Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả

(3.7) - 48 đánh giá

Tình trạng đau bụng khiến con yêu luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này có thể làm trẻ biếng ăn dẫn đến chậm lớn. Bố mẹ hãy cùng Chúng tôi tham khảo một số cách giảm đau bụng cho trẻ dưới đây.

Trẻ có thể bị đau bụng vì nhiều lý do, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy, căng thẳng, ăn quá nhiều, ngộ độc thực phẩm, dị ứng thức ăn và nghiêm trọng hơn cả là viêm ruột thừa. Cơn đau sẽ làm bé uể oải, ăn không ngon, ngủ ít. Tuy nhiên, một số mẹo nhỏ trong bài viết sau sẽ giúp bạn biết cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ để con mau chóng phục hồi.

6 cách giảm đau bụng cho trẻ tại nhà

Bạn hãy thử áp dụng một số cách giảm đau bụng cho con sau:

Cách 1: Chườm ấm vùng bụng

Bạn hãy dùng khăn ấm hoặc bình nước ấm và áp lên vùng bụng của con hay nơi nào bé cảm thấy đau. Cố gắng giữ cho bé nằm thẳng thay vì nằm nghiêng. Giữ khăn trong vòng 15 phút, lặp lại vài lần trong ngày. Ngoài ra, bạn nên ngồi bên cạnh con và kiểm tra độ nóng của khăn hay bình nước để tránh bé bị bỏng nhé.

2. Massage bụng

Bạn nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng của bé theo chuyển động tròn trong khoảng 15 phút, lặp lài vài lần mỗi ngày. Phương pháp này có thể giúp làm giảm tình trạng đau bụng do táo bón ở trẻ em.

3. Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống của con trong vài ngày khi bé đang bị đau bụng. Bạn nên bỏ qua những món ăn cay và cho bé uống nước ấm cùng với thức ăn thanh đạm đến khi bé bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Những thực phẩm này có thể bao gồm nước, cháo, súp, trà gừng…

4. Cho trẻ dùng thuốc giảm đau

Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau nếu bé cảm thấy quá khó chịu. Cho con uống thuốc với liều lượng thích hợp theo hướng dẫn trên chai thuốc dựa vào độ tuổi hay cân nặng của bé.

5. Giúp tinh thần bé thoải mái

Một bí quyết khi chữa đau bụng cho trẻ nhỏ nữa là hãy để tinh thần bé được thoải mái nhất có thể. Nếu được, bạn nên ôm ấp con và dành thời gian với bé để giúp bé giảm stress cũng như làm con phân tâm không còn nhớ mình đang bị đau bụng. Lúc này, bạn có thể cùng con xem phim hoạt hình hoặc chơi trò chơi trên thiết bị điện tử.

6. Cho bé vận động ngoài trời

Một phương pháp khác để giúp trẻ nhỏ giảm đau bụng là đưa bé ra ngoài chơi và vận động cơ thể. Hãy khuyến khích con đi bộ, đạp xe… Những hoạt động này giúp kích thích đường tiêu hóa của bé. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhắc nhở bé không nên chạy nhảy quá sức vì nếu vận động quá mạnh sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Sau khi bạn đã áp dụng các cách giảm đau bụng như trên mà bé vẫn không hết đau bụng hay tình trạng đau bụng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Thực phẩm giúp giảm đau bụng cho trẻ

Một số thực phẩm có thể giúp trẻ giảm đau bụng mà bố mẹ có thể áp dụng cho con:

1. Cho trẻ ăn sữa chua

Khi trẻ nhỏ bị đau bụng, bạn hãy cho con ăn nhẹ bằng món sữa chua. Món ăn này chứa nhiều chất trung hòa tuyệt vời để giúp bé thoát khỏi tình trạng đau bụng. Nếu cơn đau liên quan đến bệnh tiêu chảy, thì những vi khuẩn tốt có trong sữa chua sẽ giúp bù đắp lượng chất dinh dưỡng trong dạ dày và ruột của bé đang bị mất đi. Chúng sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng, cho phép cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn thay vì thải ra.

2. Trà hoa cúc

Một tách trà hoa cúc có thể có hiệu quả trong việc giảm sự co bóp của dạ dày. Hoa cúc là liều thuốc an thần và chống viêm đến từ thiên nhiên. Trà hoa cúc sẽ giúp thư giãn các cơ bụng và giảm bớt đau bụng.

3. Mật ong

Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, đường và carbohydrate. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong do nguy cơ bị ngộ độc. Nếu bé trong độ tuổi tập đi, bạn có thể pha trà có thêm chút mật ong để gia tăng hương vị và làm dịu dạ dày.

Lời khuyên cho bố mẹ khi trẻ bị đau bụng

Để ngăn ngừa tình trạng đau bụng ở trẻ nhỏ, bạn nên đảm bảo con ngủ nhiều, ăn thực phẩm giàu chất xơ, rửa tay thường xuyên, tránh ăn quá no trước khi đi ngủ.

Đối với tình trạng đau bụng nặng kèm theo nôn mửa, sốt và ăn mất ngon, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ khám. Cơn đau xuất hiện phía dưới rốn và bên phải có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Trong trường hợp đó, trẻ cần được điều trị ngay lập tức.

Trên đây là một số chia sẻ về cách giảm đau bụng cho trẻ tại nhà. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Tìm hiểu nguyên nhân bé bị đau bụng và cách phòng ngừa” để phòng ngừa đau bụng cho trẻ.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn cách khử mùi hôi giày cực đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

(16)
Nếu phải liệt kê ra những vật dụng cần thiết trong cuộc sống ngày nay, chắc chắn không thể thiếu những đôi giày. Tuy vậy, có một điều rằng nếu mang ... [xem thêm]

Đối phó với tăng cân khi bỏ thuốc lá

(65)
Khi cai thuốc lá, cân nặng của bạn sẽ thay đổi. Đa số người bỏ thuốc lá đều tăng cân và có trường hợp tăng đến 10 kg! Nếu bạn nhận thấy mình nặng ... [xem thêm]

Lợi ích từ việc nấu ăn tại nhà

(64)
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta luôn quay cuồng với công việc và đôi khi không còn đủ thời gian để chuẩn bị những bữa ăn trong ngày. Thức ăn nhanh hay ... [xem thêm]

Tất tần tật về cân nặng và sự phát triển của bé 14 tháng tuổi

(48)
Bé 14 tháng tuổi sẽ rất hiếu động và luôn muốn được khám phá thế giới cũng như đang dần học cách biểu lộ cảm xúc của mình đến người lớn.Khi bé ... [xem thêm]

Vì sao ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao ở trẻ nhỏ?

(62)
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ giấc giúp tăng chiều cao, ngược lại trẻ thiếu ngủ sẽ chậm lớn ... [xem thêm]

Bà bầu xem phim kinh dị có gây ảnh hưởng đến thai nhi?

(81)
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên tránh xem phim kinh dị bởi cảm giác căng thẳng khi xem phim có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Mang thai ... [xem thêm]

Sự khác biệt giữa bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

(40)
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp) với viêm khớp dạng thấp. Mặc dù có một vài đặc điểm khá giống nhau nhưng mỗi ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của thuốc Myonal bạn cần biết

(19)
Myonal là một phương thuốc công hiệu trong điều trị các triệu chứng liên quan đến cơ. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc này cũng kèm theo những tác dụng phụ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN