Cẩn thận khi quyết định chọn đỡ đẻ bằng kẹp forceps

(3.65) - 97 đánh giá

Phụ nữ mang thai thường mong muốn mình có thể sinh con tự nhiên, suôn sẻ. Tuy nhiên, đôi khi có những điều bất ngờ xảy ra trong phòng sinh mà bạn không thể ứng biến được. Đỡ đẻ bằng kẹp forceps là một thủ thuật y khoa thường gặp, nhưng tại sao bác sĩ lại dùng nó? Muốn biết, bạn hãy đọc bài viết của Chúng tôi nhé.

Bác sĩ sẽ quyết định đỡ đẻ bằng kẹp forceps khi bạn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh như tim thai bất thường, bạn có huyết áp cao hoặc bị bệnh tim. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây thương tích cho cả bạn lẫn bé.

Nguy cơ khi sinh đỡ đẻ bằng kẹp forceps

Chị Kim Thanh, 37 tuổi, TP. HCM, chia sẻ lần sinh đứa con đầu tiên, bác sĩ đỡ đẻ bằng kẹp forceps đã khiến chị bị ám ảnh đến suốt cuộc đời. Chị bị chảy máu nặng và âm đạo bị rách ở mức độ 3. 16 tháng sau khi sinh, chị bị trầm cảm nghiêm trọng. Chấn thương này đã khiến cơ xương chậu bị rách ra khỏi xương, khiến bàng quang và tử cung không còn được hỗ trợ. Mặc dù đã qua 5 năm nhưng chị không thể mang thai và cũng hạn chế chơi thể thao, điều mà chị rất thích trước đây.

Chị thấy mình trở nên già nua. Điều này còn khiến cuộc sống của chị bị đảo lộn, thậm chí chị còn không thể chạy nhảy với bé cưng của mình nữa.

Những nguy hiểm khi đỡ đẻ bằng kẹp forceps

Chị Kim Thanh hồi tưởng lại khoảnh khắc mà chị buộc phải lựa chọn giữa việc sinh con bằng kẹp forceps và sinh mổ. Chị đã chọn sinh con bằng kẹp forceps vì chị chỉ biết những rủi ro liên quan đến sinh mổ chứ không biết nhiều về việc sinh con bằng kẹp forceps.

Không ai nói cho chị Thanh biết về những rủi ro khi sinh con bằng kẹp forceps. Nếu biết những rủi ro này, chị nghĩ mình sẽ cân nhắc đến việc lựa chọn sinh mổ. Dưới đây là một số rủi ro mà bạn nên biết:

Rủi ro cho mẹ

  • Vết rách âm đạo nghiêm trọng khi sinh con bằng kẹp forceps sẽ phải mất khá nhiều thời gian mới có thể lành lại. Trong một số trường hợp, các thương tích này cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật.
  • Các vấn đề về việc đi tiêu và đi tiểu sau khi sinh.

Rủi ro cho bé

  • Bé có thể bị trầy xước, va đập trên đầu hoặc mặt bé. Những điều này có thể mất đến vài tuần mới lành.
  • Đầu sưng hoặc biến dạng sau khi sinh. Điều này sẽ biến mất trong vòng 1 – 2 ngày sau khi sinh.
  • Chấn thương thần kinh do áp lực của kẹp, có thể gây rạn da tạm thời.
  • Các vết cắt và chảy máu do kẹp gây ra, mặc dù tỷ lệ này rất hiếm.
  • Tổn thương bên trong cũng có thể xảy ra (dù rất hiếm).

Dù những nguy cơ này rất hiếm nhưng bạn vẫn nên thảo luận với bác sĩ. Điều quan trọng là bạn cần phải có sự hiểu biết về những phương pháp sinh con để có thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Khi nào dùng kẹp forceps an toàn?

Có một số yêu cầu khi sinh con bằng kẹp forceps mà bạn nên biết:

  • Nước ối bị vỡ
  • Đầu của bé nằm ở một vị trí đặc biệt trong kênh sinh
  • Xương chậu của mẹ và kích thước của bé vừa với nhau
  • Có các biện pháp gây tê
  • Có các dụng cụ hỗ trợ
  • Bác sĩ có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ bằng kẹp forceps
  • Người mẹ có nguy cơ buông xuôi nếu không dùng kẹp forceps
  • Người mẹ hiểu rõ việc dùng kẹp và đồng ý với nó.

Không nên dùng kẹp forceps nếu những yêu cầu trên không được đáp ứng.

Kẹp forceps cần được đặt đúng vị trí để tránh chấn thương

Nếu bác sĩ phải đỡ đẻ bằng kẹp forceps thì điều quan trọng là kẹp phải được đặt đúng vào đầu của bé để tránh chấn thương. Bác sĩ phải đặt vào vị trí mà không gây thương tích và tổn thương cho trẻ sơ sinh. Nếu đặt không đúng, áp lực đè lên đầu đứa trẻ sẽ tăng lên, có thể dẫn đến nhiều vấn đề như chảy máu trong não. Ngoài ra, còn có các vấn đề tiềm ẩn khác có thể xảy ra như biến dạng xương mặt, sưng não, tổn thương não, động kinh…

Mặc dù việc đỡ đẻ bằng kẹp forceps càng ngày càng ít nhưng trong một số trường hợp bắt buộc bác sĩ vẫn phải dùng nó. Trong trường hợp thai nhi bị nghi ngờ là tổn thương não do kẹp forceps gây ra, bạn cần cho bé đi khám tổng quát. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét đến việc mổ lấy thai thay vì dùng kẹp forceps bởi điều này đôi khi gây ra ít rủi ro hơn so với việc dùng kẹp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Danh sách các thực phẩm giàu omega-3 cho gia đình

(58)
Mặc dù thực phẩm chức năng omega-3 xuất hiện ngày càng nhiều nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm thấy nguồn thực phẩm giàu omega-3 ngay trong tự nhiên.Omega-3 là ... [xem thêm]

8 dấu hiệu đau tim trước 1 tháng bạn nên lưu ý

(21)
Bạn không làm gì nặng nhưng vẫn đổ mồ hôi nhiều và bạn không mấy quan tâm? Đừng xem nhẹ vì đó có thể là dấu hiệu đau tim trước 1 tháng sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

5 vitamin cần thiết để gan khỏe mạnh

(68)
Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ gửi đến bạn tên các loại vitamin cần thiết cho gan mà bạn nên nạp vào cơ thể vừa đủ để giúp gan luôn khỏe mạnh và ... [xem thêm]

Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả

(48)
Tình trạng đau bụng khiến con yêu luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này có thể làm trẻ biếng ăn dẫn đến chậm lớn. Bố mẹ hãy cùng Chúng tôi tham ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi điều trị ung thư vòm họng

(95)
Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng nếu nhận biết sớm sẽ giúp bạn dễ dàng điều trị, thậm chí có thể hồi phục bệnh gần như hoàn toàn.Ung thư vòm ... [xem thêm]

Đường huyết tăng cao: Thủ phạm không ai ngờ tới

(69)
Nhiều người thường nghĩ ăn uống đồ ngọt mới khiến đường trong máu cao. Tuy nhiên, còn một thủ phạm nữa mà ít ai ngờ đến là những loại thuốc khác mà ... [xem thêm]

8 tuyệt chiêu giúp bạn có làn da đẹp tự nhiên

(76)
Làn da đẹp tự nhiên vừa mịn màng lại hồng hào một cách khỏe mạnh mà chẳng cần đến mỹ phẩm trang điểm. Nếu bạn đã từng thử nhiều dòng mỹ phẩm ... [xem thêm]

9 nguyên nhân khiến bạn đau bụng dưới khi mang thai

(31)
Thông thường, hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai bắt đầu diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và cảm giác giống như đau bụng kinh. Tuy nhiên, một số ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN