thêm]

Ai bảo đàn ông sau 40 không quyến rũ?

(28)
Nếu bạn chú ý đến những thay đổi của sức khỏe phụ nữ tuổi 30 càng sớm, khả năng duy trì vẻ đẹp trẻ trung và đẩy lùi sự lão hóa càng cao đấy!Là ... [xem thêm]

Bắt trend với món cà phê chanh đá, vừa lạ miệng lại còn tốt cho sức khỏe

(68)
Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi khi thức dậy? Hãy pha ngay cho mình một cốc cà phê chanh đá thanh mát, đảm bảo bạn sẽ tỉnh táo tức thì. Thức uống lạ tai ... [xem thêm]

Hút thuốc gây đau tim và tai biến mạch máu não

(74)
Làn da lão hóa, nhăn nheo, màu da không đều màu và hình thành mụn trứng cá là những tác hại phổ biến từ việc hút thuốc lá khiến làn da của bạn phải ... [xem thêm]

Trẻ mắc bệnh động kinh có thể đi học không?

(69)
Bệnh động kinh có thể làm cho con bạn cảm thấy việc học ở trường trở nên khó khăn. Ví dụ, nếu con bạn lên cơn động kinh hoặc cần uống thuốc ngay lập ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN