Kiệt sức do nhiệt

(4.47) - 46 đánh giá

Tìm hiểu chung

Kiệt sức do nhiệt là bệnh gì?

Kiệt sức do nhiệt là tình trạng bệnh liên quan đến nhiệt có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao và thường đi kèm với tình trạng mất nước.

Kiệt sức do nhiệt gồm có hai loại:

  • Cạn kiệt nước: dấu hiệu bao gồm khát nước quá mức, suy nhược, đau đầu và mất ý thức;
  • Cạn kiệt muối: dấu hiệu bao gồm buồn nôn và nôn, vọp bẻ và chóng mặt.

Mặc dù kiệt sức do nóng không nghiêm trọng như sốc nhiệt, nhưng đây cũng không phải là bệnh nhẹ. Nếu không có sự can thiệp thích hợp, bệnh có thể dẫn đến sốc nhiệt, có thể gây tổn hại não bộ và cơ quan quan trọng khác và thậm chí gây tử vong.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh kiệt sức do nhiệt là gì?

Các triệu chứng thường gặp của kiệt sức do nhiệt bao gồm:

  • Nhầm lẫn;
  • Nước tiểu sẫm màu (dấu hiệu của mất nước);
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Vọp bẻ (chuột rút);
  • Buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy;
  • Da nhợt nhạt;
  • Đổ nhiều mồ hôi;
  • Tim đập loạn nhịp;
  • Da lạnh, ẩm với nổi da gà khi tiếp xúc với nhiệt;
  • Mạch nhanh, yếu;
  • Huyết áp thấp khi đứng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu nghĩ rằng mình đang gặp phải kiệt sức do nhiệt, bạn nên:

  • Dừng tất cả các hoạt động và nghỉ ngơi;
  • Di chuyển đến một nơi mát hơn;
  • Uống nước lạnh hoặc nước điện giải. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh kiệt sức do nhiệt?

Nguyên nhân gây ra kiệt sức do nhiệt là cơ thể không tự làm mát. Khi thời tiết nóng, cơ thể sẽ tiết mồ hôi để giúp điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, khi bạn tập thể dục quá mức hoặc gắng quá sức trong thời tiết nóng, ẩm, cơ thể ít có khả năng tự làm mát. Kết quả là, bạn bị vọp bẻ do nhiệt, biểu hiện nhẹ nhất của bệnh liên quan đến nhiệt. Bạn thường có thể tự điều trị vọp bẻ do nhiệt bằng cách uống các chất lỏng hoặc nước uống có chứa chất điện giải, nghỉ ở nơi mát hơn, chẳng hạn như nơi có máy điều hòa không khí hoặc bóng râm mát.

Bên cạnh thời tiết nóng và hoạt động gắng sức, các nguyên nhân khác gây ra kiệt sức do nhiệt bao gồm:

  • Mất nước, làm cơ thể giảm khả năng đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ bình thường;
  • Uống rượu, có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể điều chỉnh nhiệt độ;
  • Mặc quần áo quá nhiều, đặc biệt là quần áo khó bốc hơi mồ hôi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh kiệt sức do nhiệt?

Kiệt sức do nhiệt là tình trạng rất phổ biến và có thể cảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh kiệt sức do nhiệt?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải kiệt sức do nhiệt, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, người lớn trên 65 tuổi có nguy cơ cao hơn mắc kiệt sức do nhiệt. Ở trẻ, khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể vẫn chưa phát triển đầy đủ và có thể bị giảm do bệnh tật, thuốc hoặc các yếu tố khác;
  • Một số loại thuốc: các loại thuốc có ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của cơ thể và đáp ứng với nhiệt, bao gồm một số thuốc dùng để điều trị cao huyết áp và bệnh lý (thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu), thuốc làm giảm các triệu chứng dị ứng (kháng histamin), thuốc an thần hoặc thuốc giảm các triệu chứng tâm thần như ảo giác (thuốc chống loạn thần). Ngoài ra, một số loại thuốc bất hợp pháp, chẳng hạn như cocaine và chất kích thích, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể;
  • Béo phì: cân nặng quá mức có thể ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ và làm cơ thể giữ nhiệt nhiều hơn;
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột: nếu không quen với nhiệt, bạn dễ mắc phải những căn bệnh liên quan đến nhiệt, chẳng hạn như kiệt sức do nhiệt. Nếu đi du lịch đến những vùng nóng, bạn sẽ có nguy cơ cao bị bệnh liên quan đến nhiệt vì cơ thể chưa từng tiếp xúc với nhiệt độ cao;
  • Chỉ số nhiệt độ cao: khi độ ẩm cao, mồ hôi không thể bay hơi dễ dàng và cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc làm mát, khiến cho bạn dễ bị kiệt sức do nhiệt và say nắng. Khi chỉ số nhiệt là 330C hoặc cao hơn, bạn nên cẩn thận giữ cơ thể luôn mát mẻ.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh kiệt sức do nhiệt?

Nếu bạn cần điều trị, nhân viên y tế phải chắc chắn rằng bạn bị kiệt sức do nhiệt. Bạn có thể được đo nhiệt độ để xác định chẩn đoán và loại trừ tình trạng sốc nhiệt. Nếu bác sĩ nghi ngờ kiệt sức có thể dẫn đến sốc nhiệt, bạn có thể cần xét nghiệm bổ sung, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ natri hoặc kali thấp trong máu và hàm lượng các chất khí trong máu;
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra nồng độ và thành phần nước tiểu, chức năng thận, có bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt hay không;
  • Xét nghiệm chức năng cơ để kiểm tra tình trạng tiêu hủy cơ vân, một chấn thương mô cơ nghiêm trọng;
  • Xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra tổn thương ở cơ quan nội tạng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh kiệt sức do nhiệt?

Nếu bạn không cảm thấy tốt hơn trong vòng một giờ tự điều trị, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể được tiêm tĩnh mạch (IV) dịch để giúp bù nước. Tắm trong nước lạnh, phun sương làn da, ngồi trước quạt, sử dụng khăn ướp lạnh hoặc nước đá và chăn làm mát có thể giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh kiệt sức do nhiệt?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. Tốt nhất là bạn nên đến nơi có máy lạnh hoặc tìm chỗ bóng râm hay ngồi ở trước quạt, tựa lưng và nâng hai chân lên cao hơn so với ngực;
  • Uống nhiều nước mát. Bạn nên uống nhiều nước hoặc nước chứa điện giải. Bên cạnh đó, bạn không được sử dụng bất kỳ loại đồ uống có cồn vì có thể góp phần làm cơ thể mất nước;
  • Hãy thử các biện pháp làm mát. Nếu có thể, bạn hãy tắm, ngâm mình trong bồn nước mát hoặc đặt khăn lạnh trên da;
  • Nới lỏng quần áo. Bạn hãy bỏ bớt quần áo không cần thiết, mặc đồ nhẹ và không bó buộc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tâm lý – Thần kinh

(60)
Định nghĩaTrong tiếng Anh, thuật ngữ “mental health” thường được dùng để chỉ các bệnh tâm thần và các vấn đề liên quan đến sức khỏe ... [xem thêm]

Hội chứng kém hấp thu

(76)
Tìm hiểu về hội chứng kém hấp thuHội chứng kém hấp thu là gì?Khi bạn ăn những thực phẩm lành mạnh, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin ... [xem thêm]

Thận ứ nước

(45)
Định nghĩaThận ứ nước là bệnh gì?Thận ứ nước là tổn thương khi thận bị giãn nở hoặc sưng to lên vì nước tiểu bị tắc nghẽn ứ đọng lại trong ... [xem thêm]

Viêm thận mủ

(69)
Tìm hiểu chungBệnh viêm thận mủ là gì?Bệnh viêm thận mủ là một nhiễm trùng thận, trong đó vi trùng – vi khuẩn hoặc nấm – lây nhiễm thận, đi lên từ ... [xem thêm]

Mất nước

(94)
Tìm hiểu chungMất nước là gì?Mất nước là tình trạng lượng nước bị mất ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nhập vào. Sự mất cân bằng ... [xem thêm]

Dễ tụ huyết khối

(89)
Định nghĩaChứng dễ tụ huyết khối (tăng đông, dễ đông máu) là gì?Chứng dễ tạo huyết khối, hay còn gọi là tình trạng tăng đông hoặc chứng dễ đông ... [xem thêm]

Viêm màng não mô cầu

(58)
Tìm hiểu chungViêm màng não mô cầu là bệnh gì?Viêm màng não mô cầu là tình trạng viêm màng bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não rất nghiêm trọng và có ... [xem thêm]

Xóa nhiễm sắc thể 10p

(26)
Tìm hiểu chungXóa nhiễm sắc thể 10p là gì?Xóa nhiễm sắc thể 10p là một rối loạn nhiễm sắc thể hiếm gặp trong đó đầu mút nhánh ngắn (nhánh p) của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN