Dính thắng lưỡi là gì?
Dính thắng lưỡi là một tật bẩm sinh thường gặp, do dây thắng lưỡi ngắn làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Tật này có thể có tính gia đình.
Dính thắng lưỡi gây hậu quả gì?
Cử động của lưỡi giúp cho việc phát âm và nhào trộn thức ăn, do đó tùy mức độ ngắn của dây thắng lưỡi, chức năng phát âm (nói) và ăn uống của trẻ có thể bị ảnh hưởng.
Tật dính thắng lưỡi có thường gặp không?
Các con số khá thay đổi tùy thuộc vào dân số nghiên cứu và định nghĩa cũng như tiêu chuẩn chẩn đoán dính thắng lưỡi mỗi nơi lại khác nhau.
Một cách tổng quát, tần suất dao động từ 1- 10 % số trẻ.
Trẻ nào hay bị dính thắng lưỡi?
Trẻ trai có tần suất dính thắng lưỡi cao hơn trẻ gái, tỉ lệ Trai/ gái = 1,5/1- 2,6/1
Nhận biết dính thắng lưỡi như thế nào?
- Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện có thể thay đổi, bao gồm:
- Dây thắng lưỡi ngắn bất thường, dính vào ngay đầu lưỡi hoặc cạnh đầu lưỡi
- Khó đưa lưỡi lên chạm vào răng cửa hàm trên
- Không thể đưa đầu lưỡi quá 1-2 mm ra khỏi răng cử hàm dưới
- Khó khăn khi đưa lưỡi chuyển động sang 2 bên
- Khi thè lưỡi ra ngoài thấy hình trái tim
Chẩn đoán xác định dính thắng lưỡi bằng cách đo chiều dài của thắng lưỡi từ chỗ bám vào sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi nhỏ hơn 16 mm.
Mức độ nặng của dính thắng lưỡi
- Độ 1 : dính nhẹ, độ dài 12- 16 mm
- Độ 2 : dính trung bình, độ dài 8 -11 mm
- Độ 3 : dính nặng, độ dài 3- 7 mm
- Độ 4 : dính rất nặng : dưới 3 mm
Cắt hay không cắt?
- Dính độ 1-2 : theo dõi thêm
- Dính độ 3-4 : cắt
Khi nào nên cắt?
Nếu có chỉ định (độ 3, 4) thì thời điểm cắt tốt nhất là lúc 3 tháng tuổi
Cắt như thế nào?
Đa số chỉ cần gây tê tại chỗ có thể thực hiện tại phòng nha
Gây mê toàn thân: nhập viện để tiến hành
Cắt bằng gây tê có thể về trong ngày, giảm đau sau cắt bằng thuốc giảm đau thong thường (Paracetamol, ibuprofen). Có thể bú mẹ hay uống sữa lạnh 30 phút sau cắt
Theo dõi sau phẫu thuật
Tái khám sau 1 tuần và sau 1 tháng để đánh giá kết quả phẫu thuật và khả năng phục hồi chức năng của lưỡi
Với độ 1-2 mỗi 3-4 tháng nên khám lại để đánh giá chức năng của lưỡi.