Cha mẹ cần làm gì khi con bị sốt?

(3.7) - 90 đánh giá

Sốt là 1 triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất tại các phòng khám nhi khoa, nên nhớ sốt chỉ là triệu chứng của 1 bệnh nào đó, cần tìm ra nguyên nhân gây sốt để quyết định trị liệu bằng thuốc hay đơn thuần dùng hạ sốt và theo dõi.

Làm gì khi con bị sốt

Kiểm tra nhiệt độ cho con: bạn hãy dùng 1 nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế điện tử kẹp vào nách hoặc đặt vào hậu môn. Nếu bạn dùng nhiệt kế điện tử sau khi nghe tiếng BIP bạn hãy kiểm tra, còn dùng nhiệt kế thuỷ ngân bạn để khoảng 5 phút, thấy vach trắng thuỷ ngân không nhảy lên tiếp thì bạn kiểm tra. Có 3 mức độ sốt như sau:

  • Sốt nhẹ: từ 37.5 tới 38 độ C: cởi thoáng áo quần, cho uống nhiều nước, 30p – 1h sau kiểm tra lại nhiệt độ.
  • Sốt vừa: 38 độ tới 38.5 độ C: cởi thoáng áo quần, uống nhiều nước, với các bé có tiền sử co giật do sốt, hay bé tỏ vẻ bứt rứt, mệt mỏi, cáu bẳn nhiều có tể dùng thuốc hạ sốt. Ba mẹ chỉ nên dùng MỘT loại thuốc hạ sốt là Paracetamol. Có nhiều hãng với tên gọi khác nhau như efferagan, hapacol, panadol, cobifen…… bạn tính theo cân nặng trung bình 15mg/kg/lần, cách 4 giờ có thể dùng 1 lần. Không nên trà chanh hay nước đá, miếng dán hạ sốt cũng không cần thiết. Có thể dùng nước hơi ấm lau người cho con 5 – 10 phút.
  • Sốt cao: sốt trên 38.5 độ C: cởi thoáng áo quần, cho thuốc hạ sốt như trên, uống nhiều nước. Sau 30 phút thấy trẻ không hạ sốt, pha nước âm ấm lau khắp mình mẩy cho con tầm 15 phút bé sẽ hạ sốt, sau đó cho bé đi khám bác sĩ.

Lưu ý

  • Lấy nhiệt độ tại nách bạn hãy lấy số hiển thị trên nhiệt kế cộng thêm 0.5 độ sẽ được nhiệt đô cơ thể bé, nếu ở hậu môn bạn không cần cộng.
  • Không sử dụng ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Hãy kiểm tra: bàn tay, chân, toàn thân trẻ để phát hiện ban nếu có. Nếu xuất hiện ban đỏ dù ở đâu bạn cũng nên đi bác sĩ kiểm tra.cũng nhớ kiểm tra nướu răng trẻ.
  • Nếu trẻ co giật: hãy bình tĩnh, đa số co giật do sốt ở trẻ là lành tính và bé cũng không cắn vào lưỡi.
  • HÃY:
    • Cởi hết áo quần
    • Đặt trẻ trên giường cứng, đặt trẻ nằm nghiêng bên phải, cổ hơi ngửa, lau chùi dãi nhớt, lấy nước ấm lau cho trẻ cơn giật sẽ tự nó nhanh chóng qua nhanh
    • Nếu có viên hạ sốt đặt hậu môn thì nhét 1 viên vào sâu hậu môn trẻ. KHÔNG ôm ghì con, không xát chanh, đổ chanh vào miệng bé . Sau cơn giật bé sẽ ngủ bạn hãy đưa bé nhập viện.
  • Nếu trẻ có co giật, rối loạn tinh thần: kích thích nhiều hay ngủ gà, li bì, phát ban trên người dù sốt nhẹ bạn cũng cần cho trẻ đi khám bác sĩ.
  • Hãy yêu cầu bác sĩ cho bé xét nghiệm máu nếu:
    • Bạn quá lo lắng, trẻ sốt cao liên tục khó hạ, sốt kèm phát ban, co giật.
    • Bác sĩ nói không tìm thấy ổ nhiễm trùng.
    • Trẻ sốt cao mà bác sĩ nói sốt siêu vi nhưng không thấy có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên.
    • Trẻ sốt quá 3 ngày, sang cuối ngày thứ 3 mà trẻ vẫn sốt cao….
    • Bạn cũng nói cho bác sĩ biết bạn lo sợ con bạn bị bệnh gì chẳng hạn: sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng… bác sĩ sẽ cho bạn lời giải thích rõ ràng…
  • Thông thường trẻ có thể sốt đến 3 ngày, bạn không nên quá nóng vội vì tại sao uống thuốc bác sĩ 1 – 2 liều không cắt sốt…..hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn, theo dõi 1 số dấu hiệu đặc biệt mà bác sĩ đã dặn bạn.
  • Có 1 số bác sĩ cho con bạn 2 loại thuốc hạ sốt: ibuprofen và paracetamol, dặn uống xen kẽ, Ibuprofen uống theo giờ cứ 6 tiếng 1 lần sau ăn, paracetamol uống khi sốt cao 4 giờ 1 lần. Theo tôi đó là 1 cách hay nên áp dụng cho trẻ có tiền sử co giật do sốt, sốt cao liên tục khó hạ. 1 số bác sĩ dặn sốt cao thì uống paracetamol trước sau 30 phút đến 1h không hạ thì uống thêm ibuprofen….cả 2 cách đều không sai, nhưng theo tôi nên áp dụng cách 1.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/309771652553695

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng

(26)
Khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng Dạo này, rất nhiều tay chân miệng. Nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cũng bị. Nghe trong bệnh viện có mấy ca rất nặng. ... [xem thêm]

Bé có bị còi xương hay không?

(81)
Còi xương là chuyện của ngày xưa chứ giờ trẻ khó mà còi xương lắm – Vì bây giờ sữa đủ, vitamin D đủ, phụ huynh biết phơi nắng biết chăm bé rồi Bây ... [xem thêm]

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ

(42)
Dính thắng lưỡi là gì? Dính thắng lưỡi là một tật bẩm sinh thường gặp, do dây thắng lưỡi ngắn làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. ... [xem thêm]

Phân của bé khi nào đáng lo

(24)
Phân của trẻ Bé dưới 6 tháng hay còn bú: có bé đi sẹt sẹt ngày vài lần, có bé 2, 3 ngày mới đi cầu. Không nên hoảng hốt khi bé đỏ mặt, nhăn nhó, càu ... [xem thêm]

Những điều cần biết về sữa mẹ

(60)
Nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng ở Việt Nam chưa tới 20% bà mẹ cho bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu Nếu mẹ ăn uống đầy đủ thì sắt, vitamin ... [xem thêm]

Những đồ uống nên tránh ở trẻ dưới 1 tuổi

(92)
Nhìn chung những thức uống sau nên tránh ở trẻ em dưới 1 tuổi trừ những trường hợp có chỉ định y khoa đặc biệt. Sữa bò toàn phần (sữa công thức khác ... [xem thêm]

Kháng sinh và viêm đường hô hấp trên

(86)
Hầu như tất cả các bác sĩ, dược sĩ đều thuộc nằm lòng rằng hơn 90% các viêm hô hấp trên trong những ngày đầu được gây ra bởi virus . Và họ đều biết ... [xem thêm]

Làm sao để có xương khỏe mạnh và chiều cao tối ưu?

(31)
Xưa ăn không đủ nó có ai quan tâm chuyện làm thế nào để có ngoại hình cao ráo về sau. Giờ mới thấy, cao thêm vài cm có khi thay đổi cả cuộc đời. Giờ già ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN