Thuốc Transamin®

(3.5) - 36 đánh giá

Biệt dược: Transamin

Hoạt chất: Axit tranexamic

Thuốc này có tác dụng chống chảy máu, được bào chế với nhiều dạng cùng hàm lượng khác nhau như:

  • Viên nang Transamin 250mg: chứa 250mg axit tranexamic
  • Viên nén Transamin 500mg: chứa 500mg axit tranexamic
  • Dung dịch tiêm: axit tranexamic 250mg/5ml

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Transamin là gì?

Transamin được chỉ định trong các trường hợp có xu hướng chảy máu do tăng tiêu fibrin toàn thân trong:

  • Bệnh bạch cầu
  • Thiếu máu bất sản
  • Ban xuất huyết
  • Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật

Dùng điều trị chảy máu bất thường do tăng tiêu fibrin tại chỗ trong những trường hợp sau:

  • Chảy máu phổi
  • Chảy máu cam
  • Chảy máu âm đạo, rong kinh
  • Chảy máu thận
  • Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật tuyến tiền liệt

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Transamin cho người lớn như thế nào?

Đường uống:

  • Liều thông thường: uống từ 750–2000mg mỗi ngày, chia làm 3 hoặc 4 lần.
  • Liều có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào tuổi và triệu chứng bệnh, như trong chỉ định rong kinh, liều khuyến cáo là 1g/ ngày.

Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp:

  • Thông thường dùng liều 250–500mg mỗi ngày, 1 hoặc 2 lần.
  • Chảy máu bất thường trong hoặc sau phẫu thuật hay liên quan đến tăng tiêu fibrin tại chỗ: có thể dùng 500–1000mg tiêm tĩnh mạch hoặc 500–2500mg tiêm truyền nhỏ giọt mỗi lần theo chỉ định.

Liều dùng thuốc cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Transamin như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Thuốc tiêm sẽ được nhân viên y tế thực hiện tiêm hoặc truyền thuốc cho bạn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn nên gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như chỉ dẫn, không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Transamin?

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Transamin bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Buồn ngủ
  • Đau ngực/đau hàm
  • Dau cánh tay trái
  • Thở dốc đột ngột, ho ra máu, ngất xỉu

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác động không mong muốn nào khi dùng thuốc, hay thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Transamin, bạn nên lưu ý những gì?

Thuốc chống chỉ định cho:

  • Bệnh nhân có huyết khối
  • Người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Những trường hợp cần thận trọng khi sử dụng thuốc này là:

  • Bệnh nhân có huyết khối (như huyết khối não, nhồi máu cơ tim, viêm tĩnh mạch huyết khối…) và ở những bệnh nhân huyết khối có thể xảy ra
  • Bệnh nhân có bệnh đông máu do dùng thuốc (đồng thời sử dụng với heparin…)
  • Bệnh nhân hậu phẫu, nằm bất động và bệnh nhân đang được băng bó cầm máu
  • Bị suy thận, người cao tuổi

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Transamin có thể tương tác với những thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Transamin bao gồm:

  • Chất làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như warfarin, heparin
  • Thuốc ngăn ngừa chảy máu (bao gồm phức hợp yếu tố IX, thuốc ức chế đông tụ)
  • Thuốc gây đông máu
  • Batroxobin
  • Estrogen, ngừa thai nội tiết như viên thuốc, miếng dán, vòng ngừa thai

Thuốc Transamin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Thuốc Transamin có thể tương tác với tình trạng sức khỏe nào?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Transamin như thế nào?

Bảo quản thuốc Transamin theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn từ nhà sản xuất. Đối với thuốc dùng đường uống, bạn để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC. Dạng thuốc tiêm sẽ được bảo quản tại các cơ sở y tế theo đúng quy định.

Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Betnovate®

(365)
... [xem thêm]

Visine® Original Redness Relief

(32)
Tên gốc: tetrahydrozolineTên biệt dược: Visine® Original Redness ReliefPhân nhóm: thuốc giảm sung huyết, gây tê, kháng viêm trong nhãn khoaTác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Pacific Ketoprofen®

(57)
Tên gốc: ketoprofenTên biệt dược: Pacific Ketoprofen®Phân nhóm: thuốc kháng viêm không steroidTác dụngTác dụng của thuốc Pacific Ketoprofen® là gì?Thuốc Pacific ... [xem thêm]

Thuốc enfuvirtide

(55)
Thuốc gốc: enfuvirtideTên biệt dược: Fuzeon®Thuốc enfuvirtide thuộc nhóm thuốc kháng virus.Tác dụngTác dụng của thuốc enfuvirtide là gì?Bạn có thể dùng thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Sinuflex®

(72)
Tên gốc: phenylephrin 10 mg, chlorpheniramine maleat 2 mgTên biệt dược: Sinuflex® – dạng viên bao phim uống, thuốc đặt hậu mônPhân nhóm: thuốc trị ho và cảm.Tác ... [xem thêm]

Thuốc Kaldyum®

(38)
Tên gốc: kali cloridTên biệt dược: Kaldyum®Phân nhóm: chất điện giảiTác dụngTác dụng của thuốc Kaldyum® là gì?Thuốc Kaldyum® thường được dùng để phòng ... [xem thêm]

Thuốc Naclof®

(24)
Tên gốc: diclofenac natriTên biệt dược: Naclof®Phân nhóm: thuốc kháng viêm không steroidTác dụngTác dụng của thuốc Naclof® là gì?Thuốc Naclof® thường được ... [xem thêm]

Kẽm sulfate là gì?

(23)
Hoạt chất: Zinc Sulfate (Kẽm sunfat)Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETCTác dụngTác dụng của kẽm sunfat là gì?Thuộc nhóm vitamin và khoáng chất, phân nhóm vitamin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN